Hiểu thấu bốn điều khiến nhân sinh khoáng đạt

Chia sẻ Facebook
05/10/2022 19:22:45

iều chỉnh được tâm thái của bản thân là điều then chốt để nhân sinh khoáng đạt, thân tâm bình an.


Nếu tâm linh của con người thanh tịnh, không vấy bẩn, thì dẫu thân lâm vào cảnh khốn cùng, trong lòng cũng chẳng ưu phiền. Trái lại, khi tâm linh của một người bất an, lo lắng thì dẫu mỗi ngày tĩnh tu nơi rừng sâu núi thẳm, cái tâm kia cũng sục sôi như đang ở giữa chốn phố xá sầm uất, chẳng thể an yên. Bởi vậy, cảm thấy vui vẻ, may mắn hay không, phúc khí có đến hay không, là do tâm của mình quyết định. Đ iều chỉnh được tâm thái của bản thân là điều then chốt để nhân sinh khoáng đạt, thân tâm bình an.

(Ảnh minh họa: Saravutpics, Shutterstock)

Nhìn người khác không vừa mắt là bởi tu dưỡng chưa đủ

Thế giới có ngàn người thì có ngàn suy nghĩ khác nhau, có vạn người thì có vạn dáng vẻ khác nhau. Trên đường đời, ai ai cũng sẽ phải gặp đủ các dạng người với những hình dáng, suy nghĩ, quan điểm, tính cách khác nhau. Nhân sinh chính là như vậy, có người thiện có người ác, có người tốt có người xấu, có người giàu cũng có người nghèo, có người phạm tội cũng có người phán xử, có người hiểu ta cũng sẽ có người không hiểu ta.

Nhưng có những người không hiểu được đạo lý ấy. Họ luôn cảm thấy bản thân mình mới là đúng nhất, nhìn chỗ này không vừa mắt, nhìn chỗ kia cũng không vừa mắt, ông chủ quá khắt khe hay đồng nghiệp quá hẹp hòi… Những người như vậy họ sẽ rất dễ dàng tức giận, luôn cảm thấy không khí ngột ngạt, khó hòa đồng.


Cổ nhân nói: “Người quân tử rộng rãi thản đãng, kẻ tiểu nhân lại thường ưu sầu” . Người quân tử bởi vì có tấm lòng quảng đại, vô tư nên họ có thể bao dung được người khác, thậm chí bao dung được cả lỗi lầm của người khác. Còn kẻ tiểu nhân luôn so đo tính toán, lòng dạ hẹp hòi nên luôn lo được lo mất, nhìn ai cũng không ưng. Bởi vậy, khi gặp một người nào đó, một sự tình nào đó khiến bản thân sinh tâm khó chịu thì phải nhìn lại nội tâm của bản thân mình. Rất nhiều khi, chúng ta chỉ cần thay đổi suy nghĩ một chút, đứng ở vị trí của đối phương để suy xét, chúng ta sẽ phát hiện ra người mà chúng ta thấy không thuận mắt kỳ thực lại rất đáng bao dung, rất đáng giúp đỡ.

Tức giận là lấy lỗi lầm của người khác trừng phạt chính mình

Khi cảm xúc của một người đang không ổn định thì sẽ khó tránh khỏi làm ra những điều ngu xuẩn, nhẹ thì khiến đôi bên bất hòa, nặng thì làm tổn hại đến sinh mạng. Bởi vậy khắc chế cơn giận là điều rất cần tu dưỡng.

Tức giận nhất thời là điều có thể hiểu được, bởi vì khi bị người khác hiểu lầm, bị người khác ức hiếp thì một người chưa có tu dưỡng sẽ dễ dàng bị kích động. Tuy nhiên, điều đáng sợ chính là dù đã trải qua một thời gian lâu dài rồi mà người ấy vẫn không quên được lỗi lầm mà đối phương gây ra cho mình, hễ nhớ đến là thấy bốc hỏa. Họ không biết rằng bản thân đang lấy hành vi của người khác để trừng phạt chính mình, còn người từng phạm lỗi với mình có lẽ đã quên chuyện ấy từ lâu.


Có câu nói rất hay rằng, nếu chúng ta vẫn luôn tức giận vì lời nhục mạ của một người nào đó trong quá khứ thì chính là chúng ta vẫn đang bị đối phương nhục mạ liên tục. Nếu chúng ta luôn nhớ đến việc mình từng bị đối phương tát thì chính là chúng ta đã bị tát vô số lần trong ký ức của mình.


Nhân sinh ai cũng có lỗi lầm, cho dù là cố ý hay vô ý. Đại văn hào người Anh, WilliamShakespeare từng nói: Một cơ thể khỏe mạnh và một trí nhớ không tốt thông thường sẽ khiến bạn hạnh phúc hơn”. Những sự tình xảy ra ngày hôm qua, hôm nay đã là chuyện quá khứ, tha thứ cho người khác chính là giải thoát chính mình.

Biết đủ thường vui

Trên cuộc đời này, những thứ mà một người thực sự cần không quá nhiều như những thứ mà họ ham muốn. Chính vì thế người ta luôn cảm thấy không đủ, có thứ này lại muốn có thứ khác. Ngày ngày người ta đều vì dục vọng của bản thân mà tranh mà đấu, cuối cùng trở thành nô lệ của dục vọng, đánh mất chính mình.


Một số người lại bởi vì hay so sánh bản thân mình với người khác mà trở nên ưu sầu. Trên thực tế, người tài còn có người tài hơn, người thất bại lại cũng có người thất bại hơn. Trang Tử từng nói: “Xảo giả lao nhi trí giả ưu, vô năng giả vô sở cầu” , nghĩa là người có kỹ thuật thường dễ dàng mệt nhọc, người có trí tuệ thì thường hay sầu lo, người không có năng lực không có trí tuệ thì bởi vì vô dục vô cầu nên thường vui vẻ hơn hai kiểu người kia.

Mỗi người trên thế gian đều là độc nhất vô nhị, năng lực, phúc báo, thọ mệnh của mỗi người là không giống nhau. Biết đủ, biết hài lòng với những thứ mình có mới có thể thấy khoái hoạt, không biết đủ thì vĩnh viễn không tìm thấy khoái hoạt.

Nhân sinh là vô thường

Trên thế gian, không có tình cảnh nào mà không thay đổi, cũng không có cuộc đời nào ngàn năm như một. Một năm bốn mùa thay đổi, thời tiết khác nhau, một đời vui buồn lẫn lộn, mọi thứ khổ đau nhất hay đắc ý nhất rồi cũng sẽ trôi qua.


Trong bản “Tâm kinh” do Đường Huyền Trang dịch sau khi trải qua vô vàn khó khăn trên con đường thỉnh kinh trở về có câu: “Sắc tức thị không, không tức thị sắc”. Những vật chất trên đời khi sinh không mang theo đến, khi chết không mang theo đi, hết thảy cuối cùng cũng đều quy về không. Hết thảy n hững gì con người nhìn thấy bằng mắt thường đều là “sắc” và một khi con người rời đi thì mọi thứ cũng đều trở về “không” .


Vạn vật trên thế gian rất là nhiều, không nên tham luyến, chấp nhất vào một thứ nào đó. Hôm nay thứ đó có thể là của chúng ta nhưng ngày mai lại có thể là của người khác. Nhân sinh chính là là một chuyến tàu trở về, tất cả những người thân, bạn bè, đồng nghiệp và những người quen biết đều là những hành khách đi qua trong cuộc đời. Không có ai là ở bên chúng ta mãi mãi, cho nên không cần phải bi lụy khi rời xa, hết thảy nên “tùy duyên mà vui, tùy ngộ mà an”.


Theo Vision Times tiếng Trung
An Hòa biên tập

Làm người thiện lương, dù phúc chưa tới nhưng họa chắc chắn đã rời xa


Mời xem video :

Chia sẻ Facebook