Hạ viện truy xét Bộ An ninh Nội địa về thực thi các án phạt gian lận thương mại
Một ủy ban về Trung Quốc của Hạ viện đã yêu cầu Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ (DHS) giải thích cách họ điều tra và bắt giữ các công ty Trung Quốc trốn thuế thông qua gian lận thương mại.
Trong một lá thư gửi Bộ trưởng Bộ An ninh nội địa Hoa Kỳ Alejandro Mayorkas hôm thứ Sáu (29/9), Chủ tịch Ủy ban Lựa chọn về Trung Quốc của Hạ viện Mike Gallagher (Đảng Cộng hòa, Wisconsin) và thành viên ủy ban, Dân biểu Darin LaHood (Đảng Cộng hòa, Illinois) đã cáo buộc công ty Qingdao Sunsong của Trung Quốc, một nhà sản xuất đường dây ống dẫn chất lỏng ô tô của Trung Quốc đã thực hiện hành vi gian lận thương mại
Lá thư của hai dân biểu Đảng Cộng hòa viết
“Các đánh giá về thông tin công khai của Qingdao Sunsong cho thấy một trường hợp gian lận thương mại trắng trợn đang gây ra tác động thảm khốc đối với các nhà sản xuất Mỹ. Thật vậy, một công ty Mỹ đã buộc phải tích lũy khoản nợ đáng kể, thoái vốn khỏi hai bộ phận kinh doanh và gần đây nhất là sa thải 1/4 lực lượng lao động của mình do gian lận thương mại của Sunsong.”
Các dân biểu cảnh báo: “Nếu hành động nhanh chóng không được thực hiện, công ty bị ảnh hưởng sẽ buộc phải ngừng hoạt động vĩnh viễn”.
Khi Sunsong tìm cách niêm yết cổ phiếu trên Sàn giao dịch chứng khoán Bắc Kinh (BSE) vào cuối năm ngoái, công ty này đã thảo luận để tránh thuế quan của Mỹ đối với hàng xuất khẩu của mình.
Theo một tài liệu ( pdf ) nộp cho Sàn giao dịch chứng khoán Bắc Kinh vào tháng 10 năm 2022, công ty Sunsong cho biết các bộ phận ô tô sản xuất tại Trung Quốc của họ đã phải chịu mức thuế 25% kể từ năm 2018. Công ty này đã mở rộng cơ sở sản xuất tại Thái Lan và đã sử dụng cơ sở này để xuất khẩu sang Hoa Kỳ kể từ năm 2021 “nhằm giảm chi phí thuế quan”.
Ngoài ra, hồ sơ cho thấy bước đệm cơ sở ở Thái Lan liên quan đến hành trình sản phẩm của Sunsong từ Trung Quốc đến Hoa Kỳ dường như chỉ mang lại giá trị gia tăng dưới 10%. Con số này thấp hơn nhiều so với mức tối thiểu 35% cần thiết để đủ điều kiện “chuyển đổi đáng kể” để các sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc được coi là “sản xuất tại Thái Lan” vì mục đích thuế quan.
Các mức thuế này thường được gọi là “thuế quan Mục 301” vì chính quyền Trump sử dụng Mục 301 của Đạo luật Thương mại năm 1974, nhằm điều tra và giải quyết các hành vi không công bằng của các đối tác thương mại. Chính quyền Biden đã giữ nguyên mức thuế đó.
“Chúng tôi lo ngại rằng kiểu gian lận thương mại này diễn ra phổ biến trong môi trường kinh tế ngày nay và các công ty đang tham gia vào các hoạt động này để trốn tránh một cách hiệu quả chế độ thuế quan của Hoa Kỳ”.
“Trung Quốc đã định giá thấp và bán phá giá, và điều đó đã gây ra những hậu quả tàn khốc đối với ngành sản xuất, công nhân Mỹ và an ninh kinh tế. Khi thuế quan được áp dụng một cách chiến lược đối với Trung Quốc, sẽ làm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc và tăng cường sản xuất trong nước.”
Ông tiếp tục:
“Các biện pháp khuyến khích kinh tế mục tiêu với các lĩnh vực được xác định rõ có thể củng cố nền kinh tế và an ninh quốc gia của chúng ta, đồng thời thuế chống trợ cấp có thể được sử dụng để tạo sân chơi bình đẳng”.
Cả Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ và công ty Qingdao Sunsong Trung Quốc đều chưa phản hồi yêu cầu bình luận của tờ The Epoch Times.
Anh Nguyễn (Theo The Epoch Times )
Mỹ chế tài các công ty Trung Quốc vì hỗ trợ Nga sản xuất drone
Chính quyền Biden hôm 25/9 đã áp đặt các hạn chế thương mại mới lên 11 công ty Trung Quốc, 5 công ty Nga và một số công ty của Phần Lan và Đức.