Hai bà cháu đều được gả cho Càn Long, một trở thành hoàng hậu, hai có kết cục đáng thương?
Từ thời phong kiến, việc các gia tộc để con cháu tiến cung làm phi tần của hoàng đế là một điều hết sức vẻ vang. Đặc biệt, việc những gia tộc cho các con cháu tiến cung trở thành phi tần của hoàng đế cũng không phải là chuyện hiếm.
Khi trở thành phi tần của hoàng đế, không những địa vị của các gia tộc càng được củng cố mà còn được ban thưởng rất nhiều. Vào thời nhà Thanh, gia tộc Phú Sát đã có hai người tiến cung, đều được hả cho Càn Long , nhưng người thì trở thành hoàng hậu, người thì phải sống cuộc đời thê lương. Hai người này là những ai?
Vị phi tần được đắc sủng và trở thành hoàng hậu
Gia tộc Phú Sát có nguồn gốc từ phía Đông Bắc, Kiến Châu. Tổ tiên Vượng Cát Nỗ đã đầu hàng Thanh Thái Tổ Nỗ Cáp Nhĩ Xích vào cuối thời Minh. Phú Sát là gia tộc lập rất nhiều chiến công to lớn và nhận được sự trọng dụng của hoàng đế trong triều. Đến thời hoàng đế Hoàng Thái Cực, cháu trai của Vượng Cát Nỗ là Cáp Thập Truân từng làm tham chính trong bộ Lễ.
Thời Khang Hi, Mễ Tư Hàn, con trai của Cáp Thập Truân, làm đến Thượng thư bộ Hộ, địa vị vô cùng nổi bật. Sau khi Ung Chính lên ngôi, các con trai của Mễ Tư Hàn là Mã Tư Cáp, Lý Vinh Bảo và những người khác đều được phong tặng danh hiệu. Năm 1727, Ung Chính đã lên kế hoạch để cho thái tử Hoằng Lịch kết hôn với Phú Sát thị, con gái của Lý Vinh Bảo. Phú Sát thị xinh đẹp, thông thạo Hán văn, hiểu biết về âm nhạc, đoan trang nên được nhiều người khen ngợi.
Sau khi kết hôn với Hoằng Lịch, Phú Sát thị đảm nhận trách nhiệm quản lý Đông cung. Năm 1735, sau khi Ung Chính qua đời Hoằng Lịch lên ngôi lấy hiệu là Càn Long, Phú Sát Thị lúc này trở thành hoàng hậu cai quản lục cung. Biết rõ hậu cung không được can dự vào chuyện chính sự, vì vậy bà giải quyết mâu thuẫn giữa các phi tần rất công bằng.
Trong vòng chưa đầy một năm, thấy Phú Sát thị cai quản lục cung tốt, Càn Long lại càng sủng ái bà. Vì thế, đứa con đầu tiên của bà là Vĩnh Liễn cũng được Càn Long hết mực cưng chiều, khi còn bé đã được phong làm thái tử.
Tuy nhiên, vị thái tử này đã không may qua đời khi mới lên 9 tuổi. Vài năm sau, hoàng hậu lại sinh được một người con trai, được Càn Long coi như báu vật nhưng chưa tròn 1 tuổi đã bị bệnh mà chết. Vì sự ra đi của con trai, hoàng hậu đau lòng ngã bệnh. Năm 1748, trong chuyến tuần du Đông tuần cùng Càn Long và các phi tần, bà không may bị cảm và qua đời.
Người cháu gái phải chịu cuộc sống thê lương
Sự ra đi của hoàng hậu khiến hoàng đế Càn Long đau buồn trong một thời gian dài. Năm 1796, Càn Long nhường ngôi cho con trai thứ 15 là Vĩnh Diễm, lấy hiệu là Gia Khánh, lên làm Thái thượng hoàng nhưng vẫn giữ quyền chính trong triều.
Năm 1798, khi Gia Khánh thực hiện tuyển tú nữ vào cung làm phi thì Gia tộc Phú Sát muốn nhận được những ưu ái của vị hoàng đế mới nên đã chọn một người con gái xuất sắc trong dòng tộc để tiến cung. Người con gái được chọn chính là cháu gái của Phú Sát Hoàng hậu.
Gia Khánh hiểu được điều mà gia tộc Phú Sát mong muốn. Tuy nhiên, ông thấy vị trí của gia tộc Phú Sát vốn đã rất cao quý, nếu có thêm một hoàng hậu hoặc quý phi thì sẽ khiến cho các gia tộc khác bất mãn, dễ xảy ra xung đột giữa triều đình và các gia tộc.
Vì vậy, Gia Khánh đã tiến cử nạp phi tần cho Càn Long và phong cho danh hiệu Tấn Quý nhân. Lúc này, Càn Long đã 88 tuổi, ông đã quá già yếu và không thể để tâm đến phi tần mới. Không lâu sau, Càn Long qua đời, Tấn Quý nhân dù còn trẻ nhưng phải chịu cuộc sống cô độc, thê lương suốt phần đời còn lại.
Có thể nói rằng, việc được gả vào hoàng cung là điều mong muốn của nhiều phụ nữ xưa. Nhưng như chúng ta có thể thấy, không phải lúc nào được gả vào hoàng cung thì cuộc sống cũng được tốt đẹp. Hậu cung có hàng nghìn phi tần. Do đó, một phi tần được hạnh phúc thì cũng sẽ có hàng nghìn phi tần khác bị ghẻ lạnh.
Bài viết tham khảo nguồn: Sohu
Bi kịch hoàng đế có nhiều thê thiếp nhưng không con, cuối cùng đột tử trên giường mỹ nhân