Giảm thuế GTGT 2% tạo hiệu ứng tốt cho nền kinh tế

Chia sẻ Facebook
28/04/2022 17:00:27

Từ ngày 1/2/2022, Việt Nam đã thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ 10% xuống 8% theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP và khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp cho các công ty. Mục tiêu là thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế trong thời kỳ hậu Covid-19.

Hóa đơn 1 triệu đồng giảm 20 nghìn đồng, tưởng nhỏ nhưng không nhỏ

Việc điều chỉnh giảm thuế GTGT 2% được áp dụng từ ngày 1/2 đến hết ngày 31/12/2022 cho hàng hóa thuộc lĩnh vực nhập khẩu, sản xuất, chế biến và thương mại...

Theo tính toán của Tổng cục Thuế, biện pháp này sẽ làm tiêu tốn khoảng 49,4 nghìn tỷ đồng  ngân sách quốc gia, bằng 1/3 mức thiệt hại được ghi nhận của Đức trong đợt cắt giảm thuế GTGT bất ngờ vào cuối năm 2020.

Đây là lần thứ hai Việt Nam sử dụng chính sách này kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009. Với chính sách này, người tiêu dùng sẽ được giảm thuế GTGT trong chi tiêu hàng ngày, đặc biệt là khi thanh toán tại siêu thị và khi mua sắm tại các cửa hàng lớn. Nhưng quyết định này sẽ ít có hiệu lực hơn tại các chợ truyền thống và các cửa hàng trên đường phố, những nơi thường không xuất hóa đơn GTGT.

Chính sách bước đầu đã cho thấy tác dụng tích cực nhưng các nguy cơ vẫn còn rình rập. Chính phủ vẫn nên thận trọng và chú ý đến kinh nghiệm của các nước đã từng áp dụng biện pháp này để giúp chính sách có thể đạt được mục tiêu đề ra.


Bài học kinh nghiệm từ nước Đức

Ở Đức, sau cuộc khủng hoảng từ đại dịch Covid-19, Chính phủ nước này đã áp dụng giảm thuế GTGT từ 19% xuống còn 16%. đối với hầu hết các mặt hàng từ ngày 1/7/2020. Điều này được kỳ vọng mang lại sự tăng trưởng tiêu dùng và theo đó là tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, khi biện pháp tạm thời này hết hiệu lực vào ngày 31/12/2020, tình hình đã trở nên nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân là do chính sách cấm vận rất triệt để của Đức đã khiến nhiều công ty lâm vào tình thế khó khăn và không phải bên cung cấp dịch vụ nào cũng thực sự thực hiện giảm thuế GTGT cho khách hàng. Vì vậy, trong một số trường hợp, giá cuối cùng của hàng hóa dịch vụ vẫn giữ nguyên. Ngoài ra, khi lạm phát vẫn gia tăng, lên đến hơn 5% vào tháng 2/2022, đi kèm với chính sách lãi suất bằng 0, quyết định này đã khiến tiền tiết kiệm của người dân bị mất giá.

Theo Viện nghiên cứu kinh tế Ifo Institute for Economic Research, mức giảm này chỉ rơi vào khoảng 2/3 mức quy định. Tuy nhiên, trên thực tế, khoản tiền mà người tiêu dùng tiết kiệm được lại không được họ sử dụng cho việc chi tiêu nhiều hơn.

Theo một báo cáo trên tạp chí Đức "DIE ZEIT" số ngày 4/1/2021, chính sách giảm thuế GTGT đơn giản là đã không đạt mục tiêu. Người tiêu dùng không muốn chi tiêu quá nhiều khi họ cảm thấy bất an về tương lai.

Tại Việt Nam, Chính phủ vẫn nên thận trọng và chú ý đến kinh nghiệm của các nước đã từng áp dụng biện pháp này. Tác động mạnh mẽ của việc cắt giảm thuế GTGT có thể xuất hiện ngay sau khi hiệu lực này kết thúc. Nhìn chung, việc giảm thuế GTGT là một bước tiến quan trọng đối với Việt Nam nhưng nó phải đi đôi với sự phục hồi thực sự của nền kinh tế.

Hiện nay, vấn đề được rất được quan tâm là sự phục hồi nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để lạc quan bởi các biện pháp tài khóa và tiền tệ cho đến nay vẫn thận trọng và không làm giảm vai trò của Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ.

Việt Nam nhiều khả năng sẽ không rơi vào chính sách vay nợ quá mức (theo lý thuyết tiền tệ hiện đại). Chính sách kinh tế tự do của Việt Nam, thể hiện trong nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và các chính sách khuyến khích đầu tư, sẽ giúp Việt Nam tìm lại vị thế của mình.


Theo Anh Ngọc

Nhịp Sống Kinh tế

Chia sẻ Facebook