Giang Trạch Dân bị truy tố trong nước và bị kiện trên toàn cầu
Kể từ ngày 20/7/1999, khi Giang Trạch Dân phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công, nhiều quốc gia trên thế giới đã truy tố ông ta tội diệt chủng.
Ngày 30/11, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chính thức tuyên bố ông Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo của ĐCSTQ, đã qua đời tại Thượng Hải. Kể từ ngày 20/7/1999, khi Giang phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công quy mô lớn, nhiều quốc gia trên thế giới đã truy tố ông ta tội diệt chủng, tra tấn và tội ác chống lại loài người.
Kể từ năm 2015, tại Trung Quốc, hơn 200.000 người đã kiện Giang Trạch Dân, gần 4 triệu người trên thế giới đã ký vào các bản án hình sự chống lại ông ta.
Ngày 30/1/2004, “Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc Đàn áp Pháp Luân Công” (WOIPFG) đưa ra một báo cáo điều tra cho rằng cuộc đàn áp này của ĐCSTQ là một hành vi tội ác sử dụng thể chế, luật pháp, chính sách và nghị định của nhà nước, cùng toàn bộ bộ máy nhà nước, để nhắm vào hàng chục triệu người dân vô tội ở Trung Quốc Đại Lục và hải ngoại, những người tin vào “Chân-Thiện-Nhẫn”.
Ngày 21/5/2004, WOIPFG đã ban hành thông tư “Truy tìm Giang Trạch Dân, Thủ phạm chính của Tội ác Diệt chủng, Tra tấn và Chống lại loài người.”
Thông báo đề cập đến việc các học viên Pháp Luân Công đã kiện Giang Trạch Dân tại Tòa án Tối cao ở Bắc Kinh vào ngày 29/8/2000, cáo buộc Giang vi phạm nghiêm trọng Hiến pháp, và cần phải bị truy cứu trách nhiệm pháp lý và hình sự.
Theo Điều 6 “Diệt chủng” và Điều 7 “Tội ác chống loài người” của “Quy chế Rome về Tòa án Hình sự Quốc tế” do Liên hợp quốc ban hành năm 1998, tháng 10/2002, Giang Trạch Dân bị buộc tội diệt chủng , tra tấn và tội ác chống lại loài người ở Hoa Kỳ.
Kể từ đó, học viên Pháp Luân Công liên tiếp đệ đơn kiện Giang Trạch Dân ở Thụy Sĩ, Bỉ, Úc, Tây Ban Nha, Đức, Đài Loan, Hàn Quốc, Tòa án Công lý Quốc tế ở The Hague (Hà Lan) và Liên Hợp Quốc.
Ngày 15/9/2004, tại Tòa án Tối cao New South Wales (tiểu bang đông dân nhất của Úc), học viên Pháp Luân Công Chương Thúy Anh đã kiện người chịu trách nhiệm chính về cuộc đàn áp Pháp Luân Công – lãnh đạo ĐCSTQ, Giang Trạch Dân, và văn phòng “610” được thành lập đặc biệt cho cuộc đàn áp.
Bà Chương Thúy Anh từng bị giam trong một nhà tù Trung Quốc trong 8 tháng, vì đi thỉnh nguyện chính quyền ĐCSTQ chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc Đại Lục. Trong thời gian đó bà đã bị tra tấn rất tàn bạo.
Năm 2015, chính quyền ĐCSTQ tuyên bố, bắt đầu từ ngày 1/5/2015, “có án phải lập, có kiện phải giải quyết” , khuyến khích mọi công dân tố cáo và kiện những người chịu trách nhiệm về các hành vi vi phạm và tội phạm theo luật.
Kể từ tháng 5/2015, hơn 210.000 học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc Đại Lục và hải ngoại đã gửi đơn khiếu nại hình sự đến Tòa án Tối cao Bắc Kinh và Viện Kiểm sát Tối cao qua đường bưu điện, bằng tên thật của họ, cáo buộc tội ác bức hại của Giang Trạch Dân.
Trong phong trào kiện Giang, các quan chức chính phủ, sĩ quan quân đội, thẩm phán cấp cao, thanh tra cảnh sát hàng đầu, giáo sư đại học, bác sĩ, chuyên gia hàng không vũ trụ, kỹ sư, doanh nhân thành đạt và giới tinh hoa chính thống khác từ mọi tầng lớp xã hội đều đệ đơn kiện.
Tuy nhiên, vì tố cáo Giang Trạch Dân theo pháp luật, nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị sách nhiễu, đe dọa, lục soát nhà, cướp của, bắt cóc phi pháp, v.v., và buộc phải ký cam kết sẽ không kiện Giang Trạch Dân nữa. Trong thời kỳ này, một số học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại và qua đời oan khuất.
Hành động chính nghĩa “kiện Giang” của các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đã nhận được sự hưởng ứng của người dân trên toàn thế giới.
Ngày 16/7 năm nay, nhân kỷ niệm 23 năm phản bức hại, ngày 20/7 của học viên Pháp Luân Công trên khắp thế giới, Luật sư Chu Uyển Kỳ (Zhu Wan-qi), điều phối viên chung của “Hoạt động toàn cầu ký tên ủng hộ người dân Trung Quốc cáo buộc hình sự Giang Trạch Dân vì đàn áp Pháp Luân Công” đã phát biểu trong một cuộc họp báo.
Bà công bố từ tháng 7/2015 – 13/7/2022, có 3.959.921 người từ 37 quốc gia và khu vực trên thế giới đã ký vào bản tố cáo hình sự chống lại Giang Trạch Dân, thủ phạm của cuộc bức hại Pháp Luân Công.
Pháp Luân Công, còn được gọi là “Pháp Luân Đại Pháp”, là một môn tu luyện Phật gia Thượng thừa, tu luyện tâm tính dựa trên nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn” , với 5 bài công pháp có tác dụng đáng kinh ngạc trong việc chữa bệnh và rèn luyện sức khỏe.
Môn này được truyền ra ở Trung Quốc vào năm 1992 và được người dân đón nhận rộng rãi. Theo thống kê nội bộ của Bộ Công an ĐCSTQ, trước năm 1999, số lượng học viên Pháp Luân Công đã lên tới 70 triệu – 100 triệu người.
Tháng 7/1999, Giang Trạch Dân đã ra lệnh đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công với quy mô chưa từng có, được Công an, Viện kiểm sát và các Sở Tư pháp phối hợp triển khai, và đã vượt xa phạm vi pháp luật.
Vô số học viên Pháp Luân Công đã bị bỏ tù, tra tấn đến mức tàn phế hoặc tử vong, và thậm chí họ còn bị mổ sống cướp nội tạng. Đến nay, Pháp Luân Công đã có mặt tại hơn 100 quốc gia và giành được hơn 3.000 giải thưởng quốc tế.
Bình Minh (t/h)
Cựu thủ lĩnh nhóm xã hội đen Nhật Bản tận mắt chứng kiến ĐCSTQ mổ cướp nội tạng Cách đây 15 năm, ông vô tình biết được câu chuyện mổ cướp nội tạng sống ở Trung Quốc.