Hàng trăm người Hoa từ chức để giữ quốc tịch Mỹ theo lệnh hạn chế chip của Mỹ

Chia sẻ Facebook
16/10/2022 09:10:02

Lần đầu tiên sự kiểm soát xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc đã được mở rộng ra việc hạn chế "nhân tài".

Lần đầu tiên sự kiểm soát xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc đã được mở rộng ra việc hạn chế “nhân tài”. Các quy định mới có hiệu lực vào ngày 12/10, ngăn cản người Mỹ hỗ trợ phát triển và sản xuất một số loại chip cao cấp của Trung Quốc. Hàng trăm kỹ sư người Mỹ gốc Hoa, những người từng là nhân vật chủ chốt trong các công ty bán dẫn Trung Quốc, đã chọn giữ lại quốc tịch Mỹ và vội vã từ chức trước khi lệnh cấm có hiệu lực.

Lệnh mới hạn chế xuất khẩu chip của Mỹ đẩy Trung Quốc trở lại ‘thời kỳ đồ đá’

(Nguồn: Shutterstock)

Hàng trăm người Mỹ gốc Hoa vội vã từ chức trước ngày 12/10

Chính phủ Mỹ đã công bố vào ngày 7/10

“các quy định mới về việc thực hiện các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với sản xuất máy tính và chất bán dẫn tiên tiến ở Trung Quốc.”

“hạn chế khả năng của nhân viên Mỹ hỗ trợ phát triển hoặc sản xuất vi mạch tích hợp tại một số ‘cơ sở’ sản xuất chất bán dẫn đặt tại Trung Quốc mà không có giấy phép”.


Theo Wall Street Journal đưa tin hôm 13/10, ông Kevin Wolf, một cựu quan chức Bộ Thương mại và là đối tác của Akin Gump Strauss Hauer & Feld LLP, cho biết “người dân Mỹ ” cũng sẽ bao gồm những người có hộ chiếu Mỹ và thẻ xanh và cả các công ty Mỹ.


Tờ Nikkei Asian Review ngày 11/10 đưa tin, hàng trăm kỹ sư người Mỹ gốc Hoa từng là nhân vật chủ chốt trong các công ty liên quan đến chất bán dẫn địa phương của Trung Quốc, nhưng ngay sau khi lệnh cấm mới của Mỹ được đưa ra, những người này đã bắt đầu đấu tranh trong lòng. Các nhà quản lý cấp cao và nhà phân tích trong ngành tin rằng các hạn chế có thể giáng một đòn mạnh vào ngành công nghiệp chip hàng đầu của Trung Quốc.


Đài Á Châu Tự Do cho biết, vào ngày lệnh cấm có hiệu lực, nhân viên người Mỹ của các công ty bán dẫn như Yangtze Memory Technologies, ChangXin Memory Technologies, Shanghai IC R&D Center Jiading Factory, Hefei ChangXin Memory Technologies, Hangzhou HFC Semiconductor, v.v, lần lượt từ chức.


Gu Pan, một người trong ngành bán dẫn ở Giang Tô, nói với RFA hôm 13/10 rằng hầu hết các nhà quản lý và kỹ sư cấp cao trong ngành bán dẫn của Trung Quốc thuộc “những người trở về từ hải ngoại”, một số giữ thẻ xanh của Mỹ, và một số đã mang quốc tịch Mỹ. Khi phải “chọn một trong hai” giữa nghề nghiệp và quốc tịch, những người này chọn Mỹ.

Ông nói:

“Những giám đốc điều hành này về cơ bản sắp muốn rút lui. Có ít nhất 4 yếu tố để thành công của một công ty: Thứ nhất là công nghệ, thứ hai là nhân tài, thứ ba là quản lý và cuối cùng là thị trường. Trung Quốc chỉ có thị trường, nhưng 3 nhân tố đầu tiên đều không có, vì vậy các công ty bán dẫn này có thể đối mặt với thảm họa diệt vong.”

Mỹ ra đòn sát thủ chip trong cuộc quyết chiến tách rời công nghệ Mỹ – Trung

Công dân Hoa Kỳ, những người có thẻ xanh chọn đội một cách thành thực, dùng chân bỏ phiếu

“Doanh nhân Mỹ, Doanh nhân Công nghệ, Nhà quan sát Công nghệ Tài chính”

, cho biết trong một loạt tweet:

“Nhiều người không biết chuyện gì đã xảy ra ngày hôm qua … Ông Biden đã buộc tất cả người Mỹ làm việc ở Trung Quốc chọn một trong hai: Hoặc là từ chức, hoặc là rút khỏi quốc tịch Mỹ. Sau đó, tất cả các giám đốc điều hành và kỹ sư người Mỹ trong tất cả các công ty sản xuất chất bán dẫn ở Trung Quốc từ chức tập thể vào ngày này – ngành sản xuất chất bán dẫn của Trung Quốc bị tê liệt trực tiếp chỉ sau một đêm. Một lệnh trừng phạt của ông Biden có lực sát thương còn lớn hơn tổng cộng mười mấy đợt trừng phạt theo phong cách biểu diễn của chính quyền Trump trong 4 năm.”

很多人不知道昨天发生了什么。 简单来说,拜登逼所有在中国工作的美国人二选一:要么立刻辞职,要么退出美国国籍。 然后在中国所有半导体制造企业的所有美籍高管和工程师,这一天集体辞职——中国半导体制造一夜间直接瘫痪。 拜登一项制裁的杀伤力,比特朗普4年十几波表演型制裁加起来还要大。
— lidang 立党 (@lidangzzz) October 12, 2022

“Li Dang” tiếp tục nói:

“Hầu hết mọi công ty bán dẫn công nghệ tiên tiến ở Trung Quốc đều bị cắt hoàn toàn nguồn cung cấp, tất cả nhân viên Mỹ từ chức, việc sơ tán và tách rời bị động hoàn thành trong một đêm, và họ (các công ty bán dẫn Trung Quốc) trực tiếp bị tê liệt. Tai họa là gì? Đây được gọi là thảm họa ngập đầu: Một nửa ngành công nghiệp sản xuất chất bán dẫn của Trung Quốc đã mất giá trị trực tiếp và sụp đổ hoàn toàn, không còn sót lại gì.”

我昨天发了这张图,但是随手给删了。 简单来说,中国每一家先进工艺半导体公司,几乎都在全面断供、所有美籍人员辞职、全面一夜间完成被动撤离脱钩,直接陷入瘫痪。
什么叫灭顶之灾?这就叫灭顶之灾:中国半导体制造的半壁江山直接价值归零,全面崩溃,一丁点都不剩。 pic.twitter.com/ioL4UdH0fu

— lidang 立党 (@lidangzzz) October 12, 2022

“Tôi không biết. Lời giải thích duy nhất là tin tức quan trọng này và một loạt các hoạt động tiếp theo đã gây tổn hại lớn cho toàn bộ an ninh quốc gia của Trung Quốc (ĐCSTQ) và tổn thương của ngành công nghiệp bán dẫn ‘liên tục sục sôi’ là rất lớn. Hơn nữa mức độ xấu hổ không kém gì sự kiện bà Pelosi thăm Đài Loan.”

Sau đó, “Li Dang” tweet tiếp:

“Nhiều người không hiểu thảm họa là gì. ASML đã ngừng cung cấp dịch vụ và hỗ trợ cho Trung Quốc Đại Lục.”

很多人不懂,什么叫灭顶之灾。
ASML已经停止对中国大陆提供服务和支持了。 pic.twitter.com/U0rebU8Kbe

— lidang 立党 (@lidangzzz) October 12, 2022


Bloomberg cũng đưa tin vào ngày 12/10 rằng theo một email nội bộ được gửi cho nhân viên, ASML đã yêu cầu các nhân viên của công ty tại Mỹ không phục vụ khách hàng Trung Quốc theo các quy định mới của chính quyền Biden.


Theo email, lệnh cấm áp dụng cho tất cả nhân viên Mỹ, bao gồm công dân Mỹ, người có thẻ xanh và người nước ngoài sống ở Mỹ. Tờ Bloomberg đưa tin, bà Monique Mols, người đứng đầu bộ phận truyền thông của công ty ASML, xác nhận email được lan truyền trên phương tiện truyền thông xã hội vào thứ Tư “là một thông tin liên lạc thực sự, nhưng không có ý định công khai.”


ASML có trụ sở tại Hà Lan, đã bán máy UV hoặc DUV sâu cho khách hàng Trung Quốc, nhưng dưới áp lực của Mỹ, họ không thể cung cấp máy UV hoặc EUV tiên tiến hơn.

“Li Dang” một lần nữa nhấn mạnh:

“Lệnh trừng phạt này là một thảm họa đối với ngành chất bán dẫn của Trung Quốc, không phải là mười mấy vòng trừng phạt hình kiểu biểu diễn trong 4 năm thời chính quyền Trump – nó là một hành động trảm thủ trong ngành một cách thực sự. Bất cứ công ty Trung Quốc nào may mắn tồn tại được, đều là những công ty vẫn chưa bị trừng phạt đến cùng; bất kỳ công ty Trung Quốc nào bị xử phạt đến cùng, tỷ lệ tử vong là 100%. Bất cứ công dân Mỹ / người có thẻ xanh nào, lần này đều sẽ phải thật thà chọn đội để đứng, dùng chân bỏ phiếu cho mọi người xem.”

Chủ tịch Wealth Magazine: Cuộc chiến chip Mỹ – Trung “đánh đến chết”, không có đường lui

Bản tóm tắt cuộc họp chuyên gia thiết bị bán dẫn của Tập đoàn Lam Research được lan truyền trên mạng

“Li Dang” đã đề cập trong một loạt tweet:

“Lần này, Lam Research tổng kết các biện pháp trừng phạt: (1) Các công ty thiết kế chip công suất tính toán cao của Trung Quốc, tất cả đều nằm trong phạm vi của lệnh trừng phạt, sẽ bị TSMC từ chối sản xuất. (2) Tất cả các chip không người lái cũng sẽ bị trừng phạt; (3) Điểm khởi đầu của hình thức xử phạt này là truy xuất không giới hạn để đảm bảo rằng bất kỳ sản phẩm và công nghệ nào của Mỹ không được sử dụng; 4. Bất kỳ công ty hoặc cá nhân nào vi phạm lệnh trừng phạt sẽ bị Bộ Tư pháp Mỹ bắt giữ trực tiếp.”

本次制裁当事人,Lam Research对制裁总结:
1. 中国高算力芯片设计公司,全部在制裁范围内,将被台积电拒绝流片生产;
2. 无人驾驶芯片也将被全部制裁;
3. 本次制裁起点是无限追溯,确保杜绝用到任何美国产品和技术;
4. 任何违反制裁的公司和个人,美国司法部将直接抓人。 https://t.co/NuhRXOVzbO

— lidang 立党 (@lidangzzz) October 13, 2022


“Li Dang” cũng đính kèm một bài báo đăng trên trang web Trung Quốc Đại Lục “ eet-china.com ” vào ngày 12/10. Trước bài viết này là tóm tắt buổi họp của các chuyên gia thiết bị bán dẫn của Lam Research, tiếp theo là phần giới thiệu đầy đủ hơn về Lam Research, phần cuối là phân tích về lệnh cấm của Mỹ.


Trang web “eet-china.com” có các bản tin điện tử và tài nguyên nền tảng công cộng điện tử, tập trung vào các diễn đàn bán dẫn, thử nghiệm và đo lường, robot / điện tử công nghiệp và các lĩnh vực chuỗi cung ứng.


Tóm tắt nội dung cuộc họp rất dài và được trình bày dưới dạng câu hỏi và câu trả lời.

(Ảnh chụp màn hình trang web)

Chuyên gia Mỹ: Lệnh hạn chế chip là “chiến lược tiêu hao công nghệ” nhắm vào ĐCSTQ

Các công ty liên quan đến chip của Mỹ rút nhân viên khỏi Trung Quốc


Các nhà cung cấp của Mỹ đã bắt đầu rút nhân viên khỏi công ty chip hàng đầu của Trung Quốc sau khi Chính phủ Mỹ đưa ra các quy định mới.


Bloomberg đưa tin vào ngày 12/10, theo nguồn tin không muốn tiết lộ danh tính cho biết, Applied Materials, KLA Corp. và Lam Research đã bắt đầu hoặc chuẩn bị rút nhân viên khỏi nhà sản xuất chip nhớ thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc Yangtze Memory Technologies, đồng thời tạm ngừng cung cấp dịch vụ cho công ty này.


Nguồn tin cho biết, sau khi chính quyền Biden đưa ra các quy định mới vào tuần trước, cấm các công ty Trung Quốc mua thiết bị sản xuất chip tiên tiến hoặc thuê công dân Mỹ mà không có giấy phép, các công ty Mỹ đã bắt đầu rút nhân viên vào tuần này.


Báo cáo cho biết, các công ty như Applied Materials, chuyên sản xuất máy chế tạo chip, thường cử nhân viên đến các cơ sở của khách hàng để giúp họ tinh chỉnh quy trình sản xuất của mình. Hiện vẫn chưa rõ các công ty đã rút nhân sự do Yangtze Memory Technologies bị đưa vào danh sách chưa được xác minh hoặc do các hạn chế khác hay chưa. Các công ty Mỹ cần tiến hành đánh giá theo các quy tắc mới của chính quyền Biden.


Tờ WSJ đã đưa tin, trước đó vào ngày 12/10, trích dẫn những người quen thuộc với vấn đề này, rằng trong những ngày gần đây, các nhà cung cấp của Mỹ đã tạm ngừng hỗ trợ cho thiết bị được lắp đặt của Yangtze Memory Technologies, đồng thời tạm dừng lắp đặt các công cụ mới và tạm thời rút nhân viên tại Yangtze Memory Technologies.


Nhà sản xuất thiết bị chip của Mỹ có hàng chục nhân viên làm việc tại cơ sở Yangtze Memory Technologies. Những người quen thuộc với vấn đề này nói với WSJ rằng họ đóng một vai trò quan trọng trong việc vận hành các nhà máy và phát triển năng lực sản xuất vì họ mang đến chuyên môn về các công cụ sản xuất chip công nghệ cao. Nếu các công ty Mỹ đình chỉ nhân viên và hỗ trợ trong thời gian lâu hơn, các khách hàng như Yangtze Memory Technologies sẽ mất quyền truy cập vào các bản nâng cấp, chuyên môn bảo trì và các công nghệ tương lai cần thiết để phát triển chip.


Theo Hạ Tùng, Epoch Times

Sản xuất chip của TQ năm 2022: "Kỷ lục tồi tệ nhất trong 13 năm" Năm 2022, số lượng chip tự sản xuất ở Trung Quốc giảm liên tiếp trong 8 tháng, được gọi là "kỷ lục tồi tệ nhất trong 13 năm".

Chia sẻ Facebook