Hồ Bình: Thế giới đang đứng ở bước ngoặt lịch sử

Chia sẻ Facebook
11/06/2022 11:51:36

Bài viết “Thế giới đang đứng ở bước ngoặt lịch sử” của tác giả Hồ Bình – chủ biên tờ Mùa xuân Bắc Kinh của người Hoa tại Mỹ

Có nhận định biến cố thảm sát dân chủ Thiên An Môn tại Trung Quốc vào ngày 4/6/1989 đã là chuyện của quá khứ Trung Quốc, không liên quan đến nước khác cũng như thế giới. Tuy nhiên trong bài viết “ Thế giới đang đứng ở bước ngoặt lịch sử” của tác giả Hồ Bình (Hu Ping) – chủ biên tờ Mùa xuân Bắc Kinh (Beijing Spring) của người Hoa tại Mỹ, đã phản bác lại quan điểm đó.

Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp nhau (Nguồn: Kremlin.ru, 2019CC-BY-4.0).


Biến cố thảm sát dân chủ Thiên An Môn ngày 4/6/1989 đã qua 33 năm, một số người cho rằng biến cố đó đã là quá khứ không liên quan gì đến ngày nay; một số người khác lại cho rằng biến cố đó chỉ là chuyện của Trung Quốc, không liên quan nước khác cũng như thế giới. Không, hoàn toàn không phải! Ngược lại, thời gian càng làm cái ác leo thang, theo thời gian cái ác của thảm sát dân chủ Thiên An Môn và những tác hại của nó ngày càng bộc lộ đầy đủ hơn: Thảm sát dân chủ Thiên An Môn không chỉ thay đổi Trung Quốc mà còn thay đổi thế giới.


Cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine đang diễn ra có liên quan rất nhiều đến thảm sát dân chủ Thiên An Môn 4/6/1989. Sở dĩ Nga dám phát động chiến tranh xâm lược Ukraine là do có sự trợ giúp đắc lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Một lý do quan trọng khiến nước Nga thoái trào từ chế độ dân chủ sang chủ nghĩa độc tài khiến nước Nga trở thành như ngày nay là vì sự trỗi dậy của mô hình chính trị toàn trị tại Trung Quốc như một hình mẫu cho Nga noi theo. Trong khi cái gọi là “mô hình Trung Quốc” trỗi dậy dựa trên vụ thảm sát dân chủ Thiên An Môn 4/6/1989.

Diễn biến vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989


Đại dịch COVID-19 (viêm phổi Vũ Hán) hoành hành cũng liên quan mật thiết đến vụ thảm sát dân chủ Thiên An Môn 4/6/1989. Vụ thảm sát đó đã chặn đứng quá trình chuyển đổi sang tự do dân chủ của Trung Quốc, khiến đến ngày nay Trung Quốc vẫn không có tự do ngôn luận. Bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang) đã để lại cho chúng ta một câu chí lý: “ Một xã hội lành mạnh không nên chỉ có một tiếng nói”. Đại dịch COVID-19 toàn cầu không chỉ là thảm họa tự nhiên mà còn là một thảm họa do con người mà thủ phạm là đàn áp tự do ngôn luận.


Tại Trung Quốc cách đây 33 năm đã nổ ra phong trào dân chủ ôn hòa với quy mô lớn nhất từng thấy ở Trung Quốc. Phong trào này đã chứng minh mạnh mẽ rằng ở Trung Quốc, vấn đề dân chủ không chỉ là mục tiêu theo đuổi của một vài người bất đồng chính kiến, mà là ước vọng chung của người dân Trung Quốc. Những kẻ theo đường lối cứng rắn của ĐCSTQ do Đặng Tiểu Bình đứng đầu đã dùng thủ đoạn tàn bạo ngoài sức tưởng tượng để đàn áp phong trào dân chủ, dẫn đến chia rẽ mức độ chưa từng thấy trong nhóm cầm quyền ĐCSTQ và cũng khiến cộng đồng quốc tế đồng loạt lên án. Chính năm đó đã nổ ra biến động lớn ở Đông Âu và Liên Xô (cũ), khiến phe cộng sản quốc tế sụp đổ: thế giới còn siêu cường duy nhất là nước Mỹ và các lực lượng dân chủ có được chiến thắng vẻ vang nhất trong lịch sử. Khi đó cộng đồng quốc tế phổ biến cho rằng mô hình chính trị toàn trị tại Trung Quốc cũng chỉ chờ ngày cáo chung.


Thế nhưng đến nay đã 33 năm trôi qua mà chế độ chuyên chế tại Trung Quốc vẫn không sụp đổ. Chúng không chỉ đứng vững mà còn ngày càng mạnh mẽ hơn, đặc biệt là sự phát triển kinh tế nhanh chóng ngoài tưởng tượng được ví là “ phép màu Trung Quốc” . Nhưng cũng nằm ngoài dự đoán của nhiều người, ĐCSTQ đã không khởi xướng cải cách chính trị đi cùng cải cách kinh tế sâu rộng, thậm chí thành công kinh tế to lớn còn khiến nhà cầm quyền này hung hăng cực đoan hơn, độc tài và kiêu ngạo hơn để rồi lộ rõ nanh vuốt trên trường quốc tế sau một thời gian dài “ núp bóng tối chờ cơ hội” (náu mình chờ thời) . Trong khi cùng thời gian này thì các nền dân chủ, bao gồm cả Mỹ, lại gặp nhiều vấn đề khó khăn. Vậy là chỉ trong hơn 30 năm, chúng ta đã phải chứng kiến xu thế đảo ngược đáng kinh ngạc của bức tranh chính trị thế giới: giá trị phổ quát tự do dân chủ đã bị thách thức nghiêm trọng.

Internet TQ kiểm duyệt vụ Thảm sát Thiên An Môn, Giang Trạch Dân “ngư ông đắc lợi”


Cách đây không lâu, Tổng thống Mỹ Biden đã có bài phát biểu quan trọng tại Lễ tốt nghiệp của Học viện Hải quân Mỹ. Ông Biden nói rằng nước Mỹ đang đối mặt bước ngoặt lịch sử và thế giới cũng đang đối mặt với bước ngoặt lịch sử. Mười năm tới sẽ mang tính quyết định định hình thế giới của chúng ta và định hình những giá trị cho nhiều thế hệ mai sau dẫn dắt thế giới. Tổng thống Biden cho biết lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình đã nhiều lần nói với ông rằng các hệ thống dân chủ không thể tiếp tục tồn tại trong thế kỷ 21, các chế độ độc tài sẽ thống trị thế giới. Ông Biden nói rằng chúng ta đang trải qua một cuộc đấu tranh toàn cầu giữa các nước độc tài và các nước dân chủ.


Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989 đã qua 33 năm, ngày nay thế giới đã lún vào cuộc khủng hoảng lớn và cuộc đấu tranh chống lại bộ máy chuyên chế ĐCSTQ tàn bạo trở nên khó khăn hơn, nhưng cộng đồng quốc tế cũng cảnh giác và tỉnh táo hơn bao giờ hết và nhận diện rõ hơn về tác hại nghiêm trọng của chế độ toàn trị ĐCSTQ. Nhân dịp kỷ niệm 33 năm thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989, chúng ta phải tiếp tục giương cao ngọn cờ tự do và dân chủ để đoàn kết với những người trên thế giới trân trọng các giá trị phổ quát trong trận chiến cuối cùng để chấm dứt chế độ chuyên chế tại Trung Quốc.


Chúng ta hãy vững tin mô hình tự do dân chủ sẽ chiến thắng, mô hình chuyên chế sẽ phải tiêu vong!


Hồ Bình
(Bài viết thể hiện góc nhìn riêng của cá nhân tác giả, được Vision Times đăng lại.)

Học giả Hồ Bình: Tà giáo tiêu biểu nhất chính là ĐCSTQ Nếu theo định nghĩa về tà giáo mà ĐCSTQ thường nêu ra, có lẽ tà giáo tiêu biểu nhất là chính ĐCSTQ...

Chia sẻ Facebook