Hình bóng Trung Quốc sau cáo buộc Nam Phi viện trợ quân sự cho Nga

Chia sẻ Facebook
16/05/2023 09:10:46

Ngày 11/5 vừa qua, Đại sứ Mỹ tại Nam Phi là Reuben Brigety cho biết Nam Phi cung cấp viện trợ quân sự cho Nga và đây là hành vi là cực kỳ nghiêm trọng, tin tổng hợp từ truyền thông Mỹ và châu Âu.

Chia sẻ FB Chia sẻ Twitter Bình luận

Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa. (Nguồn: GCIS/ Flickr)


Ông Reuben Brigety – Đại sứ Mỹ tại Nam Phi – nói: “Đầu tháng 12 năm ngoái, tàu chở hàng Lady R của Nga đã bí mật cập cảng Căn cứ Hải quân Simon Town gần Cape Town trong 3 ngày. Tôi tin vũ khí đã được chuyển lên tàu Lady R, tôi dám lấy tính mạng để xác nhận tin này. Hành vi đó là trái với chính sách không kết đồng minh của Nam Phi… ”.


Theo dữ liệu, tàu chở hàng Lady R được công ty vận hành tàu biển Transmorflot của Nga mua vào năm 2019, công ty này đã bị Mỹ trừng phạt vào tháng 5/2022, sau đó tháng 6/2022 đổi tên thành công ty MG-Flot. Mỹ cũng đưa vào danh sách trừng phạt nhiều tàu mang tên công ty này với lý do “hỗ trợ chiến tranh” , trong đó có chiếc Lady R. Được biết con tàu dường như đã tắt bộ phát đáp khi cập cảng ở Cape Town. Ngày 22/2 năm nay, con tàu chở hàng đã đến cảng Novorossiysk của Nga trên Biển Đen.


Mỹ cũng đưa ra cáo buộc và cảnh báo đối với nhà chức trách Nam Phi sau khi có thông tin kết luận. Nguồn tin từ AP đã xác nhận điều này “dựa trên hình ảnh vệ tinh và dữ liệu theo dõi tàu” . Đồng Rand của Nam Phi đã giảm tới 2,4% so với đồng USD xuống mức thấp nhất trong lịch sử sau khi Mỹ cáo buộc và chất vấn.


Đáp lại các cáo buộc của Mỹ, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa nói với các nhà lập pháp trong quốc hội rằng vụ việc đang được điều tra, nhưng từ chối bình luận thêm. Văn phòng tổng thống sau đó ra tuyên bố thừa nhận một tàu Nga đã dừng lại ở Nam Phi, nhưng không đề cập mục đích. Tháng 1 năm nay, Chính phủ Nam Phi đã phủ nhận việc phê duyệt bất kỳ thương vụ bán vũ khí nào cho Nga.


Ở châu Phi, Chính phủ Nam Phi kết đồng minh với Mỹ đã nhiều lần tuyên bố trung lập về cuộc chiến Ukraine, tuy nhiên mối quan hệ thân thiết của ông Tổng thống Ramaphosa với Trung Quốc và Nga chắc chắn khiến thế giới bên ngoài nghi ngờ lập trường này, cũng khiến Mỹ không thể không lo ngại.


Ví dụ vào tháng 1 năm nay, Nam Phi đã tiếp đón Ngoại trưởng Nga Lavrov. Trong cuộc hội đàm, ông Lavrov đã đổ lỗi cho phương Tây về cuộc chiến Nga-Ukraine. Qua tháng 2 thì Nam Phi, Nga và Trung Quốc đã tổ chức tập trận hải quân chung, vấn đề được Nam Phi cho biết là để “củng cố mối quan hệ vốn đã phát triển tốt đẹp giữa Nam Phi, Nga và Trung Quốc” . Bất chấp sau khi Tòa án Hình sự Quốc tế ban hành lệnh bắt giữ ông Putin, Tổng thống Ramaphosa vẫn mời ông Putin tham dự hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Johannesburg vào mùa hè này.


Còn đối với Trung Quốc, mối quan hệ thân thiết giữa ông Ramaphosa và Bắc Kinh là điều không có gì bàn cãi. Tháng 2 năm nay tại thủ đô lập pháp Cape Town của Nam Phi, ông Ramaphosa đã gặp Phó Thủ tướng Trung Quốc Tôn Xuân Lan. Vào cuối năm 2022, ông Tập Cận Bình đã gửi điện chúc mừng Ramaphosa của Nam Phi tái đắc cử chức Chủ tịch Đại hội Quốc dân châu Phi. Tháng 11/2022, ông Tập và ông Ramaphosa gặp nhau tại Bali – Indonesia. Tháng 3/2022, ông Tập và ông Ramaphosa đã nói chuyện điện thoại và trao đổi quan điểm về tình hình ở Ukraine, nhiều thông tin đưa rằng “hai bên có quan điểm rất tương đồng về vấn đề Ukraine”.


Trước đó vào tháng 11/2020 khi ông Ramaphosa gặp Đại sứ Trung Quốc mới được bổ nhiệm tại Nam Phi là Trần Hiểu Đông, ông nói rằng Nam Phi mong muốn tăng cường gắn kết chiến lược phát triển với Trung Quốc, tăng cường hợp tác quốc tế và không ngừng thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước lên một tầm cao mới. Tháng 5 cùng năm, ông Tập Cận Bình điện đàm với ông Ramaphosa. Năm nay ông Ramaphosa cũng ca ngợi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) về công tác phòng chống dịch bệnh. Đầu năm 2018, ông Ramaphosa đã đến thăm Bắc Kinh để tham dự Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc – châu Phi, thời điểm đó ĐCSTQ đã chi rất nhiều tiền để mời các chính trị gia từ nhiều nước châu Phi.


Nhìn từ thủ đoạn của ĐCSTQ mua chuộc các chính trị gia và chính phủ nước ngoài thì rất có thể đằng sau mối quan hệ thân thiết giữa ĐCSTQ và Nam Phi che giấu rất nhiều vụ trao đổi lợi ích. Có câu “há miệng mắc quai” , vấn đề đằng sau việc Nam Phi cho phép tàu chở hàng của Nga cập cảng tại căn cứ hải quân của họ để lấy vũ khí chắc hẳn không hề đơn giản.


Vậy thì vũ khí và đạn dược mà Nga vận chuyển từ Nam Phi đến từ đâu? Nhiều khả năng là từ Trung Quốc. Có thể nhìn vào những thông tin hoạt động quân sự Trung Quốc từ các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ.


Ngày 10/10/2014, Nhật báo Thanh niên Trung Quốc đã đăng một bài báo có tựa đề “ Thị trường buôn bán vũ khí quốc tế không thể tránh khỏi sản xuất tại Trung Quốc” , tác giả ký tên bài báo là Fang Yongzhi từ Học viện Công trình Giải phóng quân ĐCSTQ (PLA). Bài báo tiết lộ những thông tin sau: Doanh nghiệp quân sự Trung Quốc bước vào thế kỷ 21 đang dần phát triển từ “ bán những gì sẵn có ” sang “bán những gì khách cần ”. Tại Triển lãm Phòng thủ Hàng không Vũ trụ châu Phi được tổ chức tại Căn cứ Không quân ở ngoại ô Pretoria – thủ đô hành chính của Nam Phi, các công ty Trung Quốc đã trưng bày các thiết bị có lợi thế tương ứng gồm: Công ty Xuất nhập khẩu Máy móc Chính xác Trung Quốc (CPMIEC), Công ty Xuất nhập khẩu Công nghệ Hàng không Trung Quốc, Tập đoàn Thương mại Đóng tàu Nhà nước Trung Quốc, Tập đoàn Công nghiệp Phương Bắc Trung Quốc (Norinco), Công ty Công nghệ Poly, Công ty Thương mại Quốc tế Công nghệ Điện tử Trung Quốc và Công ty Thương mại Quốc tế Công nghiệp Tàu thủy Trung Quốc… Ví dụ, Norinco Trung Quốc trưng bày liên quan đến các cuộc tấn công chính xác, trấn áp tầm xa, chống khủng bố và chống cháy nổ, vũ khí phòng không…; trong đó thậm chí bao gồm các sản phẩm cao cấp như xe tăng chiến đấu chủ lực MBT-3000, vũ khí tên lửa đa năng AR3…


Một ví dụ khác là vào năm 2012 truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin rằng “ Các sản phẩm quân sự của Trung Quốc đã được ra mắt tại Triển lãm Quốc phòng châu Phi 2012” được tổ chức ở Nam Phi. Tại đây Norinco Trung Quốc trưng bày hệ thống phóng tên lửa nhiều nòng, Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không vũ trụ Trung Quốc trưng bày bốn mô hình phương tiện vận tải tên lửa.


Hay như trước đó tại triển lãm quốc phòng năm 2010 được tổ chức tại Nam Phi có 9 công ty quân sự Trung Quốc đã tham gia. Tại đây, Công nghệ Poly và Norinco Trung Quốc đã trưng bày công khai bệ phóng tên lửa tầm xa AR2-300mm, máy bay tấn công không người lái CH-3, hệ thống tên lửa phòng không gắn trên xe FB-6A cùng nhiều loại vũ khí và mô hình mới khác.


Norinco Trung Quốc đã thâm nhập thị trường châu Phi hơn 20 năm. Theo dữ liệu, hiện nay hoạt động của Norinco đã lan rộng khắp thế giới, trong đó châu Phi là một trong những thị trường cốt lõi. Hoạt động của Norinco Trung Quốc ở châu Phi bao gồm xây dựng điện, vận chuyển đường sắt, xây dựng cơ sở khai thác, xuất khẩu đường bộ, xe hạng nặng và thiết bị… Hoạt động của Norinco phủ rộng 12 thị trường bao gồm Ethiopia, Cộng hòa Dân chủ Congo, Kenya, Nam Sudan, Nam Phi và Guinea Xích đạo… Norinco cũng là một trong những thành viên quan trọng của ĐCSTQ để thúc đẩy “Sáng kiến ​​​​Vành đai và Con đường”.


Không thể phủ nhận ĐCSTQ rất có thể xuất khẩu vũ khí và đạn dược sang Nga thông qua các doanh nghiệp quân sự như Norinco ở Nam Phi. Tháng 3 năm nay, một chuyên gia về Trung Quốc của Nga là Nikolai Vavilov đã chia sẻ trên các truyền thông Nga rằng, “Dù trong phạm vi của luật pháp quốc tế có thể ĐCSTQ sẽ không tích cực cung cấp vũ khí cho một bên của cuộc xung đột… Nhưng như chúng tôi biết rằng người Trung Quốc thường lách mọi hạn chế rất khéo léo. Rất có thể cơ sở sản xuất [vũ khí] được xây dựng tại một trong những nước có biên giới với Nga và có hợp tác quân sự với Nga”.


Lời của chuyên gia Nga gián tiếp cho thấy không thể hoàn toàn phủ nhận khả năng viện trợ quân sự của ĐCSTQ cho Nga, chỉ có điều cách mà Trung Quốc thực hiện rất kín kẽ là thông qua bên thứ ba. Đối với Nam Phi, dù không có ranh giới giáp Nga, nhưng nhìn vào quan hệ của họ với Nga thì việc họ giúp ĐCSTQ cung cấp vũ khí cho Nga để được hưởng lợi là khả năng có thể xảy ra, nếu vậy thì đây sẽ là hướng đi mới của phương Tây trong việc trừng phạt Trung Quốc và Nga. Cảnh báo và chất vấn của Mỹ đối với Nam Phi lần này có thể chỉ là bước khởi đầu.


Chu Hiểu Huy
(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, được đăng trên Epoch Times. )

Mỹ và kế hoạch “NATO nhỏ phiên bản châu Á” kiềm chế Trung Quốc

Những động thái gần đây của Mỹ tại châu Á cho thấy kế hoạch xây dựng một “NATO nhỏ phiên bản châu Á” để kiềm chế và ngăn chặn Trung Quốc.

Chia sẻ Facebook