Giải mã bí mật về nhan sắc xinh đẹp của nữ yêu tinh trong Tây du ký
Trong Tây du ký 1986, cứ là nữ yêu thì sở hữu nhan sắc xinh đẹp, còn nam yêu quái thì xấu xa, hung dữ.
Yêu quái trong Tây Du Ký 1986 cực kỳ đa dạng, từ yêu vật thành tinh cho tới linh vật của thần tiên. Thậm chí yêu quái xấu xí hay xinh như hoa hậu đều có mặt đầy đủ.
Trong Tây Du Ký, cứ là nam yêu thì được gọi là yêu quái, nữ yêu được gọi là yêu tinh. Những tên yêu quái nam thì có hình dạng xù xì, xấu xí, còn các nữ yêu tinh thì lại có diện mạo xinh đẹp.
Yêu quái có vẻ ngoài xấu xí cùng những mánh khóe không ngờ, chúng có thể biến thành bất kỳ tạo hình nào chúng muốn. Yêu quái xấu có thể bắt nguồn từ 2 nguyên do, thứ nhất là do tiên cốt tu luyện không đủ, thứ 2 là tướng mạo tùy tâm sinh.
Yêu quái thường biến thành mỹ nữ để lấy sự đồng cảm của người khác, còn nhiều yêu quái thì lại muốn thể hiện bản thân bắt kẻ khác phải sợ mình nên thường lựa chọn hình dáng hung tợn, đáng sợ nhất.
Bạch cốt tinh, nhện tinh, chuột tinh… đều muốn có được Đường Tăng mà hao tốn không biết bao nhiêu công sức biến ra thành mỹ nữ. Để có thể dễ dàng hại người, làm người khác tin tưởng, Bạch Cốt Tinh nhất định phải biến hóa thành mỹ nữ xinh đẹp.
Đường Tăng khi gặp Bạch Cốt Tinh cũng không tin Tôn Ngộ Không, cho dù Bạch Cốt Tinh bị đánh chết, về sau Đường Tăng vẫn không thể tin một cô gái với dung mạo xinh như hoa lại là yêu tinh.
Trong Tây du ký vẫn có nữ yêu tinh xinh đẹp hơn Bạch Cốt Tinh, đó chính là Chuột tinh. Yêu quái này đã khiến cho Đường Tăng "mất hồn mất vía", hết lần này đến lần khác hỏi cô nương kia có tốt không, thậm chí còn mạo phạm đến Tôn Ngộ Không.
Với nam yêu quái thì mục tiêu cuối cùng của chúng là ăn thịt Đường Tăng để trường sinh bất lão, nên chúng chẳng cần xinh đẹp mà chỉ muốn trở nên hung tợn để đối phương khiếp sợ.
Bên cạnh đó, mọi nữ nhân trên thế gian này đều muốn mình xinh đẹp, dù là phàm nhân hay thần tiên, yêu quái.
Nhiều câu hỏi đặt ra là tại sao vật nuôi trên thiên đình lại có thể dễ dàng trốn xuống hạ giới được như vậy? Và tại sao nhất định phải gặp Đường Tăng để quyến rũ hoặc ăn thịt. Khi bị mất vật nuôi, các vị Bồ Tát, thần tiên sao không gấp gáp đi tìm?
Nguyên do rất có thể là vì các vị bồ tát, thần tiên cố ý thả chúng xuống nhân gian để khiến con đường thỉnh kinh của Đường Tăng trở nên khó khăn, gian nan hơn. Vì chỉ có trải qua nhiều kiếp nạn, Đường Tăng mới có thể tu thành chính quả được.
Thùy Trang (Tổng hợp từ Sina, Sohu)