Hồ Tích Tiến: Sẵn sàng để bị nhiễm COVID trong 1 tháng

Chia sẻ Facebook
04/12/2022 19:15:32

Ngày 2/11, ông Hồ Tích Tiến – cựu Tổng biên tập “Thời báo Hoàn cầu”, viết rằng số ca mắc viêm phổi Vũ Hán (COVID) xung quanh ông vẫn tiếp tục tăng, và ông đã “chuẩn bị tinh thần để bị nhiễm trong vòng 1 tháng.”

Ông Hồ Tích Tiến. (Ảnh chụp màn hình video)


Tối ngày 2/11, ông Hồ Tích Tiến lần đầu tiên đăng trên Weibo, chỉ ra rằng: “Số người nhiễm bệnh xung quanh Lão Hồ không ngừng tăng. Tôi có thể cảm thấy virus đang đến gần. Cá nhân tôi đã chuẩn bị để bị nhiễm trong vòng 1 tháng.”


“Tôi năm nay 62,5 tuổi, theo thống kê đã bước vào độ tuổi tương đối nguy hiểm.


Hai ngày nay, tôi không còn kiên quyết ăn ít trong thời gian dài để duy trì cân nặng nữa. Tôi bắt đầu ăn nhiều hơn, để cải thiện chế độ dinh dưỡng, tăng cân và tiếp tục tập thể dục. Chẳng hạn như sáng nay tôi chống đẩy 300 cái như thường lệ, và tôi đã kiên trì tập bài tập này trong vài năm”.

Ông Hồ Tích Tiến cho rằng sự lây lan của virus thực sự không thể cưỡng lại được, và việc tiếp tục phong tỏa quy mô lớn sẽ không mang lại kết quả như mong muốn, mà cái giá phải trả ngày càng trở nên khó chịu đựng.


“Vào tháng 11, số lượng các thành phố ở Trung Quốc thực hiện tĩnh hoặc bán tĩnh đã tăng lên đáng kể. Tổng số người bị phong tỏa là chưa từng có, hơn nữa xu hướng này tiếp tục tăng lên… “


Một công nhân đường sắt cho biết, công việc của họ bị tê liệt hoặc bán tê liệt từ lâu, tiền lương giảm mạnh. Hễ phong tỏa, nhiều công nhân ngành dịch vụ cũng sẽ ‘tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ’ và gần như mất trắng thu nhập”, ông nói .


Sau đó, ông Hồ Tích Tiến tiếp tục viết: “Để một lượng lớn nhân viên ngành dịch vụ có thể giữ được việc làm, để mọi người thuộc mọi tầng lớp xã hội không bị cắt giảm lương, để nhiều công ty có thể thoát khỏi tình trạng khó khăn, Lão Hồ 62,5 tuổi sẵn sàng tham gia và đón nhận nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng với tỷ lệ 2,5/10.000.”


Ông cũng đăng từ điện thoại di động của mình: “Các thành phố không yêu cầu chứng nhận axit nucleic âm tính đối với tàu điện ngầm và xe buýt đã bao gồm Quý Dương, Thạch Gia Trang, Lạc Dương, Quảng Châu, Thành Đô, Thiên Tân, v.v.”


“Hôm nay (2/11), Bắc Kinh cũng tuyên bố gia nhập (danh sách này), đây là một sự củng cố chính cho xu hướng này. Chúng ta không cần phải làm điều đó trong một sớm một chiều, chúng ta có thể vừa thực hiện, vừa giải quyết các vấn đề mới nổi.”


Một số cư dân mạng đã chế giễu ông Hồ Tích Tiến rằng: “Đây là loại virus không thể bắt được nó.”;


“Tôi nghĩ ông phải lên kế hoạch cho điều tồi tệ nhất.”


“Lão Hồ tát nước theo mưa thật nhanh!”


“Phong trào Giấy trắng” gần đây của Trung Quốc chống lại các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát dịch cực đoan, đã thu hút sự chú ý của toàn cầu.


Từ ngày 26 – 28/11, chỉ trong 3 ngày, “Phong trào Giấy trắng” do vụ hỏa hoạn chết người ở Urumqi, Tân Cương châm ngòi, đã bùng phát khắp Trung Quốc, lan đến Đại học Thanh Hoa – trường cũ của ông Tập Cận Bình, Đại học Thượng Hải, Đại học Truyền thông Nam Kinh, Đại học Thành Đô và Đại học Chiết Giang.


Mọi người hô vang các khẩu hiệu như “Bỏ phong tỏa”, “không xét nghiệm axit nucleic, cần tự do” và “Đảng Cộng sản hạ đài”.


Hòa nhịp vào làn sóng phẫn nộ trên toàn quốc, hơn 50 trường cao đẳng và đại học tại Trung Quốc đã phát động biểu tình phản đối thể chế toàn trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), hưởng ứng cuộc “Cách mạng Giấy trắng”.

Đây là cuộc biểu tình quần chúng lớn nhất kể từ Phong trào Sinh viên Thiên An Môn ngày 4/6/1989. Hoa kiều ở nhiều quốc gia cũng đồng loạt tổ chức mít tinh ủng hộ phong trào này, thu hút sự chú ý của toàn cầu.


Để xoa dịu sự bất bình của công chúng, ngày 30/11, Quảng Châu, Thượng Hải và những nơi khác đã “chớp nhoáng” tuyên bố dỡ bỏ phong tỏa ở những khu vực có nguy cơ cao.

Cùng ngày, khi Phó Thủ tướng Trung Quốc Tôn Xuân Lan tổ chức một hội nghị chuyên đề, bà cũng không hề nhắc tới việc ĐCSTQ kiên quyết duy trì chính sách zero-COVID. Kể từ đó, cũng có thông tin cho rằng Bắc Kinh đã âm thầm nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch, cho phép các ca dương tính được cách ly tại nhà.

Theo thông báo của Ủy ban Y tế và Sức khỏe Bắc Kinh vào tối ngày 2/11, từ 0:00 – 15:00 ngày 2/12, đã có 1.738 ca nhiễm mới tại địa phương.


Bình Minh (t/h)

Trung Quốc: Người đầu tiên của “Phong trào Giấy trắng” bị bắt, mất liên lạc

Cô Lý Khang Mộng, nữ sinh được mệnh danh là người đầu tiên trong "Phong trào Giấy trắng", đã bị cảnh sát Trung Quốc bắt giữ hôm 30/11.

Chia sẻ Facebook