“Hồ sơ Twitter” tập 6: FBI chỉ ra tài khoản bảo Twitter xử lý
“Twitter, một chi nhánh của FBI” là tiêu đề mà nhà báo độc lập Matt Taibbi đặt tên cho Tập 6 “Hồ sơ Twitter” đăng chiều thứ Sáu (16/12).
“Twitter, một chi nhánh của FBI”
Tập 6 “Hồ sơ Twitter”
“Hồ sơ Twitter ngày càng tiết lộ rằng [cơ quan] chính phủ thu thập, phân tích, và đánh dấu [cảnh báo] (flag) nội dung của các bạn trên mạng xã hội. Liên lạc giữa Twitter và FBI là liên tục và dày đặc như thể Twitter là chi nhánh của FBI.”
Và kết thúc bằng bình luận chốt lại,
“Cái ‘deep state’ (nhà nước ngầm) mà nhiều người vẫn nói đến, ấy là mối hợp tác đan chéo giữa một số cơ quan nhà nước, hãng tư nhân hợp đồng, và tổ chức phi lợi nhuận (đôi khi do nhà nước tài trợ). Đường ranh giới ở đây rất là mờ nhạt, xem như không còn ý nghĩa.”
Nội dung được công bố trong Tập 6 này là trích từ thông tin nội bộ của Twitter chủ yếu là từ năm 2020 cho đến tận tháng 11/2022, cho thấy Twitter có phối hợp chặt chẽ với FBI và một số cơ quan khác, về phương diện kiểm soát nội dung trên các tweet của người dùng.
Nội dung về bầu cử đứng đầu trong các nội dung bị theo dõi
“6. Đáng ngạc nhiên là có khá nhiều yêu cầu từ FBI đòi hỏi Twitter phải có hành động về thông tin sai lệch về bầu cử […]”
Trong một công văn đề ngày 6/11/2022, các quan chức FBI đã gắn cờ 25 tài khoản, bao gồm cả tài khoản của hãng truyền thông Right Side Broadcasting Network (@RSBNetwork), gọi đó là các tài khoản “truyền bá thông tin sai lệch về bầu cử sắp tới” , và yêu cầu phải có hành động với những tài khoản đó.
Danh sách này được Elvis Chan, một quan chức hàng đầu tại văn phòng FBI ở San Francisco, gửi đến Twitter vài ngày sau đó.
Tiếp theo Twitter trả lời, báo cáo rằng đã xử lý các tài khoản đó thế nào, trong đó có người dùng bị cấm vĩnh viễn, hoặc tài khoản bị khóa tạm thời.
Một công văn khác qua email, yêu cầu Twitter phải xử lý 4 tài khoản mà có thể “không phù hợp với chính sách của Twitter.”
3 trong số ấy sau đó đã bị Twitter khóa (tạm thời). Chỉ có 1 tài khoản @fromMA được xác định nội dung chỉ là nói bông đùa và thuần túy kêu gọi đi bầu cử thì không sao.
Một công văn khác, ví dụ về kiểm soát nội dung liên quan đến bầu cử, được gửi cho email “ [email protected] ” (hộp thư chuyên xử lý vấn đề về bầu cử).
“Đây là những người tương lai của chúng ta nếu đảng Dân chủ có toàn quyền kiểm soát. [Cho nên] nếu bạn ở George, bạn nên bỏ phiếu vào thứ Tư.”
Nội dung khác cũng bị các cơ quan theo dõi chặt chẽ
Có một lượng lớn những yêu cầu Twitter phải xử lý từ FBI (Cục Điều tra Liên bang), DHS (Bộ An ninh Nội địa), và một số kênh khác. Điều đó cho thấy có những cơ quan đang theo dõi chặt chẽ những gì dân chúng đang trao đổi thông tin.
“8. Cơ quan thực thi pháp luật và tình báo liên bang tiếp cận Twitter bao gồm Bộ An ninh Nội địa (DHS), cơ quan hợp tác với các nhà thầu an ninh và tổ chức tư vấn để gây áp lực buộc Twitter phải kiểm duyệt nội dung.”
“9. Không có gì bí mật khi chính phủ phân tích dữ liệu hàng loạt cho mọi mục đích, mọi thứ từ theo dõi nghi phạm khủng bố đến đưa ra dự báo kinh tế.”
“10. Hồ sơ Twitter cho thấy một điều mới: Các cơ quan như FBI và DHS thường xuyên gửi nội dung truyền thông xã hội tới Twitter thông qua nhiều điểm kênh, và trên đó được gắn cờ yêu cầu kiểm duyệt.”
Có thể thấy sự chặt chẽ này, khi mà chỉ vì buông lời bông đùa mà một số tài khoản dù có ít người theo dõi nhưng cũng bị phản ánh lên Twitter yêu cầu xử lý, như trường hợp tài khoản @fromMA nói trên.
Nhà báo Taibbi cũng dẫn một ví dụ khác về tài khoản @ClairFosterPHD cũng suýt bị khóa vì buông lời nhạy cảm về bầu cử, nhưng sau khi quan sát kỹ, thì xác nhận đó chỉ là lời bông đùa.
“16. Tài khoản @ClairFosterPHD đã nói khi được thông báo về việc bị dán nhãn cảnh báo: “Ai không thể phân biệt được đâu là trào phúng hiển nhiên và đâu là sự thật, thì không có chỗ đứng để ra quyết định về người khác hoặc làm việc cho chính quyền liên bang.””
Quan hệ mật thiết giữa Twitter và các cơ quan khác
Về quan hệ giữa Twitter và FBI, nhà báo Taibbi cũng nhắc đến một cá nhân đã rời khỏi Twitter, Yoel Roth, người điều hành bộ phận Niềm tin và An toàn (Trust and Safety), một bộ phận kiểm duyệt của Twitter mà đã bị ông Musk giải tán thời gian gần đây.
“Từ tháng 1/2020 đến 11/2022, có trên 150 email giữa FBI và người từng đứng đầu Niềm tin và An toàn của Twitter Yoel Roth.”
Trong tập 6 còn dẫn ra khá nhiều các ví dụ về quan hệ với các cơ quan khác.
Đây là một ví dụ về “TẠI SAO VẪN CHƯA CÓ HÀNH ĐỘNG GÌ?” , trao đổi thảo luận qua lại giữa người điều hành của Twitter và một quan chức của California sau khi Tổng thống Trump lúc bấy giờ gửi 1 tweet gây tranh cãi là nên phải xử lý thế nào.
“Lý do” đưa ra để giải thích việc kiểm soát chặt chẽ nội dung trên Twitter
Một chi tiết nhỏ nhưng khá thú vị, đó là đoạn nhà báo Taibbi trình bày:
“33. Không phải nói quá đâu, tính phổ biến của câu chuyện Nga can thiệp vào năm 2016 đã được dùng làm cớ để xây dựng bộ máy kiểm duyệt. Nó tương tự như cách mà sự kiện [không tặc khủng bố] 11/9/2001 đã dẫn mở cho việc khuếch trương các cơ cấu an ninh sau đó.”
“Chúng tôi đánh giá rằng những ảnh hưởng ác ý của Nga có thể sẽ ngày càng gia tăng sử dụng nền tảng truyền thông xã hội của Hoa Kỳ cung cấp môi trường hoạt động dễ dãi hơn […]”
Điều đó khiến cư dân mạng than thở,
“FBI dùng vụ thông đồng Nga không có thật để lấy cớ cho việc kiểm soát trên Twitter về vấn đề can thiệp của nước ngoài. Mặc dù vụ thông đồng Nga đó chính là cái thứ rởm mà FBI/Hillary phối tác tự chế ra.”
Thiên Đức
Mời quý độc giả xem các phần trước:
“Hồ sơ Twitter” tập 5: Dù biết không đúng quy định Twitter vẫn xóa tài khoản TT Trump Mặc dù nhân viên Twitter biết rõ Tổng thống bấy giờ là ông Trump không hề vi phạm quy định, nhưng vẫn quyết định cấm vĩnh viễn.