Góc nhìn tuần 06/06 - 10/06: Duy trì đà tăng ngắn hạn?

Chia sẻ Facebook
06/06/2022 00:08:55

Theo nhận định của các công ty chứng khoán (CTCK), VN-Index cần vượt vùng kháng cự quang mốc tâm lý 1,300 điểm để xác nhận đà đi lên. Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức tăng.

Bài cập nhật

Góc nhìn tuần 06/06 - 10/06: Duy trì đà tăng ngắn hạn?

Kiểm định vùng gần 1,300 điểm


CTCK Bản Việt (VCSC) : Tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn của HNX-Index duy trì ở mức trung tính còn của những VN-Index , VN30 , VNMidcap và VNSmallcap duy trì ở mức tích cực. Thanh khoản giảm trong phiên giảm điểm của thị trường sẽ là một yếu tố cần thiết trong việc giúp quay trở lại đà tăng.


Dự báo trong phiên giao dịch đầu tuần 06/06, thị trường với đại diện là chỉ số VN-Index sẽ thể hiện những nỗ lực tăng điểm về phía cuối ngày. Theo đó, VN-Index sẽ kiểm định lại kháng cự của đường MA5 ngày và đỉnh gần nhất tại 1,295 - 1,300 điểm.


Nếu lực mua đủ mạnh để giúp VN-Index đóng cửa trên vùng này, VCSC kỳ vọng chỉ số có thể sẽ hướng lên kháng cự tiếp theo quanh vùng 1,350 điểm, tạo bởi đường MA50 ngày. Ngược lại, nếu lực mua ở vùng giá cao không mạnh và bị áp đảo trở lại bởi lực bán, VN-Index có thể sẽ cần kiểm định lại hỗ trợ của đường MA10 tại 1,280 điểm hoặc thấp hơn là MA20 tại 1,255 điểm.

Hạ tỷ trong khi khối lượng giao dịch giảm


CTCK Tân Việt (TVSI) : Chỉ số VN-Index và VN30 kết thúc tuần giao dịch 30/05 - 03/06 đi ngang sau hai tuần hồi phục mạnh mẽ trước đó. Điều này thường tạo ra các suy luận thị trường đang tích lũy để tăng tiếp hoặc được giữ đi ngang để phân phối. TVSI đánh giá cả hai chiều suy luận trên đều có cơ sở bởi về mặt lý thuyết chỉ số còn tiềm năng hồi phục tiếp nhờ một số cổ phiếu vốn hóa lớn nhưng phần đông các cổ phiếu trong nội tại lại có xác suất kết thúc nhịp hồi phục để giảm trở lại.


Do đó, TVSI vẫn giữ quan điểm về kỳ vọng chỉ số VNIndex hồi phục lên vùng 1,350-1,370 điểm và theo chiến lược hạ tỷ trọng với các cổ phiếu đã có dấu hiệu tạo đỉnh của nhịp hồi phục (xuất hiện phiên giao dịch giảm giá với KLGD > TB 20 phiên).

Tích lũy là cần thiết


CTCK Sài Gòn - Hà Nội (SHS) : Thị trường đi ngang sau 2 tuần phục hồi liên tiếp cho thấy đợt hồi phục này của thị trường khá mạnh và tin cậy, khối lượng giao dịch tuần 30/05 - 03/06 vẫn đang ở mức thấp nhưng ổn định trong suốt 3 tuần qua.


Tuy nhiên, với việc VN-Index tiệm cận ngưỡng cản tâm lý 1,300 điểm và sau 2 tuần tăng điểm liên tiếp rất có thể thị trường sẽ đối diện với khả năng điều chỉnh và thực tế thị trường đã có 2 phiên cuối tuần giảm điểm, nhịp điều chỉnh (nếu có) không hẳn mang tính chất tiêu cực mà nó sẽ tạo cơ hội để thị trường tích lũy lại trước khi có những động thái tích cực hơn.


Dưới góc nhìn phân tích kỹ thuật, đang có sự ủng hộ cho xu hướng hồi phục của thị trường với việc chỉ số VN-Index đã bật thoát xa ngưỡng kháng cự tâm lý 1,200 điểm và gần như chạm ngưỡng kháng cự tâm lý 1,300 điểm là mốc đầu tiên sóng hồi phục b hướng tới.

Thị trường đã hồi phục mạnh từ đáy nhưng định giá vẫn đang ở mức hấp dẫn khi P/E thị trường vẫn chỉ quanh 14, nhiều doanh nghiệp niêm yết vẫn đang có định giá hấp dẫn, đợt điều chỉnh đang diễn ra sẽ là cơ hội để nhà đầu tư dài hạn gia tăng tỷ trọng cổ phiếu.

Tăng trong ngắn hạn


CTCK Yuanta Việt Nam : Trong ngắn hạn, thị trường có thể sẽ tiếp tục giằng co và chỉ số VN-Index có thể sẽ biến động hẹp quanh mức hiện tại. Đồng thời, thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên dòng tiền vẫn có thể duy trì ở mức thấp và phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu trong tuần giao dịch tới. Ngoài ra, Yuanta cho rằng rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức thấp.

Rủi ro nằm ở tương quan tới thị trường quốc tế


CTCK MB (MBS) : Thị trường chốt phiên cuối tuần 30/05 - 03/06 giảm điểm nhưng vẫn là tuần tăng thứ 3 liên tiếp. Xét về mặt dòng tiền thì nhịp hồi cuối phiên và việc thị trường có thể hấp thụ lớn hơn lượng hàng T+3 về tài khoản là mặt tích cực.

Rủi ro lúc này là ở thị trường quốc tế. Việc thị trường trong nước có điều chỉnh cũng là điều dễ hiểu sau chuỗi tăng vừa qua và nếu tiếp tục duy trì được mức tương quan thấp so với thị trường quốc tế, tác động từ thị trường quốc tế là không đáng ngại.

Đông Tư

Chia sẻ Facebook