Hiệu ứng sa thải tăng cao tại Mỹ: Bị cho thôi việc vào lúc “say giấc”
Làn sóng sa thải hàng nghìn nhân viên của các công ty công nghệ đang ngày một tăng cao tại thung lũng Silicon, báo hiệu những tác động không nhỏ đến kinh tế Mỹ.
Kinh tế hiện đang là câu chuyện vô cùng nóng hổi và được nhiều người đặc biệt quan tâm tại Mỹ. Trong bối cảnh cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đang diễn ra, những chính sách kinh tế được đưa ra trong 2 năm tới sẽ có ảnh hưởng tương đối đến nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Đặc biệt là trong giai đoạn các “ông lớn” công nghệ đang phải đối mặt với vấn đề cho hàng nghìn nhân viên nghỉ việc do kinh tế tăng trưởng khá yếu.
Từ đầu năm nay khi dịch COVID-19 vẫn đang được kiểm soát tại Mỹ, làn sóng sa thải đã bắt đầu nhen nhóm tại thung lũng Silicon. Thế nhưng thời gian gần đây, “hiệu ứng” này đã bùng phát mạnh mẽ hơn tại Mỹ. CNN đưa tin, cuối tháng 8/2022, Snap Inc. - công ty mẹ của Snapchat đã quyết định cắt giảm gần 1.200 nhân viên, tương đương với 20% nhân lực toàn cầu. Hành động này của công ty nhằm phục hồi lại được doanh thu mà Snap Inc. đã bị sụt giảm.
Sau đó, ông chủ mới của trang mạng xã hội Twitter là tỷ phú Elon Musk cũng thông báo sẽ cho nghỉ việc hàng loạt nhân viên cũ của công ty. Theo đó, Twitter có khoảng 75 nghìn nhân viên làm việc, nhưng từ khi Elon Musk mua tại “chim xanh”, con số này giảm xuống chỉ còn lại 3,7 nghìn người. Thậm chí, nhiều người còn nhận được email sa thải khi vẫn còn “say giấc”.
Trên các diễn đàn tại Mỹ, nhiều độc giả khi thấy Elon Musk làm điều này đã nghĩ rằng vị tỷ phú tùy hứng, thích gì làm nấy. Tuy nhiên, lý do mà Elon Musk đưa ra lại rất thuyết phục, gắn liền với thực trạng báo động của Twitter.
"Thành thật mà nói, Twitter đang gặp khó khăn về tài chính từ trước cả khi tôi đàm phán mua lại. Đây là tình hình chung của các công ty công nghệ phụ thuộc vào doanh thu quảng cáo. Nếu nhìn vào Google và Facebook bạn cũng sẽ thấy thế. Twitter còn dễ bị tổn thương hơn vì hầu hết quảng cáo chạy trên Twitter là quảng cáo thương hiệu lớn, không phải quảng cáo theo kiểu phản hồi trực tiếp" , Elon Musk chia sẻ trong buổi phỏng vấn với Ron Baron.
Nối tiếp Twitter, công ty mẹ của Facebook là Meta mới đây cũng tuyên bố sẽ cho thôi việc hàng nghìn nhân viên, những người này khi bị sa thải sẽ vẫn được hưởng lương đền bù trong ít nhất 4 tháng. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do phí vận hành ngày một tăng cao làm cho giá trị vốn hóa có thể bị “tan biến”. Hồi tháng 6 vừa qua, Meta cũng thông báo sẽ giảm nhu cầu tuyển kỹ sư xuống còn 30%.
Không chỉ những công ty trên, các ông lớn công nghệ hàng đầu như Amazon, Apple tuy không cắt giảm nhân lực nhưng đã có tạm dừng các kế hoạch tuyển dụng nhân viên mới. Việc các công ty sụt giảm doanh thu là vì quảng cáo giảm.
Khi đại dịch bùng phát, hầu hết người dân đều ở nhà để sử dụng điện thoại, lướt mạng xã hội nên những công ty này phải tuyển thêm nhân viên để vận hành. Đến khi cuộc sống đã ổn định trở lại, vai trò của họ lại trở nên thừa thãi.
Các nhà đầu tư tại Mỹ nói chung và tại thung lũng Silicon nói riêng dự đoán, làn sóng sa thải này chỉ đang ở bước đầu và trong những tháng tới, điều này sẽ tác động lớn đến lĩnh vực công nghệ, khi mà doanh thu quảng cáo vẫn còn hạn hẹp và chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn gặp khó khăn.
Cùng cập nhật những tin tức hấp dẫn tại YAN!
Trong bối cảnh nền kinh tế tại Mỹ đang gặp biến động, việc cho nhiều nhân viên nghỉ việc là điều không ai mong muốn, song lại là cách tốt nhất lúc bấy giờ để các công ty công nghệ có thể phục hồi lại doanh thu đã mất. Tuy nhiên, với những người đã dành hầu hết sức lực và tâm huyết cho công việc như những nhân viên bị sa thải, chắc hẳn đây sẽ là một nỗi buồn lớn đối với họ. Hy vọng các nhân viên sẽ sớm tìm lại được công việc phù hợp nhất với năng lực của mình.