Hãng Seagate bị Mỹ phạt 300 triệu đô la vì bán ổ cứng cho Huawei
Giới chức Hoa Kỳ phạt 300 triệu đô la (241 triệu bảng Anh) đối với công ty công nghệ Seagate, bị cáo buộc vi phạm lệnh kiểm soát xuất khẩu ổ đĩa cứng cho hãng Huawei của Trung Quốc.
Tác giả, Peter Hoskins Vai trò, Phóng viên kinh tế 6 giờ trước
Seagate Technology đã vận chuyển lượng hàng hóa trị giá hơn 1,1 tỷ USD cho Huawei sau khi các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đã được đưa ra vào năm 2020, Bộ Thương mại nói.
Hình phạt này là động thái mới nhất của chính phủ Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn việc bán công nghệ tinh vi, phức tạp cho Trung Quốc.
Giới chức Hoa Kỳ cho biết những thiết bị như vậy có thể được sử dụng bởi quân đội Trung Quốc.
Seagate đã vận chuyển 7,4 triệu ổ cứng cho Huawei trong khoảng một năm sau khi chính quyền của cựu Tổng thống Donald Trump áp đặt lệnh kiểm soát này, theo Bộ Thương mại Hoa Kỳ.
Hãng vẫn tiếp tục làm vậy "ngay cả sau khi Huawei đã bị đưa đưa vào Danh sách Các Thực thể có hành vi gây hại cho an ninh quốc gia chúng ta", Matthew Axelrod từ Cục Công nghiệp và An ninh (BIS) thuộc Bộ Thương mại nói.
"Hình phạt này là một lời cảnh tỉnh rõ ràng về việc các công ty cần phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định xuất khẩu mà BIS ban hành, vì nhóm chấp pháp của chúng tôi hoạt động là nhằm đảm bảo cho cả an ninh quốc gia lẫn một sân chơi bình đẳng," ông Axelrod nói thêm.
Hai nhà cung cấp ổ cứng chính khác của Huawei đã tuân thủ quy định mới, ngừng xuất khẩu sang công ty Trung Quốc, Bộ Thương mại nói.
Seagate cho biết số tiền phạt sẽ được trả thành nhiều lần, mỗi ba tháng trả 15 triệu USD trong vòng 5 năm tới.
Động thái này xảy ra khi Mỹ tiếp tục nỗ lực hạn chế việc bán công nghệ, chẳng hạn như các loại chip máy tính tiên tiến, cho Trung Quốc.
Huawei đã bị đưa vào danh sách hạn chế thương mại của Hoa Kỳ vào năm 2019 như một phần nỗ lực của Washington nhằm cắt giảm việc bán hàng của Mỹ cho công ty này, do có những lo ngại về chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia.
Washington cho biết công nghệ này có thể được quân đội Trung Quốc sử dụng để hỗ trợ các hành vi vi phạm nhân quyền hoặc đe dọa an ninh quốc gia của Mỹ theo những cách khác.
Chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc.
Trong những năm gần đây, nhiều nước phương Tây đã thực hiện các biện pháp chống lại các công ty công nghệ Trung Quốc do có những lo ngại an ninh.
Các công ty chuyên về công nghệ 5G như Huawei, ZTE và Hytera đã bị cấm lắp đặt thiết bị trên các mạng ở Hoa Kỳ, Australia, Nhật Bản, Ấn Độ và Canada.
Chính phủ Anh đã ra lệnh phải gỡ bỏ tất cả các thiết bị do Huawei lắp đặt khỏi các mạng 5G ở nước này vào năm 2027.
Hồi đầu tuần, hãng khổng lồ công nghệ giám sát Hikvision của Trung Quốc đã bác bỏ việc cho rằng họ đang ngụy trang bất hợp pháp cho các sản phẩm họ bán cho chính phủ Hoa Kỳ, nhằm hỗ trợ hoạt động gián điệp của Trung Quốc.
Hãng sẽ trả lời các câu hỏi của BBC về các cáo buộc được tiết lộ trong một tài liệu Lầu Năm Góc bị rò rỉ trong thời gian gần đây.
Chủ đề liên quan
Tin chính
Góc nhìn và chuyên mục
Thử nhận xét tranh Bùi Chát 5 tháng 4 năm 2023
OpenAI ra mắt GPT-4, 'cao thủ hơn' ChatGPT 15 tháng 3 năm 2023
Cua sốt ớt: Người phụ nữ đằng sau món ăn đặc sản của Singapore
18 tháng 2 năm 2023
Hiệp ước đại dương: Thỏa thuận lịch sử đạt được sau 10 năm đàm phán
5 tháng 3 năm 2023
Nhài Ai Cập tinh tế trong các nhãn hiệu nước hoa danh tiếng
1 tháng 4 năm 2022
Bí ẩn của vũ trụ: Những gì tồn tại trước vụ nổ Big Bang?
8 tháng 1 năm 2023
Người Thái Lan được sở hữu nhà chung cư bao nhiêu năm và khác VN thế nào?
23 tháng 3 năm 2023