Gordon Moore, nhà đồng sáng lập Intel, qua đời ở tuổi 94
Gordon Moore, người đồng sáng lập Tập đoàn Intel, người nổi tiếng với “định luật Moore” dự đoán từ 1965 mà vẫn đúng cho đến nay về tốc độ phát triển ngành công nghệ thông tin, đã qua đời ở tuổi 94, theo BBC đưa tin.
Nhà tiên phong ngành công nghệ thông tin và cũng là nhà từ thiện Gordon Moore qua đời hôm Thứ Sáu (24/3) tại nhà riêng ở Hawaii ở tuổi 94.
Ông Moore bắt đầu nghiên cứu bán dẫn từ những năm 1950 và đồng sáng lập Tập đoàn Intel.
Ông đã dự đoán rằng sức mạnh xử lý của máy tính sẽ tăng gấp đôi mỗi năm —sau đó được chỉnh lại thành mỗi 2 năm— và điều đó vẫn đúng cho đến tận bây giờ, được biết với cái tên “ định luật Moore ” .
“những điều kỳ diệu như máy tính gia đình —hoặc ít nhất là các thiết bị đầu cuối được kết nối với máy tính trung tâm— điều khiển tự động cho ô tô và thiết bị liên lạc di động cá nhân.”
Trong bài báo năm 1965, ông nhận xét rằng nhờ những cải tiến công nghệ, số lượng transistor trên vi mạch tăng gần gấp đôi mỗi năm kể từ khi mạch tích hợp được phát minh vài năm trước đó.
Sau khi lấy bằng tiến sĩ, ông Moore gia nhập phòng thí nghiệm Fairchild Semiconductor, nơi sản xuất bán dẫn và mạch tích hợp khả thi về mặt thương mại.
Việc mở rộng công ty đó đã đặt nền móng cho việc chuyển đổi bán đảo phía nam San Francisco thành nơi mà ngày nay được gọi là Thung lũng Silicon.
Năm 1968, ông Moore và Robert Noyce rời Fairchild để thành lập Intel.
Công việc của ông góp phần thúc đẩy tiến bộ công nghệ quan trọng trên khắp thế giới và cho phép sự phát triển của máy tính cá nhân (PC) cũng như các hãng Apple, Facebook, và Google.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 2008, ông Moore nói,
“Tất cả những gì tôi đang cố gắng làm là truyền tải thông điệp rằng bằng cách đưa ngày càng nhiều thứ vào một con chip, chúng tôi sẽ làm cho tất cả các thiết bị điện tử trở nên rẻ hơn.”
Tập đoàn Intel đã vinh danh người đồng sáng lập của mình bằng tweet : “chúng tôi đã mất đi một người có tầm nhìn.”
CEO hiện tại của Intel, Pat Gelsinger, cho biết Gordon Moore đã tham gia định hình nên ngành công nghệ thông tin bằng cái nhìn sâu sắc và tầm nhìn của mình, đồng thời truyền cảm hứng cho các nhà công nghệ và doanh nhân trong nhiều thập kỷ.
“Ông để lại một di sản đã thay đổi cuộc sống của mọi người trên hành tinh. Ký ức về ông ấy sẽ sống mãi.” Ông Gelsinger viết, “Tôi rất vinh dự được biết ông ấy.”
Ông Moore dành cả cuộc đời sau này của mình cho hoạt động từ thiện, sau khi cùng vợ Betty thành lập quỹ tập trung vào các nguyên nhân môi trường, được gọi là Quỹ Gordon và Betty Moore.
Trong số những hoạt động của quỹ, có việc bảo vệ lưu vực sông Amazon và các dòng cá hồi ở Mỹ, Canada, và Nga.
Harvey Fineberg, chủ tịch của quỹ nói,
“Những ai trong chúng tôi đã gặp và làm việc với Gordon sẽ mãi mãi được truyền cảm hứng bởi sự khôn ngoan, khiêm tốn và hào phóng của ông ấy.”
Năm 2002, ông Moore nhận được Huân chương Tự do —-vinh dự dân sự cao nhất ở Hoa Kỳ— từ Tổng thống George W Bush.
Nhật Tân
Mạng xã hội tràn ngập ảnh "hư cấu" do AI tạo ra
Hình ảnh giật gân, chi tiết cảnh cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump bị cảnh sát thành phố New York bắt giữ đã tràn ngập trên Twitter và nhiều mạng xã hội khác.