Hái quả ngọt từ tái cấu trúc, BIDIPHAR đặt mục tiêu doanh thu 3,000 tỷ vào 2026

Chia sẻ Facebook
19/04/2023 15:43:53

Việc áp dụng chuyển đổi số, tái cấu trúc hệ thống phân phối đã giúp CTCP Dược - Trang thiết bị Y tế Bình Định (BIDIPHAR, HOSE: DBD) hái quả quả ngọt trong những năm gần đây bất chấp bối cảnh thị trường đầy nhiễu động. Trong định hướng chiến lược 2022-2026, Công ty tiếp tục đặt mục tiêu trở thành một doanh nghiệp tiêu biểu trong ngành dược với hệ thống phân phối 25,000 nhà thuốc trên 63 tỉnh thành trên cả nước.

Dịch vụ

Hái quả ngọt từ tái cấu trúc, BIDIPHAR đặt mục tiêu doanh thu 3,000 tỷ vào 2026


Việc áp dụng chuyển đổi số, tái cấu trúc hệ thống phân phối đã giúp CTCP Dược - Trang thiết bị Y tế Bình Định (BIDIPHAR, HOSE : DBD ) hái quả quả ngọt trong những năm gần đây bất chấp bối cảnh thị trường đầy nhiễu động. Trong định hướng chiến lược 2022-2026, Công ty tiếp tục đặt mục tiêu trở thành một doanh nghiệp tiêu biểu trong ngành dược với hệ thống phân phối 25,000 nhà thuốc trên 63 tỉnh thành trên cả nước.

Quả ngọt từ tái cấu trúc

BIDIPHAR được thành lập năm 1976 là doanh nghiệp sản xuất dược phẩm trực thuộc Nhà nước tại tỉnh Bình Định. BIDIPHAR là một trong những công ty có nhiều thành tựu trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển dược phẩm của Việt Nam, đồng thời là công ty đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu và sản xuất thành công thuốc kháng sinh dạng tiêm (1992), phương pháp đông khô thuốc (2003), thuốc điều trị ung thư dạng tiêm (2008).

Danh mục sản phẩm của BIDIPHAR phân loại thành các nhóm chính như sau: (1) thuốc kháng sinh, (2) thuốc điều trị ung thư, (3) dung dịch lọc máu, (4) thuốc tiêu hóa + thần kinh + nội tiết tố, (5) vitamin + thuốc hạ sốt, (5) thực phẩm chức năng + đông dược và (6) các loại thuốc khác.

Trong đó, 3 nhóm sản phẩm chủ lực gồm thuốc điều trị ung thư, thuốc kháng sinh và dung dịch thẩm phân.

Nói về thuốc điều trị ung thư, BIDIPHAR là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam sản xuất thuốc đặc trị này vào năm 2010 - một dấu ấn của ứng dụng khoa học công nghệ. BIDIPHAR cũng là đơn vị áp dụng hệ thống quản lý nguồn lực SAP-ERP từ 2015 để giúp xử lý từ khâu mua hàng, nguyên vật liệu, quản trị sản xuất đến cả phân phối thị trường.


Không những thế, việc sản xuất được thuốc điều trị ung thư cũng là lợi thế cạnh tranh lớn so với các đổi thủ trong nước do rào cản gia nhập khá cao. Công ty cũng có số lượng hoạt chất điều trị ung thư trúng thầu nhiều nhất trong bệnh viện, với tổng số 14 hoạt chất liên quan, so với mức trung bình chỉ từ 3 - 4 hoạt chất ung thư/doanh nghiệp sản xuất. Doanh thu thuốc điều trị ung thư chiếm 20.26% doanh thu hàng sản xuất của DBD .

Nhóm thuốc kháng sinh, chiếm tỷ trọng 28.27% doanh thu hàng sản xuất, cung cấp cho hơn 100 cơ sở y tế tuyến trung ương. Bên cạnh đó, Bidiphar còn nắm lợi thế nhờ khả năng sản xuất dung dịch thẩm phân, gồm thẩm phân phúc mạc và thẩm phân máu (có thị phần 28% ở kênh bệnh viện), cung cấp cho nhiều cơ sở y thế.

Sau giai đoạn phát triển, năm 2020, HĐQT Bidiphar quyết định tái cấu trúc nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động, tạo nền tảng thực thi các chiến lược phát triển trong tương lai.

Cụ thể, BIDIPHAR thực hiện tái cấu trúc trong hệ thống phân phối theo ngành dọc, chuyển đổi phụ trách chuyên môn khách hàng kênh nhà thuốc, kênh bệnh viện và hệ thống cung ứng (logistics) từ Công ty. Đồng thời, Công ty thay đổi điều chỉnh cách quản lý, hệ thống phụ trợ, đặc biệt quản lý thông tin. Công ty đã áp dụng hệ thống quản lý kênh phân phối DMS vào công tác bán hàng, kiểm soát hành tồn kho, logictics,…

Bên cạnh đó là đẩy mạnh tái cấu trúc nhân sự, thay đổi mô hình tổ chức, đào tạo nhân lực, cải thiện môi trường làm việc,… để nâng cao năng suất lao động. Thực hiện số hóa, định vị khách hàng trong bộ dự liệu khách hàng, phân công cho từng quản lý cho đến nhân viên bán hàng.

Các chính sách khen thưởng, quy chế hoạt động, quy chế lương, thưởng, KPI các vị trí công việc tại chi nhánh được điều chỉnh, triển khai phù hợp và kịp thời hơn, đảm bảo việc đo lường kết quả công việc chính xác, công bằng; tạo động lực cho CBCNV khối thị trường.

Công ty cũng đã tổ chức và khuyến khích CBCNV ở tất cả các vị trí công việc tham gia đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn.

Nhờ nắm giữ lợi thế cạnh tranh lớn và quyết liệt tái cấu trúc trong hoạt động kinh doanh, BIDIPHAR đã đạt được kết quả ấn tượng trong giai đoạn 2020-2022. Kênh OTC tăng mạnh so với trước tái cấu trúc khi cung ứng sản phẩm cho hơn 20.000 nhà thuốc, quầy thuốc trên toàn quốc (từ 7.000 nhà thuốc năm 2019); độ phủ kênh ETC chiếm 95%, lượng khách hàng tăng 11% lên gần 2.000 cơ sở y tế, bệnh viện.

Hiệu quả của mỗi nhân viên tăng lên 8 tỷ đồng/năm 2022, riêng kênh nhà thuốc, mỗi nhân viên mang về 2.3 tỷ đồng/tháng, tăng 15% so với năm 2019 - thời điểm trước tái cấu trúc.

Doanh thu tăng trưởng tốt năm 2021 và đi ngang năm 2022, nhưng lợi nhuận ròng tăng trưởng đều mỗi năm chủ yếu đến từ biên lợi nhuận gộp được cải thiện rất tốt, từ mức 33% năm 2019, lên hơn 49% năm 2022.


Nguồn doanh thu chính của DBD là hoạt động sản xuất và kinh doanh dược phẩm, đạt 1,260 tỷ đồng và chiếm hơn 81% tổng doanh thu năm 2022, trong đó sản phẩm chủ lực là các dòng thuốc kháng sinh và các dòng thuốc điều trị ung thư. Còn lại là nguồn thu đến từ các hoạt động kinh doanh thiết bị, vật tư y tế, nguyên liệu và bao bì sản phẩm…

Đến nay, BIDIPHAR đã định vị được thương hiệu là doanh nghiệp ngàn tỷ đồng (vốn hóa hơn 3,100 tỷ đồng tại 27/02/2023), là 1 trong 5 doanh nghiệp dược uy tín hàng đầu Việt Nam với top 1 thị phần nhóm thuốc ung thư và top 2 thị phần dịch thận.

Kế hoạch doanh thu 3,000 tỷ đồng vào năm 2026

Nhìn về tương lại, động lực tăng trưởng của BIDIPHAR tiếp tục đến từ nhóm dược phẩn tự sản xuất.


Đối với nhóm thuốc điều trị ung thư, ở dạng thuốc tiêm, DBD đang thực hiện nâng cấp dây chuyền sản xuất từ tiêu chuẩn GMP-WHO lên tiêu chuẩn GMP – EU. Theo đánh giá của đại diện BIDIPHAR, dự kiến đến 2025 thì sẽ đạt tiêu chuẩn GMP-EU.

 Bên cạnh nhà máy thuốc điều trị ung thư tiêu chuẩn GMP - EU, BIDIPHAR cũng có chiến lược đầu tư Nhà máy thuốc OSD Non-betalactam tiêu chuẩn GMP - EU, Nhà máy sản xuất các thuốc vô trùng tiêu chuẩn GMP – EU và Nhà máy sản xuất dược phẩm Dịch thận tiêu chuẩn GMP – WHO. Tổng vốn đầu tư dự kiến 1,500 tỷ đồng từ nguồn lợi nhuận giữ lại và nguồn vay khác (ngân hàng hoặc phát hành cổ phiếu).

Hiện nay, theo Thông tư 15/2019/TT-BYT, thuốc có chất lượng cao nhất sẽ đấu thầu ở Nhóm 1 trong khi thuốc có chất lượng thấp hơn sẽ đấu thầu ở nhóm thấp hơn với quy mô hợp đồng nhỏ hơn. Hầu hết các hợp đồng thuốc điều trị ung thư có giá trị lớn đều nằm ở nhóm thuốc biệt dược, thuốc nhóm 1 và nhóm 2, chiếm đến 89% tổng giá trị đấu thầu nhóm thuốc ung thư tại bệnh viện.


Do đó, nếu hoàn tất chứng nhận GMP-EU, giá trị các gói thầu mà DBD có thể tham gia vào thị trường lớn sẽ lớn hơn nhiều so với doanh thu nhóm thuốc điều trị ung thư ở thời điểm hiện tại.


Chi tiết hơn, DBD dự kiến đạt doanh thu kênh OTC đến năm 2026 sẽ đạt trên 1,000 tỷ đồng thông qua phát triển thêm các sản phẩm CHC , tăng số lượng khách hàng lên trên 25,000.

Đối vói kênh ETC, Công ty sẽ phát triển chuyên sâu các sản phẩm, chuyên nghiệp hóa hệ thống phân phối để đạt doanh thu 1,700 tỷ đồng.

Tổng doanh thu dự kiến năm 2026 sẽ đạt 3,000 tỷ đồng, trong đó ngành hàng tự sản xuất chiếm trên 90%. Tốc độ tăng trưởng 2 kênh bệnh viện và nhà thuốc đạt 18-20%.


Cùng với đó, DBD đặt mục tiêu trở thành một doanh nghiệp tiêu biểu trong ngành dược miền trung với hệ thống phân phối 25,000 nhà thuốc trên 63 tỉnh thành trên cả nước.

Chia sẻ Facebook