Gỡ khó cho trường mầm non dân lập trước nguy cơ đóng cửa

Chia sẻ Facebook
28/04/2022 19:31:40

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 11/2022/QĐ-TTg về tín dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Theo quyết định, đối tượng vay vốn là cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập gồm: nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập thuộc loại hình dân lập, tư thục (cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục); nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non thuộc loại hình dân lập, tư thục (trường mầm non dân lập, tư thục); trường tiểu học tư thục theo quy định của pháp luật.

Đối tượng vay vốn phải đáp ứng các điều kiện: Được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; Phải dừng hoạt động theo yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19 ít nhất 1 tháng tính đến thời điểm vay vốn; Có Phương án vay vốn để phục hồi, duy trì hoạt động và được Ngân hàng Chính sách xã hội thẩm định; Tại thời điểm đề nghị vay vốn, khách hàng không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát sinh trước thời điểm ngày 23/01/2020.

Mầm non dân lập sẽ được vay vốn ưu đãi thời gian tới.

Mức vốn cho vay tối đa 80 triệu đồng/cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục; tối đa 200 triệu đồng/trường mầm non dân lập, tư thục, tiểu học tư thục.

Mức cho vay cụ thể đối với mỗi trường hợp do Ngân hàng Chính sách xã hội xác định dựa trên phương án vay vốn.

Lãi suất cho vay 3,3%/năm. Thời hạn cho vay tối đa 36 tháng. Đồng tiền cho vay và trả nợ bằng đồng Việt Nam. Lãi suất nợ quá hạn bằng lãi suất cho vay hộ nghèo tại thời điểm vay vốn.

Vốn vay dùng để sửa chữa cơ sở vật chất; mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế phòng chống dịch Covid-19; mua sắm thiết bị nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục để phục hồi, duy trì hoạt động.

Nguồn vốn cho vay theo Quyết định này tối đa 1.400 tỉ đồng từ nguồn phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh của Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định tại Nghị quyết số 11/NQ-CP. Thời gian giải ngân nguồn vốn cho vay không vượt quá thời điểm ngày 31/12/2023 hoặc thời điểm hết nguồn vốn cho vay, tùy theo điều kiện nào đến trước.


Trước đó, Infonet đã đưa tin, đóng cửa liên tục nhiều tháng liền trong khi vẫn phải chi trả tiền thuê mặt bằng hàng trăm triệu đồng mỗi tháng ở những vị trí đắt đỏ khiến nhiều chủ trường mầm non tư thục rơi vào cảnh kiệt quệ buộc phải rao bán, sang nhượng trường nhưng rao nhiều ngày không có người mua.

Sau hơn 1 tháng đăng thông tin sang nhượng cơ sở mầm non của mình tại quận Hoàng Mai (Hà Nội), chị Lê Thị Thảo vẫn chưa sang nhượng được trường vì bị người mua ép giá.

Chị Thảo kể cơ sở mầm non của chị thành lập từ cuối năm 2019, hoạt động chưa được bao lâu đã phải đóng cửa do dịch Covid-19. Không còn cách nào khác, chị phải đành rao bán trường dù đã đầu tư gần 1 tỷ vào đó.

"Tôi từng làm giáo viên mầm non hơn 10 năm, sau đó làm quản lý cho một số cơ sở và cuối cùng được ủng hộ của chồng nên tôi quyết định mở cơ sở mầm non của riêng mình. Tất nhiên, khi mở trường vì muốn thu hút lượng học sinh đông nên tôi chọn vị trí trung tâm và thuê 2 căn biệt thự liền kề thông nhau.

Hoạt động chưa đầy nửa năm với số học sinh cũng khá đông nhưng chưa kịp thu hồi vốn thì dịch bệnh ập đến.

Lúc đầu tôi nghĩ chỉ nghỉ chừng 1, 2 tháng thôi chứ đâu có ngờ nghỉ lâu như vậy. Năm nay nghỉ nguyên từ tháng 4 đến giờ, trong khi tháng nào cũng phải đóng đủ tiền nhà 150 triệu đồng. Cực chẳng đã tôi phải buông thôi, giờ giáo viên cũng không tuyển được, vốn thì không còn để duy trì", chị Thảo cho hay.

Sau hơn 6 tháng ròng không có nguồn thu nhập, cạn kiệt nguồn vốn đầu tư, hàng loạt trường mầm non tư thục trên địa bàn TP Hà Nội gần đây liên tục phải rao bán, sang nhượng gấp. Các fanpage sang nhượng trường mầm non trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết nhưng chỉ thấy người bán mà không thấy có mấy người mua.

Thực tế thì không chỉ ở Hà Nội mà cả TP.HCM, tình trạng rao bán trường mầm non diễn ra rất nhiều. Không khó để tìm kiếm trên mạng xã hội những bài viết sang nhượng trường hay bán thiết bị, đồ chơi cho học sinh mầm non với giá rẻ bèo.


Hoàng Thanh

Tin Cùng Chuyên Mục

Sách giáo khoa mới lớp 3, 7, 10 tăng gấp 2-3 lần, phụ huynh băn khoăn ''chất lượng có tương xứng?'

icon 0

Hiện nay Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam thông tin về giá sách giáo khoa lớp 3, lớp 7 và lớp 10 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Tặng học trò đôi giày 80 nghìn trong mùa đông giá rét, hơn 20 năm sau cô giáo được tặng lại 1 căn nhàicon0Có lẽ cô giáo này cũng không ngờ hành động tặng giày năm nào đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời của cậu học trò.

Thực hư thông tin nhà trường 'vận động' học sinh yếu kém không thi vào lớp 10, không thi tốt nghiệp THPT ở Hà Nội: Góc khuất khó có bằng chứng rõ ràng

icon 0

Trước những bức xúc của phụ huynh học sinh, các phòng GD-ĐT của Hà Nội đã chính thức có câu trả lời.

Vụ thầy giáo Đồng Nai tát học sinh: Đòn roi không bao giờ làm nên nhân cách học trò!icon0Theo thạc sĩ Hà Thái Hương (ĐH Sư phạm Hà Nội 2) thì việc thầy giáo đánh học sinh với lý do nào cũng không thể chấp nhận được.

Các lưu ý thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2022 trực tuyến

icon 0

Bắt đầu từ hôm nay (26/4) đến hết ngày 3/5, học sinh lớp 12 có thể đăng nhập vào hệ thống quản lý thi để thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2022 bằng hình thức trực tuyến.

Thêm trường học Hà Nội bị tố 'ép' học sinh viết đơn không thi vào lớp 10: 'Trường nghề về tận nơi tư vấn nhưng không ai ép'

icon 0

Mạng xã hội tiếp tục xôn xao trước sự việc một phụ huynh ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội cho biết mình mới bị nhà trường 'ép buộc' viết đơn cho con không dự thi lớp 10 công lập.

Con gái 7 tuổi tả 'mẹ như hổ dữ' khiến mẹ lên cơn thịnh nộ nhưng nghe xong giải thích thì xấu hổ vô cùng!icon0Người mẹ đã không giữ nổi bình tĩnh khi kiểm tra bài tập của con gái.

Hà Nội: Không lấy kết quả thi lớp 10 làm tiêu chí đánh giá thi đua

icon 0

Hà Nội cho biết không đưa vào tiêu chí thi đua về kết quả học sinh dự thi vào lớp 10; năm học tới bảo đảm 100% đã tốt nghiệp THCS có nguyện vọng tiếp tục đi học đều được tuyển vào các trường THPT...

Cô giáo mầm non mặc đồ gợi cảm, phụ huynh góp ý liền bị đáp trả 1 câu khiến giận run người, suýt cho con nghỉ họcicon0Giáo viên cần lựa chọn trang phục lịch sự khi đến trường.

Tuyển sinh đại học 2022: Ngành nào sẽ lấy lại 'phong độ' sau đại dịch?icon0Trước khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào đại học 2022, thí sinh nên tìm hiểu kỹ về ngành học mà mình mong muốn.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook