Hệ thống ngân hàng nắm giữ 300.000 tỷ đồng trái phiếu đến hạn năm 2023

Chia sẻ Facebook
28/03/2023 02:48:24

Hệ thống ngân hàng ở Việt Nam đang nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong năm 2023 lên tới 300.000 tỷ đồng.

Theo ghi nhận, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đáo hạn trong năm 2023 lên tới 300.000 tỷ đồng. Với chất lượng tài sản (chủ yếu là bất động sản) suy giảm liên tục, nhiều doanh nghiệp đã thông báo không thể thanh toán lãi hoặc nợ gốc cho trái chủ. Chuyên gia cảnh báo về nguy cơ nợ xấu tăng mạnh và rủi ro thanh khoản.

Việt Nam: Hàng loạt các DN bất động sản trễ hạn thanh toán lãi, gốc trái phiếu

Hệ thống ngân hàng Việt Nam đang đối mặt rủi ro khi hàng loạt doanh nghiệp hoãn trả nợ trái phiếu. (Ảnh chụp màn hình: VTC/Youtube)

Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy 17 ngân hàng hiện đang nắm gần 190.000 tỷ đồng TPDN, trong đó chủ yếu là thuộc lĩnh vực bất động sản.


Bên cạnh đó, tổng giá trị trái phiếu đến hạn thanh toán của doanh nghiệp phải trả cho ngân hàng lên tới 300.000 tỷ đồng trong năm 2023. TS Nguyễn Trí Hiếu cho biết điều này cần cảnh báo vì khả năng doanh nghiệp trả nợ gốc và lãi là rất thấp, theo Tạp chí Kinh tế Việt Nam .

Do đó, ông Hiếu lo ngại việc vỡ nợ hàng loạt của TPDN nếu xảy ra sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến vốn chủ sở hữu của hệ thống ngân hàng và có khả năng kéo hệ số an toàn vốn của ngân hàng (CAR).

Với những ngân hàng nhỏ, nếu nắm giữ một lượng TPDN lớn mà là những trái phiếu có khả năng mất thanh khoản thì nguy cơ kéo những ngân hàng này vào vùng mất an toàn là rất lớn, ông Hiếu cho biết thêm.

Nhận tài sản giá cao, trái chủ có thể trở thành “con nợ” của doanh nghiệp BĐS

Theo vị này, sự thiếu hụt thanh khoản của ngân hàng Việt Nam đến từ 2 nguyên nhân chính: Nợ xấu làm dòng tiền cho vay không trở lại với ngân hàng và do đó buộc nhiều ngân hàng phải huy động vốn với lãi suất cao để bù đắp thanh khoản.

Đồng thời, các khoản đầu tư nhiều rủi ro, trong đó có việc nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, trong khi nhiều nhà phát hành trái phiếu phải hoãn nợ.

Chất lượng tài sản ngân hàng mà cụ thể là chất lượng các khoản cho vay của ngân hàng là điểm tối trong hệ thống đánh giá sức khỏe ngân hàng CAMELS.


Để cải thiện chất lượng tài sản, ngân hàng nên minh bạch các con số và thông tin về nợ xấu. “Nợ xấu sẽ không tự nhiên biến mất nếu cứ mãi quét rác rưởi xuống dưới tấm thảm đẹp để che giấu”, ông Hiếu nhận định.

Theo báo cáo về thị trường trái phiếu năm 2022, có hơn 80% giá trị TPDN thuộc lĩnh vực bất động sản của Việt Nam phát hành là của các doanh nghiệp chưa niêm yết. Đáng chú ý, báo cáo chỉ ra tình trạng tài chính của số doanh nghiệp này ở mức “yếu kém”, “thiếu minh bạch” và “rất đáng báo động”.

Theo FiinRatings, một công ty xếp hạng tín nhiệm nội địa, điểm chung của những doanh nghiệp bất động sản vi phạm nghĩa vụ nợ trái phiếu là sử dụng đòn bẩy tương đối cao, có kết quả kinh doanh giảm mạnh, mất cân đối kỳ hạn nợ và nguồn tiền trả nợ trong ngắn hạn.


Tuấn Minh

Việt Nam: Doanh nghiệp có thể trả nợ trái phiếu bằng "tài sản khác" nếu không có tiền

Mới đây, Chính phủ Việt Nam sửa đổi Nghị định theo hướng doanh nghiệp có thể thanh toán bằng "tài sản khác" nếu không thể trả nợ trái phiếu bằng tiền.

Chia sẻ Facebook