Hành trình phát triển kinh tế số Indonesia

Chia sẻ Facebook
24/09/2022 08:22:50

Indonesia là nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, là quốc gia đông dân thứ tư thế giới và là thành viên của G20.

Báo cáo “World in 2050” của PwC dự báo đến năm 2050, Indonesia sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư hành tinh. Tuy nhiên, Tổng thống Joko Widodo tin rằng Indonesia có thể đạt vị trí này sớm hơn nữa, vào năm 2045.

Trong 5 năm đầu nhiệm kỳ, từ năm 2014 đến 2019, một lĩnh vực Tổng thống Widodo đặc biệt quan tâm là nền kinh tế số. Kinh tế số đã thay đổi cuộc sống của hàng triệu người dân Indonesia thông qua tạo ra kinh tế chia sẻ và thúc đẩy tiêu thụ.

Những số liệu chính cho thấy sức mạnh của kinh tế số Indonesia là hơn 2.000 startup, bao gồm hơn 150 startup cho vay công nghệ tài chính (fintech) và khoảng 75 startup thanh toán fintech. Sức mạnh kinh tế số Indonesia đã thu hút sự chú ý của cả trong và ngoài khu vực nhờ 4 kỳ lân công nghệ.

Tính đến đầu năm 2020, có khoảng 175,4 triệu người Indonesia kết nối Internet, động lực đưa kinh tế Internet trong nước chạm mốc hơn 100 tỷ USD vào năm 2025. Nó báo hiệu tương lai tươi sáng cho lĩnh vực này, trong khi đó, các cải cách thuế của chính phủ đóng vai trò trụ cột để tận dụng nhân khẩu học trong nước: tầng lớp trung lưu trẻ tuổi đông đảo thông thạo công nghệ và ưu ái cũng công nghệ, doanh nhân đột phá.

Bộ trưởng Doanh nghiệp quốc doanh Erick Thohir cho biết kinh tế số là cơ hội mới cho Indonesia. Ông dự kiến tốc độ tăng trưởng của nó sẽ nhanh gấp 8 lần so với GDP. Hiện nay, kinh tế số đóng góp khoảng 4% GDP và năm 2030 sẽ là 18%. Ông cũng cho rằng kinh tế số Indonesia có tiềm năng tăng trưởng cao hơn bất kỳ quốc gia ASEAN nào khác xét theo tổng giá trị hàng hóa (GMV). Do đó, một điều quan trọng là Indonesia phải có lộ trình riêng, không phụ thuộc quốc gia nào khác để bảo đảm tăng trưởng và tạo mới việc làm trong nước.

Nằm trong kế hoạch cải cách sâu rộng hơn, Tổng thống Widodo tiết lộ 5 lĩnh vực trọng tâm trong nhiệm kỳ từ năm 2019 đến năm 2024. Đó là phát triển nguồn lực con người; tăng cường minh bạch và hiệu quả của các chương trình bảo trợ xã hội; tăng tốc phát triển hạ tầng; cải cách bộ máy quan liêu và mở cửa kinh tế cho đầu tư. Dù kinh tế số không được nhắc đến trực tiếp, nó là thành phần quan trọng trong chiến lược của chính phủ nhằm sử dụng công nghệ để thúc đẩy phát triển trong các lĩnh vực then chốt.


Môi trường pháp lý

Trên thế giới, quy định thường đi sau tiến bộ, Indonesia cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên, nhà chức trách Indonesia đang nỗ lực để hỗ trợ các startup công nghệ như tạo ra các yêu cầu cấp phép rõ ràng, thiết lập bộ quy tắc thông qua hiệp hội fintech Asosiasi Fintech Pendanaan Indonesia và Asosiasi FinTech Indonesia.

Cách tiếp cận phối hợp giúp chính phủ nâng đỡ sự phát triển của mảng fintech nhờ học hỏi từ các sai sót trong quá khứ. Sandbox fintech do Cơ quan quản lý Dịch vụ tài chính (OJK) thiết lập năm 2018 vô cùng thành công, có nhiều công ty đã đăng ký với cơ quan chức năng thông qua quy trình này.

Đây là một nét riêng của Indonesia do chính phủ đóng vai trò tích cực trong việc nuôi dưỡng ngành công nghiệp cho vay fintech từ trứng nước thông qua OJK. Theo truyền thống, giới thiệu các quy định sẽ thận trọng hơn, song đối với fintech, chính phủ lại sử dụng cách tiếp cận dựa trên nguyên tắc để thúc đẩy tài chính toàn diện và đổi mới công nghệ.

Một lĩnh vực khác trải qua nhiều thay đổi trong những năm gần dây là bảo vệ người tiêu dùng và quyền riêng tư dữ liệu. Quy tắc chính phủ (GR) số 71 ra đời năm 2019 thay thế cho GR số 82 của năm 2012. GR số 71 quản lý việc áp dụng các hệ thống điện tử, đại lý điện tử, giao dịch điện tử, chứng nhận điện tử và tổ chức chứng nhận độ tín nhiệm cũng như quản lý tên miền. Quy định có sự phân biệt giữa đơn vị vận hành hệ thống điện tử tên miền công cộng và tư nhân, cho phép doanh nghiệp tư nhân chuyển việc quản lý, quy trình xử lý và/hoặc lưu trữ hệ thống điện tử, dữ liệu ra nước ngoài. Đó là một động thái tích cực, hỗ trợ sự phát triển của ngành công nghiệp đám mây vì giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng các công nghệ tiết kiệm chi phí trong hoạt động hàng ngày.


Hạ tầng số

Trong khu vực, Ấn Độ là nước có nhiều điểm tương đồng với Indonesia về dân số và địa lý. Một trong những phát triển hạ tầng số nổi bật nhất của Ấn Độ những năm gần đây là IndiaStack, bộ giao diện lập trình ứng dụng (API) cho phép chính phủ, doanh nghiệp, startup và các nhà phát triển tận dụng một nền tảng duy nhất để giải quyết các thách thức trong cung cấp dịch vụ phi tiền mặt, phi giấy tờ và từ xa. IndiaStack được xây dựng trên nhiều nền tảng số, bao gồm nền tảng KYC điện tử Aadhaar, nền tảng quản lý và thanh toán mọi giao dịch bán lẻ của Tập đoàn thanh toán quốc gia, nền tảng DigiLocker để phát hành và xác thực tài liệu, giấy chứng nhận điện tử.

IndiaStack mất 10 năm để phát triển và hoàn thiện vào năm 2019. Hệ sinh thái công nghệ ổn định của Ấn Độ đã tạo điều kiện cho các startup tập trung vào đổi mới và tạo ra giá trị cho khách hàng nhờ tận dụng hạ tầng số sẵn có.

Nếu nhìn vào đây, Indonesia cũng có thể hưởng lợi nếu phát triển “IndonesiaStack” trong vài năm tới. Hạ tầng số sẽ ngay lập tức mang đến lợi ích cho những đối tượng của các chương trình bảo trợ xã hội. Theo World Bank, Indonesia chi khoảng 1% GDP cho các chương trình này. Chính phủ đã bắt đầu chuyển từ trả tiền mặt sang chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản ngân hàng để giảm thiểu tham nhũng trong quá trình giải ngân.

Một nền tảng như vậy cũng sẽ thúc đẩy tài chính toàn diện và thanh toán bán lẻ, tăng lực cho nền kinh tế tiêu thụ. Có sự tăng trưởng kỷ lục trong giải ngân các khoản vay fintech từ năm 2016 đến năm 2018. Việc ra đời của IndonesiaStack có thể tăng tốc hơn nữa nhờ cho phép các công ty fintech dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng hơn và thực hiện chức năng KYC với giá thấp hơn đáng kể. Hiệu ứng của hạ tầng số sẽ được nhân lên nhiều lần và giúp Indonesia đạt được các mục tiêu quốc gia rộng lớn hơn.


Du Lam

Gửi bình luận

Bài viết cùng chuyên mục

Ba lợi ích lớn nhất công nghệ trí tuệ nhân tạo mang lại cho doanh nghiệp

icon 0

Theo CEO FPT Smart Cloud Lê Hồng Việt, 3 lợi ích lớn nhất mà công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) mang lại cho các doanh nghiệp gồm tăng năng suất lao động, ra quyết định dựa trên dữ liệu thời gian thực và nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Công an Bình Dương cung cấp thông tin, tương tác với người dân qua Zalo

icon 0

Việc sử dụng Zalo trong tuyên truyền được kỳ vọng sẽ hỗ trợ hoạt động của Công an tỉnh Bình Dương trở nên gần gũi với người dân, thúc đẩy hiệu quả hoạt động tố giác tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự.

Thời gian nộp hồ sơ giải thưởng Make in Vietnam được kéo dài đến ngày 15/10

icon 0

Thay vì kết thúc việc tiếp nhận hồ sơ tham gia giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2022 vào ngày 22/9, Ban tổ chức đã quyết định gia hạn, kéo dài thời gian đến hết ngày 15/10.

Cập nhật gần 17.700 quy định lên Cổng tham vấn và tra cứu về kinh doanh

icon 0

Cổng tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh đã được đưa vào vận hành chính thức. Đến nay, Cổng đã cập nhật 17.687 quy định hiện hành và phương án cắt giảm, đơn giản hóa 1.029 quy định kinh doanh.

iOS 16.0.2 sửa những lỗi gì?icon0Trên iOS 16.0.2, những lỗi như camera rung đối với iPhone 14 Pro Max hay lỗi treo cảm ứng đối với iPhone đời cũ sẽ không còn.

'TikTok Trung Quốc' kiếm tiền bằng cách nào?icon0Douyin, phiên bản TikTok của Trung Quốc, đang tăng cường các kênh bán hàng online và dịch vụ như giao đồ ăn để mở rộng doanh thu.

Hé lộ thời điểm Facebook gỡ lệnh cấm ông Donald Trump

icon 0

Tại sự kiện vừa diễn ra, một lãnh đạo cấp cao Meta tiết lộ cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể được quay lại Facebook, sau khi lệnh cấm hết hạn vào năm 2023.

Đề xuất kiểm tra chất lượng hàng hoá trên các sàn TMĐT

icon 0

Hàng hoá bán trên sàn thương mại điện tử (TMĐT) có thể được kiểm tra, so sánh tính thống nhất của thông tin trên các trang mạng bán hàng với thực tế.

App giao đồ ăn bị phạt 79 triệu EURicon0Do vi phạm luật lao động, ứng dụng giao đồ ăn Glovo của Delivery Hero bị Tây Ban Nha phạt 79 triệu EUR (78 triệu USD).

Vì sao Bình Phước, Đắk Nông tăng hạng ấn tượng về chuyển đổi số?

icon 0

Theo xếp hạng của Bộ TT&TT, năm 2021 Bình Phước và Đắk Nông đều đã có những bước tiến ấn tượng về chuyển đổi số, tăng lần lượt 16 và 13 bậc. Kết quả này có được trước hết là nhờ vào tầm nhìn, quyết tâm của lãnh đạo tỉnh.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook