Giám đốc CIA: Kinh tế Sri Lanka sụp đổ vì đặt cược ngu ngốc vào Bắc Kinh
Ngày 20/7, Giám đốc CIA William Burns cho rằng việc “đặt cược ngu ngốc” khi đầu tư vào khoản nợ cao của Trung Quốc là yếu tố dẫn đến sự sụp đổ kinh tế của Sri Lanka. Đây cũng là một lời cảnh báo lớn cho các quốc gia khác.
“về việc nợ nần Trung Quốc chồng chất… họ đã đặt cược một cách ngu ngốc đối với tương lai kinh tế của chính mình, cho nên đã gặp phải những hậu quả kinh tế và chính trị mang tính thảm họa”.
Ông Burns cho biết,
“Tôi nghĩ đây sẽ là một bài học cụ thể cho nhiều người chơi khác, không chỉ ở Trung Đông hay Nam Á, mà ngay cả thế giới cũng nên để mắt đến những giao dịch kiểu này”.
Bắc Kinh đã đầu tư mạnh vào Sri Lanka và hợp tác chặt chẽ với cựu Tổng thống Gotabaya Rajapaksa, người đã bỏ trốn ra nước ngoài.
Sri Lanka hiện đang phải đối mặt với những khó khăn kinh tế nghiêm trọng, nguồn cung cấp thực phẩm và năng lượng gần như gián đoạn hoàn toàn. Trong khi đó, trong hàng loạt cuộc biểu tình lớn của người dân, ông Rajapaksa đã tuyên bố từ chức vào tuần trước và chạy trốn sang Singapore.
Sri Lanka đã vay nợ rất nhiều từ Trung Quốc, chủ yếu cho các dự án cơ sở hạ tầng, nhưng một số dự án đó kết quả chỉ là tốn kém và không hiệu quả.
Sân bay Rajapaksa được xây dựng bằng khoản vay 200 triệu USD từ Trung Quốc, nhưng nó rất ít được sử dụng đến mức từng có thời điểm không thể thanh toán được tiền điện.
Sri Lanka đã rơi vào tình trạng suy sụp kinh tế tồi tệ nhất trong 70 năm kể từ khi độc lập, và tuyên bố phá sản vào ngày 5/7. Tỷ lệ lạm phát trong nước lên tới 57%, dự trữ ngoại hối cạn kiệt và vẫn gánh một khoản nợ khổng lồ lên đến 51 tỷ USD.
Quốc đảo chỉ có 22 triệu dân này đang gánh khoản nợ khổng lồ 51 tỷ USD. Nợ Trung Quốc chiếm khoảng 10%, nhưng tỷ trọng thực tế được cho là cao hơn nhiều.
Chính phủ Sri Lanka đã cho China Merchants Group thuê cảng Hambantota trong 99 năm để trả nợ và cảng này chỉ cách tuyến đường chính từ châu Á sang châu Âu từ 6 đến 10 hải lý. Có thể nói đây là điểm kết nối quan trọng của “Một vành đai, Một con đường”. Bắc Kinh vì thế cũng bị chỉ trích là đã giăng bẫy nợ.
Năm 2007, Trung Quốc đã đầu tư 1,5 tỷ USD để xây dựng một cảng nước sâu ở Hambantota, Sri Lanka, cảng này bắt đầu hoạt động vào tháng 6/2012. Tuy nhiên, cảng không thu được lợi ích như mong đợi, khiến Sri Lanka rơi vào tình cảnh không trả được nợ.
Báo cáo chỉ ra rằng nhiều gia đình ở Sri Lanka đã dựa vào các thành viên trong gia đình ra nước ngoài làm việc vì nhu cầu việc làm trong nước yếu; đồng thời, Bắc Kinh đã cho vay tiền để tài trợ xây dựng các công trình lớn và sang trọng như trung tâm hội nghị quốc tế quy mô lớn, sân vận động và các trung tâm mua sắm lớn, các công trình này đều xa rời tình hình thực tế của đất nước Sri Lanka, và thường trở thành các công trình hào nhoáng bề ngoài.
Nikkei Asia tiết lộ, trong thời kỳ nội chiến Sri Lanka, Trung Quốc tham gia bán vũ khí lên tới 1,8 tỷ USD; sau khi nội chiến kết thúc, Trung Quốc (ĐCSTQ) còn tuyên bố giúp đỡ xây dựng cơ sở hạ tầng, trong khi khoản vay 5 tỷ USD có lãi suất bình quân lên đến 3,3%, gần gấp 5 lần lãi suất cho vay của Nhật Bản; đồng thời, ĐCSTQ còn lợi dụng danh nghĩa “Vành đai và Con đường“, để “đầu tư” 1,4 tỷ USD, và có kế hoạch thực hiện các dự án khai hoang gần bờ biển Colombo để xây dựng một trung tâm kinh doanh hiện đại, với ý đồ để Bắc Kinh nắm trong tay các nguồn tài nguyên chiến lược của Ấn Độ Dương. Ngoài ra, Trung Quốc thậm chí còn tài trợ việc xây dựng cảng nước sâu Hambantota, cuối cùng đã trở thành một đại diện điển hình cho “ chính sách ngoại giao bẫy nợ ” của ĐCSTQ.
Những quốc gia nào có thể trở thành Sri Lanka thứ hai? Hãng tin AP nêu tên 9 quốc gia khác có điều kiện kinh tế cũng đang trên bờ vực phá sản gồm Afghanistan, Pakistan, Lào, Myanmar, Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon, Zimbabwe, Ai Cập và Argentina. Nếu nghiên cứu kỹ, sẽ thấy rằng ngoại trừ Afghanistan muốn tham gia “Vành đai và Con đường” nhưng Trung Quốc chưa hồi đáp, 9 quốc gia khác, bao gồm cả Sri Lanka, có nền kinh tế sa lầy vào vũng lầy, đều đã tham gia sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc (ĐCSTQ).
9 quốc gia bên bờ vực phá sản đều tham gia “Vành đai và Con đường"
Sau khi Tổng thống Sri Lanka thừa nhận đất nước bị phá sản, thế giới bắt đầu quan tâm đến việc những quốc gia nào tiếp theo sẽ "phát nổ"?