Hà Lan yêu cầu đóng cửa ngay lập tức “trạm cảnh sát Hoa kiều” của Trung Quốc

Chia sẻ Facebook
03/11/2022 09:41:44

Ngoại trưởng Hà Lan yêu cầu lập tức đóng cửa các trạm cảnh sát Trung Quốc được thành lập phi pháp tại thủ đô Amsterdam và Rotterdam.

Ngoại trưởng Hà Lan, ông Wopke Hoekstra, đã thông báo cho Đại sứ Trung Quốc tại Hà Lan – ông Đàm Tiễn (Tan Jian), phải ngay lập tức đóng cửa các “trạm cảnh sát Hoa kiều” được thành lập phi pháp tại thủ đô Amsterdam và thành phố Rotterdam.

Chính phủ Hà Lan điều tra cáo buộc ĐCSTQ thành lập trạm cảnh sát ở nước này

Ngoại trưởng Hà Lan, ông Wopke Hoekstra (ảnh) yêu cầu ĐCSTQ ngay lập tức đóng cửa các đồn cảnh sát phi pháp tại thủ đô Amsterdam và thành phố Rotterdam. (Bộ ngoại giao Hà Lan)


“Bộ Ngoại giao yêu cầu Đại sứ Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc – ĐCSTQ) làm rõ triệt để về các trạm cảnh sát đang thay mặt cho Chính phủ Trung Quốc thực hiện nhiệm vụ ở Hà Lan.” Ông Wopke Hoekstra tweet vào thứ Ba (1/11) rằng: “Do phía Trung Quốc không xin phép Hà Lan, nên Bộ Ngoại giao đã thông báo với Đại sứ rằng trạm cảnh sát phải bị đóng cửa ngay lập tức.”

Buitenlandse Zaken heeft de Chinese ambassadeur om volledige opheldering gevraagd over de zogeheten politie service stations die namens de Chinese overheid taken uitvoeren in Nederland. 1/2


— Wopke Hoekstra (@WBHoekstra) November 1, 2022


Trước đây, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao đã nói với Epoch Times : “Chính Hà Lan sẽ điều tra các trạm cảnh sát này, để tìm hiểu các hoạt động chính xác của chúng.”


“Ngày hôm qua Chúng tôi đã yêu cầu Đại sứ Trung Quốc cung cấp văn bản và giải thích”, Bộ trưởng Hoekstra nói với hãng truyền thông Hà Lan RTL Nieuws .


Trước đó, trong một báo cáo hồi tháng Chín, tổ chức phi chính phủ Safeguard Defenders có trụ sở tại Tây Ban Nha cho biết, ĐCSTQ đã thiết lập 54 “trạm dịch vụ cảnh sát 110 ở nước ngoài” trên khắp thế giới. Trong đó có 2 trạm tại Hà Lan; Anh và Canada, mỗi nước có 3 trạm.


Ông Hoekstra đã thông báo cho Đại sứ Trung Quốc rằng Hà Lan sẽ tiến hành các cuộc điều tra thêm. Ông nói với RTL Nieuws : “Chúng tôi vẫn phải tìm hiểu xem chuyện gì đang xảy ra trong những trạm này. Dù sao thì đây cũng là vấn đề lãnh sự và phải xin phép nước sở tại.”

Bộ Ngoại giao cho biết trong mọi trường hợp, các cơ quan này rõ ràng đang làm công việc lãnh sự mà không được phép. Đây là lý do tại sao Ngoại trưởng Hoekstra ra lệnh cho ĐCSTQ đóng cửa các tổ chức bất hợp pháp này ngay lập tức.


Vào tuần trước, RTL Nieuws và kênh tin tức điều tra Follow the Money tiết lộ rằng cảnh sát Trung Quốc thiết lập ít nhất 2 trạm phi pháp ở Hà Lan. Trạm Amsterdam là “trạm cảnh sát Hoa kiều” đầu tiên được thành lập vào tháng 6/2018.

Người Hà Lan gốc Hoa có thể liên hệ với những văn phòng này để giải quyết các vấn đề hành chính, như gia hạn bằng lái xe. Nhưng nghiên cứu cho thấy chúng cũng được thiết kế để tạo điều kiện thuận lợi cho công việc của cảnh sát Trung Quốc ở nước ngoài.

Trạm cảnh sát 110 ở nước ngoài (Trạm cảnh sát Hoa kiều) do Sở Công an thành phố Phúc Châu thiết lập tại thành phố Rotterdam, không có logo. (Ảnh: Epoch Times)

Tuần trước, các nghị sĩ từ “Đảng Nhân dân Tự do và Dân chủ” (VVD) và D66 đã kêu gọi đóng cửa các trạm cảnh sát bất hợp pháp này càng sớm càng tốt.


Ngoại trưởng Hoekstra của “Liên minh Dân chủ Kitô giáo Hà Lan” (CDA) đáp lại trong một dòng tweet cho biết: “Cần phải điều tra đến cùng. Cần phải nói rõ rằng: Sự can thiệp của nước ngoài vào hệ thống luật pháp của chúng ta là không thể chấp nhận được.”

Ireland ra lệnh đóng cửa “trạm cảnh sát” Trung Quốc tại Dublin


Hôm thứ Năm (27/10), Văn phòng Đối ngoại Ireland đã ra lệnh đóng cửa “Trạm Cảnh sát Phúc Châu” tại thủ đô Dublin. Gần đây, Đức, Bồ Đào Nha, Canada đều mở cuộc điều tra về “trạm cảnh sát 110 ở nước ngoài” của ĐCSTQ. Các nhà lập pháp Hoa Kỳ cũng thúc giục chính quyền Biden điều tra “Trạm cảnh sát 110” của ĐCSTQ ở New York.


Bình Minh (t/h)

Các nước Âu Mỹ điều tra "trạm cảnh sát 110” của ĐCSTQ ở nước ngoài

Ngày càng nhiều quốc gia châu Âu và Mỹ liên tục mở các cuộc điều tra về “trạm cảnh sát 110 ở nước ngoài” của chính quyền Trung Quốc.

Chia sẻ Facebook