Giới tài chính Hàn Quốc chào đón ông Biden với loạt dự án nâng cấp
Ngày 21/5, tân Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã tổ chức tiệc chào đón Tổng thống Mỹ Joe Biden, cuộc gặp có nhiều nhân vật quan trọng trong ngành tài chính Hàn Quốc. Cùng ngày, Hyundai Motor công bố kế hoạch đầu tư 7 tỷ USD vào Mỹ.
Embed from Getty Images
Ngày 21/5/2022, Tổng thống Mỹ Joe Biden dự bữa tiệc tối chào mừng cấp nhà nước do Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol tổ chức tại Bảo tàng Quốc gia ở Seoul (Nguồn: Lee Jin-Man – Pool/Getty Images)
Ngày 21/5, nhà sản xuất ô tô lớn thứ 3 thế giới Hyundai Motor chính thức thông báo chi 7 tỷ USD để xây dựng nhà máy sản xuất xe điện và nhà máy sản xuất pin điện tại Georgia, Mỹ. Đây là một phần trong cam kết đầu tư 7,4 tỷ USD của Hyundai Motor vào năm ngoái.
Sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Hàn, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã tổ chức tiệc chiêu đãi Tổng thống Mỹ Biden tại Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc. Tham gia sự kiện có nhiều nhân vật quan trọng khác trong lĩnh vực tài chính và kinh tế Hàn Quốc như Phó Chủ tịch Samsung Electronics Lee Jae-yong, Chủ tịch Tập đoàn SK Chey Tae-won, Chủ tịch Tập đoàn Hyundai Motor Chung Eui-sun, Chủ tịch Tập đoàn LG Koo Kwang-mo, Chủ tịch Tập đoàn Lotte Shin Dong-bin…
Trong bài phát biểu tại bữa tối, Tổng thống Yoon Suk-yeol nói rằng Hàn Quốc và Mỹ dựa trên các giá trị phổ quát của dân chủ tự do, nhân quyền và pháp trị, đã vượt qua liên minh an ninh và phát triển thành “liên minh công nghệ và liên minh chiến lược toàn diện toàn cầu” . Liên minh Hàn – Mỹ được hình thành bằng hy sinh xương máu là “hậu thuẫn vững chắc” cho sự phát triển và thịnh vượng dựa trên nền dân chủ tự do và nền kinh tế thị trường.
Tổng thống Mỹ Biden cho biết, Hàn Quốc đã cho thế giới thấy một cách trung thực sức mạnh của nền dân chủ có thể mang lại cho người dân cuộc sống phồn vinh như thế nào, ông kêu gọi “ chúng ta hãy cùng đồng hành”.
Hãng thông tấn Yonhap cho biết Chính phủ Hàn Quốc đã mời một lượng lớn nhân vật quan trọng trong giới tài chính đến dự tiệc chiêu đãi chào đón Tổng thống Mỹ Biden, điều này thể hiện quyết tâm của Hàn Quốc trong tăng cường hợp tác an ninh kinh tế với Mỹ. Vào ngày đầu tiên trong chuyến thăm, hai nguyên thủ Mỹ và Hàn đã thị sát nhà máy Samsung Electronics Pyeongtaek, thể hiện ý chí của hai nước trong việc xây dựng liên minh an ninh kinh tế.
Tại cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – Hàn hôm đó, hai nước đã quyết định tăng cường cơ chế đối thoại an ninh kinh tế và nâng cấp đối thoại hợp tác công nghiệp cấp Cục/Vụ giữa hai nước lên thành cấp Bộ, theo đó hàng năm sẽ thường xuyên thảo luận về các điểm nóng an ninh kinh tế.
Theo nội dung cuộc gặp thượng đỉnh, hai nước cũng quyết định tăng cường hợp tác giữa tư nhân và chính phủ trong các lĩnh vực công nghệ cốt lõi và mới nổi bao gồm như: chất bán dẫn tiên tiến, pin xe điện thân thiện với môi trường, trí tuệ nhân tạo, công nghệ lượng tử, công nghệ sinh học, và robot.
Ngoài ra hai nước cũng chính thức tuyên bố Hàn Quốc tham gia vào Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ – Thái Bình Dương (IPEF) do Mỹ lãnh đạo.
Nhiều “ông lớn” Hàn Quốc tăng cường đầu tư vào Mỹ
Ngày 21/5, Hyundai Motor cũng đã ký một thỏa thuận với chính quyền bang Georgia của Mỹ về việc xây dựng một nhà máy sản xuất xe điện. Việc xây dựng nhà máy dự kiến sẽ bắt đầu vào năm sau và hoàn thành vào nửa đầu năm 2025. Công suất sản xuất hàng năm của nhà máy sẽ đạt 300.000 xe và sẽ thâm nhập thị trường Bắc Mỹ bằng cách sản xuất nhiều loại xe điện. Kế hoạch của Hyundai vào năm 2030 là bán được 840.000 xe điện tại Mỹ.
Tại Mỹ, Hyundai Motor không chỉ đầu tư vào sản xuất và bán xe mà còn tích cực đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh trong tương lai như di chuyển trên không trong đô thị (UAM) và nghiên cứu xe tự lái. Năm 2020, Hyundai Motor và công ty xe tự lái Aptiv của Mỹ đã hợp tác thành lập một công ty với quy mô 4 tỷ USD tại Mỹ, gần đây họ đã mua lại công ty chế tạo người máy Boston Dynamics của Mỹ với giá khoảng 900 triệu USD.
Tổng doanh số của Hyundai Motor Corporation và công ty con Kia Corporation ở Trung Quốc đạt đỉnh 1,79 triệu chiếc vào năm 2016, nhưng năm đó sau khi Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD ở Hàn Quốc thì phía Trung Quốc thúc đẩy tẩy chay sản phẩm Hàn Quốc khiến doanh số bán bắt đầu giảm xuống và vào năm ngoái lượng tiêu thụ còn chưa đến 500.000 chiếc.
Trong ngày cuối chuyến thăm Hàn Quốc hôm 22/5, Tổng thống Biden đã hội đàm với Chủ tịch Tập đoàn Hyundai Motor là Chung Eui-sun, bày tỏ cảm ơn và lắng nghe chương trình hoạt động của Mỹ của Tập đoàn Hyundai Motor.
Ngoài Hyundai Motor, gần đây một số công ty lớn khác của Hàn Quốc cũng đã công bố kế hoạch đầu tư vào Mỹ. Ví dụ, nhà cung cấp giải pháp năng lượng mặt trời hàng đầu Hanwha cho biết họ sẽ đầu tư 200 tỷ won (khoảng 160 triệu USD) vào Mỹ để xây dựng một nhà máy sản xuất mô-đun năng lượng mặt trời quy mô 1,4GW.
Tập đoàn Lotte lấy trung tâm hoạt động là Hàn Quốc và Nhật Bản, cho biết họ sẽ đầu tư 200 tỷ won (khoảng 160 triệu USD) để mua lại công ty chăm sóc sức khỏe BMS (Bristol-Myers Squibb) ở bang New York của Mỹ. Ngoài ra, Lotte Chemical cũng sẽ thành lập một liên doanh với công ty khởi nghiệp về pin của Mỹ là Soelect để trước năm 2025 đầu tư 250 tỷ won (khoảng 200 triệu USD) vào mở rộng năng lực sản xuất cực dương kim loại LiX.
Tháng Năm năm ngoái, nhân cơ hội cuộc gặp thượng đỉnh Hàn – Mỹ, các công ty Hàn Quốc đã công bố kế hoạch đầu tư vào Mỹ với tổng quy mô 39,4 tỷ USD. Trong số đó, Samsung Electronics đã đầu tư 17 tỷ USD để xây dựng một xưởng đúc wafer mới tại Mỹ, và SK Hynix đã đầu tư 1 tỷ USD để xây dựng ở Thung lũng Silicon một trung tâm R&D về ngành công nghiệp mới nổi.
Theo Ngô Tâm, Epoch Times
Chuyến thăm Hàn, Nhật của ông Biden: Xây dựng NATO kinh tế phiên bản châu Á Các chuyên gia cho rằng cấu trúc kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương có thể được gọi là một phiên bản châu Á của NATO kinh tế