Hà Nội phấn đấu đến năm 2025 diện tích nhà ở mỗi người đạt gần 30m2
Hà Nội phấn đấu đến năm 2025, diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người toàn thành phố đạt 29,5m2/người, trong đó khu vực đô thị đạt 31m2/người và khu vực nông thôn đạt 28m2/người. Đến năm 2030 đạt 32m2/người.
Sáng 8-7, 100% đại biểu HĐND thành phố Hà Nội có mặt đã tán thành thông qua chương trình phát triển nhà ở thành phố giai đoạn 2021-2030.
Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030 xác định rõ nhiều quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể.
Trong đó mục tiêu phát triển nhà ở đến năm 2025 bảo đảm chỗ ở ổn định cho công nhân và phát triển nhà ở công nhân gắn liền với trách nhiệm của người sử dụng lao động, ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, chính quyền địa phương và các tổ chức công đoàn; quy định nhà ở công nhân là một hạ tầng thiết yếu của khu công nghiệp.
Nghị quyết nêu rõ tỉ lệ nhà ở xã hội cho thuê đạt tối thiểu theo quy định của trung ương, nhà ở cho thuê mua phải đạt tối thiểu 10% diện tích nhà ở xã hội tại dự án. Về nhà ở tái định cư, mục tiêu phát triển mới khoảng 0,565 triệu m 2 sàn nhà ở.
Về nhà ở thương mại sẽ phát triển mới khoảng 19,69 triệu m 2 sàn nhà ở; căn hộ có diện tích tối thiểu 40m 2 /căn hộ.
Rà soát, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ các dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ đang triển khai và ưu tiên triển khai cải tạo, xây dựng lại 6 khu có nhà nguy hiểm cấp D. Tiếp tục cải tạo, chỉnh trang nhà ở, khu phố cũ.
Về nhà ở riêng lẻ sẽ phát triển mới khoảng 22,5 triệu m 2 sàn (khoảng 4,5 triệu m 2 sàn/năm).
Đối với chất lượng nhà ở, nghị quyết đưa mục tiêu tiếp tục thực hiện việc xóa nhà tạm, nhà đơn sơ, trong đó tập trung xóa bỏ nhà tạm, nhà đơn sơ tại các khu nhà “ổ chuột” khu vực chân cầu, dọc theo ven các sông, kênh trên địa bàn thành phố; nâng tỉ lệ nhà ở kiên cố toàn thành phố đạt 90%, trong đó khu vực đô thị đạt 95%, khu vực nông thôn đạt 85%.
Về nhà ở xã hội sẽ phát triển mới khoảng 5,55 triệu mét vuông sàn nhà ở; triển khai đầu tư xây dựng 1-2 khu nhà ở xã hội độc lập (tập trung) và chuẩn bị đầu tư đối với các khu còn lại.
Phấn đấu 100% các khu công nghiệp, khu chế xuất của thành phố đều có khu nhà ở xã hội phục vụ công nhân, người lao động. Tỉ lệ nhà ở xã hội cho thuê đạt tối thiểu theo quy định của trung ương, nhà ở cho thuê mua phải đạt tối thiểu 10% diện tích nhà ở xã hội tại dự án.
Nhà ở tái định cư sẽ phát triển mới khoảng 1,3 triệu m 2 sàn nhà ở. N hà ở thương mại sẽ phát triển mới khoảng 15,19 triệu m 2 sàn nhà ở. Nhà ở riêng lẻ sẽ phát triển mới khoảng 22,5 triệu m 2 sàn (khoảng 4,5 triệu m 2 sàn/năm).
Đối với chất lượng nhà ở, Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà đơn sơ trên địa bàn thành phố, nâng tỉ lệ nhà ở kiên cố khu vực đô thị đạt 100%, khu vực nông thôn đạt 90%.
Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội dự kiến tổng diện tích đất để xây dựng nhà ở trên địa bàn khoảng 1.868ha, trong đó diện tích đất xây dựng nhà ở khu vự đô thị khoảng 1.384ha, khu vực nông thôn khoảng 484ha.
Giai đoạn 2021-2030, tổng nhu cầu vốn đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn khoảng 880.000 tỉ đồng, trong đó nhu cầu vốn ngân sách khoảng 11.700 tỉ đồng.
HĐND thành phố Hà Nội cũng tán thành đã thông qua nghị quyết về danh mục nhà, đất phải di dời theo quy hoạch trên địa bàn thành phố Hà Nội (đợt 1).
Cụ thể, 9 cơ sở nhà, đất tại 12 quận đề xuất di dời gồm:
- Công ty In báo Nhân Dân Hà Nội;
- Công ty TNHH MTV In báo Hà Nội Mới ;
- Nhà máy bia Hà Nội - Tổng công ty cổ phần Bia - rượu - nước giải khát Hà Nội;
- Công ty TNHH MTV thuốc lá Thăng Long;
- Công ty TNHH MTV in và thương mại Thông tấn xã Việt Nam;
- Nhà máy xe lửa Gia Lâm - Công ty Vận tải hành khách đường sắt Hà Nội;
- Tổng kho xăng dầu Đức Giang;
- Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Nông Nghiệp;
- Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam.
Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho rằng việc ngập úng ở phía tây Hà Nội do một phần trạm bơm tiêu Yên Nghĩa xây dựng chậm tiến độ nhưng không phải là nguyên nhân chính, cơ bản, bởi còn 3 trạm bơm khác chưa được xây dựng.