Vỉa hè trên nhiều tuyến phố ở Hà Nội được lát đá có độ bền 50 - 70 năm lại đang nát bươm sau một thời gian ngắn sử dụng.
|
Dù mới chỉ hoàn tất thi công và đưa vào sử dụng khoảng vài năm trở lại đây, tuy nhiên vỉa hè lát loại đá tự nhiên theo phương án mới của Tp. Hà Nội nhiều đoạn đã xuống cấp nhanh chóng.
|
|
Trước đó, Tp. Hà Nội ban hành quy định mới về cải tạo hè phố, đặt mục tiêu đến năm 2020, vỉa hè của hơn 900 tuyến đường tại 12 quận nội thành được thay thế từ gạch truyền thống sang đá tự nhiên.
|
|
Điểm đáng chú ý là loại đá tự nhiên này được giới thiệu có kết cấu bền vững với tuổi thọ 70 năm.
|
|
Ghi nhận thực tế của Người Đưa Tin, tại một số tuyến đường như Nguyễn Chí Thanh (Đống Đa), Trần Phú (Hà Đông), Nguyễn Trãi (Thanh Xuân), Giảng Võ (Ba Đình)..., vỉa hè đã được lát đá tự nhiên đều xuống cấp. Nhiều đoạn dài nhan nhản vết nứt, vỡ.
|
|
Nhiều vị trí các viên đá lát bung ra, vỡ nát khiến vỉa hè lồi lõm, lởm chởm.
|
|
Đoạn vỉa hè của đường Nguyễn Trãi không chỉ đầy vết nứt mà còn có những chỗ đá vỡ vụn.
|
|
Nhiều viên đá bó vỉa hè với kích thước lớn bị bong tróc, nằm ngổn ngang gây nguy hiểm cho người đi bộ.
|
|
Tại các tuyến phố có hiện tượng gạch vỉa hè nứt vỡ cũng ghi nhận thường xuyên tình trạng xe máy leo lên vỉa hè, lấn chiếm làn đường của người đi bộ trong giờ cao điểm.
|
|
Việc hư hỏng đá lát vỉa hè không chỉ gây khó khăn cho người đi bộ mà còn là sự lãng phí rất lớn nguồn ngân sách hằng năm dành cho hoạt động duy tu bảo dưỡng.
|
|
Cứ vào mỗi dịp cuối năm, nhiều tuyến phố lại được sửa chữa, nâng cấp vỉa hè, chi phí không hề nhỏ.
|
|
Ghi nhận thực tế hoạt động thi công vỉa hè tại tuyến phố Láng Hạ.
|
Hà Nội hiện có khoảng 255 tuyến phố, hè được lát đá tự nhiên, chủ yếu tập trung ở một số quận như Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân.