Hàn Quốc trở thành Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc

Chia sẻ Facebook
16/06/2023 18:24:31

Hàn Quốc trở thành Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc


Đây là lần thứ ba quốc gia Đông Á đảm nhiệm vai trò ủy viên không thường trực HĐBA LHQ sau các nhiệm kỳ 1996-1997 và 2013-2014.


Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-Yeol đã đánh giá tích cực về động thái này, cho rằng đây là một thắng lợi cho nền ngoại giao toàn cầu.


Việc được bầu làm Ủy viên không thường trực HĐBA sẽ là cơ hội để Hàn Quốc phát triển thành một trung tâm toàn cầu, đóng góp vào hòa bình, an ninh và thịnh vượng của cộng đồng quốc tế, đồng thời đóng vai trò quan trọng hơn trong việc duy trì trật tự quốc tế dựa trên cơ sở về các giá trị và quy tắc phổ quát, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết tại cuộc họp báo ngày 7/6.


Hàn Quốc sẽ đóng vai trò hàng đầu trong phản ứng quốc tế đối với mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên, đàn áp nhân quyền, cuộc xâm lược Ukraine của Nga và mối đe dọa quân sự của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tại UNSC cùng với Hoa Kỳ, Nhật Bản, và các nền dân chủ khác, hãng truyền thông Hàn Quốc Chosun Ilbo cho biết hôm 7/6.


Chịu trách nhiệm chính trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, UNSC là cơ quan cốt lõi duy nhất có ràng buộc pháp lý quốc tế đối với các quốc gia thành viên. UNSC có 15 thành viên, trong đó Hoa Kỳ, Pháp, Nga, Anh và Trung Quốc là thành viên thường trực và 10 thành viên còn lại là thành viên không thường trực.


Các thành viên không thường trực của HĐBA được bầu trong hai năm. Giống như các thành viên thường trực, các thành viên không thường trực có quyền biểu quyết, phát biểu, triệu tập và chủ trì các cuộc họp như nhau, nhưng chỉ các thành viên thường trực mới có quyền phủ quyết đối với các quyết định cuối cùng của HĐBA.


Ông Li Yuanhua, cựu giáo sư tại Đại học Sư phạm Thủ đô của Trung Quốc, tin rằng có một số lý do đằng sau vị thế quốc tế ngày càng tăng của Hàn Quốc.


“Thứ nhất, Hàn Quốc luôn dẫn đầu về khoa học công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực chip. Thứ hai, Hàn Quốc đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong tình hình hỗn loạn ở châu Á, bao gồm các vấn đề về Triều Tiên, chiến tranh Nga-Ukraine và eo biển Đài Loan. Vị trí của nó trong quan hệ quốc tế là rất quan trọng,” ông Li nói với The Epoch Times vào ngày 9 tháng 6.


Hàn Quốc từ lâu đã dẫn đầu về chất bán dẫn, với các công ty như Samsung Electronics và SK Hynix nằm trong số những nhà sản xuất chip bộ nhớ hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, cả hai công ty đều cần công nghệ và thiết bị của Mỹ.


Ông Li cho biết, vì Trung Quốc là quốc gia thương mại lớn nhất của Hàn Quốc nên nước này đã lảng tránh các vấn đề như cuộc đàn áp nhân quyền của ĐCSTQ.


Khi Hoa Kỳ tuyên bố thành lập “Liên minh Chip 4” vào năm 2022, Hàn Quốc đã chậm đưa ra lập trường, mông lung giữa ĐCSTQ, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Đài Loan.


Tuy nhiên, cán cân thương mại của Hàn Quốc với Trung Quốc giảm mạnh vào đầu năm 2023. Sự thụt lùi về kinh tế buộc giới chính trị Hàn Quốc phải xem xét lại lựa chọn của mình trong quan hệ quốc tế.


Cựu giáo sư tin rằng sau khi trở thành thành viên không thường trực, Hàn Quốc sẽ định vị lại chiến lược quốc gia và có lập trường rõ ràng hơn trong các vấn đề quốc tế.


Ông khẳng định nước này sẽ đứng về phía thế giới tự do khi giải quyết các vấn đề ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.


Ye Zhiqiu, một chuyên gia truyền thông ở New Zealand, đồng ý với phân tích của ông Li về vị thế của Hàn Quốc trong ngành công nghiệp chip.


Ông nói với The Epoch Times : “Ngành công nghiệp chip đã vươn lên tầm chiến lược trên trường quốc tế, không chỉ trong lĩnh vực dân sự mà còn trong quân sự, nơi vũ khí tối tân được sử dụng”.


“Sau đại dịch COVID-19, cộng đồng quốc tế nhận ra rằng ĐCSTQ đang sử dụng chuỗi cung ứng của mình để đe dọa và tống tiền một số quốc gia, đe dọa an ninh của họ. Do đó, nhiều công ty đang chuyển chuỗi công nghiệp của họ ra khỏi Trung Quốc,” ông nói.


“Cả thế giới đã nhận ra rằng chip, một nguồn tài nguyên chiến lược quan trọng, không thể bị kiểm soát bởi ĐCSTQ, vì vậy tầm quan trọng của Hàn Quốc đã được đề cao và coi trọng hơn. Vì vậy, việc Hàn Quốc được kết nạp vào Hội đồng Bảo an là sự công nhận vị thế và tầm ảnh hưởng của nước này trên thế giới.


“Hiện tại, thế giới được chia thành hai phe, đó là phe do ĐCSTQ lãnh đạo đe dọa phe dân chủ tự do và phe dân chủ tự do, bao gồm Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản đang chống lại ĐCSTQ. Vì vậy, nhóm phe tự do muốn đưa Hàn Quốc vào phe của mình để chống lại ĐCSTQ.”


Ngân Hà (theo The Epoch Times)

Hàn Quốc thay đổi chính sách mềm mỏng trước ngoại giao bá đạo từ Trung Quốc Gần đây, quan hệ giữa Trung Quốc và Hàn Quốc có “bước ngoặt” tồi tệ hơn, hai bên đã triệu tập đại sứ của nhau.

Chia sẻ Facebook