Gỡ nút thắt vốn tiêu dùng hợp pháp cho khách hàng "dưới chuẩn"

Chia sẻ Facebook
15/06/2022 11:00:31

Cánh cửa tiếp cận vốn hợp pháp, an toàn cho khách hàng “dưới chuẩn” đang rộng mở hơn nhờ những giải pháp toàn diện từ các “ông lớn” tài chính.

Bình đẳng cơ hội tiếp cận vốn với mô hình tài chính tiện ích

Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã tác động nghiêm trọng đến đời sống của người lao động. Thu nhập bình quân tính theo tháng của lao động liên tục sụt giảm trong khi sinh hoạt thiết yếu vẫn cần phải đảm bảo, vì vậy nhu cầu vay vốn tiêu dùng ngày càng tăng.

Theo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước), tăng trưởng dư nợ cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, cho vay tiêu dùng trong 10 năm qua luôn cao hơn tăng trưởng dư nợ cho vay chung toàn nền kinh tế. Tăng trưởng bình quân của cho vay tiêu dùng giai đoạn 2010 - 2020 đạt 33,7%, trong khi tốc độ tăng dư nợ tín dụng chung toàn nền kinh tế đạt 17,3%.

Thống kế này cho thấy hệ thống ngân hàng đã và đang tập trung phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Việc mở rộng cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn tiêu dùng cho người dân đã góp phần hạn chế người dân tiếp cận vốn từ những kênh không chính thức, giúp giảm thiểu các hệ lụy, bảo đảm an ninh trật tự xã hội.

Dù vậy, rào cản thủ tục của cả bên vay và bên cho vay là không nhỏ. Mức độ tiếp cận dịch vụ tài chính giữa các tầng lớp lao động cũng bất cân xứng khi không phải đối tượng lao động nào cũng bình đẳng trước các cơ hội tiếp cận tài chính hợp pháp.

Để vay ngân hàng, người dân phải có tài sản đảm bảo hoặc chứng minh được thu nhập. Các điều khoản ràng buộc chặt chẽ và quy trình phức tạp dễ gây tâm lý ngại ngần cho lao động phổ thông. Do nhu cầu cần trang trải cuộc sống trước mắt, cần thu xếp khoản vốn nhỏ để sản xuất kinh doanh, một bộ phận người lao động thậm chí đã rút bảo hiểm xã hội một lần, mà không lường hết những thiệt thòi về sau.

Từ nhu cầu thực tế của thị trường, cũng như thấu hiểu khó khăn của khách hàng "dưới chuẩn", Ngân hàng CIMB Việt Nam và Công ty Cổ phần Kinh doanh F88 đã cho ra mắt mô hình tài chính tiện ích nhằm tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính toàn diện của một cách nhanh chóng và rộng rãi.


Hợp tác thúc đẩy tài chính toàn diện

Bước tiến mới trong mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai bên, hướng tới việc phổ cập tài chính toàn diện cho tầng lớp lao động phổ thông, thu nhập thấp


Ông Thomson Faw Siew Kat – Tổng Giám đốc Ngân hàng CIMB Việt Nam chia sẻ: "Với lợi thế của một trong những ngân hàng số tiên phong với những các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế, CIMB kết hợp cùng F88 – chuỗi dịch vụ tài chính tiện ích phát triển mô hình tài chính tiện ích nhằm mở rộng cơ hội tiếp cận tài chính đến các nhóm khách hàng tiềm năng, góp phần thu hẹp khoảng cách và giảm bất bình đẳng trong việc tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ tài chính của người dân thu nhập thấp. Khi nhóm lao động phổ thông được tiếp cận với nguồn tài chính hợp pháp và an toàn, chắc chắn tình trạng "tín dụng đen" sẽ được đẩy lùi.

Ông Phùng Anh Tuấn – CEO của Công ty Cổ phần Kinh doanh F88 chia sẻ: "Việc mở ra một giai đoạn phát triển mới trong quan hệ đối tác chiến lược giữa CIMB Việt Nam và F88 nhằm mang đến một mô hình tài chính tiện ích, giúp nhóm khách hàng "dưới chuẩn" vượt qua khó khăn khi họ có thể dễ dàng tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ cho vay tiêu dùng với thủ tục được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả".

Ngân hàng CIMB Việt Nam cung cấp một loạt các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng cho các cá nhân dựa trên định hướng về một tương lai tài chính vững mạnh. Với chiến lược tiếp cận khách hàng sáng tạo và khác biệt, CIMB ghi dấu ấn trên thị trường như một trong những ngân hàng số tiên phong, tăng trưởng hơn 250% số lượng người dùng tính từ đầu năm 2020.


Ánh Dương

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Chia sẻ Facebook