Gia tộc họ Vũ quá khứ "giàu nứt đố đổ vách" ở Hà thành, giờ ra sao?
Nhà họ Vũ được biết đến là một trong những gia tộc 'trâm anh thế phiệt' nức tiếng Hà Nội xưa. Sau bao năm, cuộc sống của gia tộc đình đám này đã có không ít thay đổi khiến nhiều người bất ngờ.
Nằm gọn trong phu phố Hồng Phúc (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là ngôi nhà của dòng họ Vũ – một trong những gia tộc “trâm anh thế phiệt” đình đám ở chốn kinh kỳ năm xưa. Từ đó đến nay, sau bao năm, cuộc sống của gia đình vang bóng một thời này vẫn thu hút đông đảo sự chú ý của người dân Hà thành. Ai nấy đều không ngừng tò mò về cách gia đình này gây dựng cơ ngơi hoành tráng khi xưa và cuộc sống hiện tại của hậu duệ gia tộc nổi danh thế kỷ 20.
Sự thật về gia tộc họ Vũ “giàu nứt đố đổ vách” chốn kinh kỳ khi xưa
Theo đó, đầu thế kỷ 20, nhà họ Vũ bắt đầu trở thành gia tộc giàu có nhất nhì khu phố cổ Hà Nội với nghề buôn bán gạo. Theo lời kể của những chứng nhân, thời đó, cửa hàng của gia đình này luôn tấp nập kẻ mua người bán, ăn nên làm ra bậc nhất ở "khu trung tâm thương mại" của cả nước.
Được biết, người gây dựng lên cơ ngơi đồ sộ ấy là một người phụ nữ góa chồng ở tuổi đôi mươi, gánh vác trên vai 4 người con nhỏ đang tuổi ăn, tuổi lớn. Ông Quỳnh - hậu duệ của gia tộc họ Vũ tâm sự với Đời sống & Pháp luật rằng bà nội của ông (cũng chính là người tạo lên tiếng tăm của gia tộc họ Vũ) luôn được mọi người khen là người có tài năng kinh doanh hiếm có, học 1 biết 10.
Ngày chồng mất, bà phải làm đủ thứ việc như bán gánh gạo, khoai, sắn ở Tràng An để trang trải cuộc sống gia đình. Rồi với đầu óc kinh doanh vốn có, công việc cứ ngày một ăn nên làm ra, dần dần bà tích góp và mở thêm được một "chi nhánh" lớn ở ngay trung tâm Hà thành. Công việc kinh doanh phát triển, có của ăn của để, bà liền mua một căn nhà lớn trong khu phố cổ cho các con sinh sống.
Lập nghiệp từ hai bàn tay trắng, rời quê ra phố và ròng rã bao nhiêu năm với nghề, công việc kinh doanh ngày càng thuận lợi, tiền của trong nhà họ Vũ bấy giờ cũng cứ thế tăng lên theo cấp số nhân. Người phụ nữ tần tào ấy cứ vừa bươn chải làm ăn vừa nuôi dạy các con khôn lớn. Thời điểm các con trưởng thành cũng là lúc gia tộc họ Vũ trở thành một trong những gia tộc giàu sang có tiếng ở vùng đất kinh kỳ, đất đai ở toàn những khu vực đắc địa, trong nhà cũng nhiều đồ quý. Thậm chí, thời ấy, khi đất nước ta có tới cả triệu người khó khăn thì con cái trong gia đình họ Vũ vẫn được sống sung sướng trong nhà cao cửa rộng, học hành đầy đủ.
Vất vả từ lúc tạo dựng sự nghiệp cho đến khi đã có được cơ ngơi hoành tráng nhưng người phụ nữ ấy vẫn không hề “tiến thêm bước nữa” mà quyết tâm cả đời thủ tiết thờ chồng. Thế rồi, câu chuyện về người phụ nữ tài ba đến tai nhà vua, bà được vua Khải Định trao tặng sắc phong gồm chiếu chỉ và biển hiệu “Tiết hạnh khả phong”. Có thể nói, đây không chỉ đơn thuần là một tấm bằng khen mà còn là minh chứng lịch sử cho người phụ nữ cả đời giữ trọn tình nghĩa với chồng, với con.
Một thời huy hoàng chỉ còn là ký ức
Quá khứ huy hoàng là vậy nhưng trải qua bao thăng trầm, gia tộc họ Vũ đình đám một thời giờ đây cũng chỉ còn trong ký ức. Được biết, theo thời gian, con cháu của nhà họ Vũ đã gặp phải không ít biến cố. Thế hệ thứ 3 của gia tộc họ Vũ có 7 người con, tuy nhiên 5 người đã mất. Hai người còn sống đến hiện tại là ông Vũ Văn Quỳnh và Vũ Văn Bích.
“Cậu Ấm” Quỳnh của nhà họ Vũ ngày nào giờ đây đang phải sống chung với căn bệnh tuổi già. Bị đãng trí trầm trọng, ông Quỳnh đã không còn nhớ gì về quá khứ vàng son của gia tộc mình. Được biết, ông Quỳnh từng là một già giáo. Trước đây, ông sống cùng em trai và em dâu là vợ chồng ông bà Vũ Văn Bảo tại ngôi nhà cổ mà gia tộc để lại. Đến tháng 8/2017, em trai ông Quỳnh là ông Vũ Văn Bảo qua đời, chỉ còn em dâu cùng người giúp việc chăm sóc cho ông. Những người hàng xóm cho hay, ông Quỳnh là một nhà giáo mẫu mực, họa sĩ tài năng và luôn trân trọng “tình làng nghĩa xóm”. Hiện tại, ông Quỳnh đang sống ở một trung tâm dưỡng lão vì bệnh tình nghiêm trọng mà người nhà lại không có đủ thời gian chăm sóc.
Em dâu của ông Quỳnh là bà Bích sau khi về hưu, hiện đang mưu sinh bằng công việc bán vé vệ sinh trên tầng hai của chợ Đồng Xuân. Con cái của bà đều đã trưởng thành và lập gia đình nhưng không sống cùng mẹ. Theo Đời sống & Pháp luật, hiện tại, bà Bích cũng chính là người đang sinh sống và chăm lo cho ngôi nhà cổ của gia tộc họ Vũ ở phố Hồng Phúc. Theo thời gian, ngôi nhà giờ đây đã mang đậm màu cổ kính với lớp sơn bạc màu và lan can hoen gỉ. Tuy nhiên, những món đồ xưa hay bàn thờ dòng tộc vẫn được chăm sóc và giữ gìn nguyên vẹn, được đặt ngay ngắn ở nơi trang trọng nhất trong nhà.
Người hậu duệ út của gia đình họ Vũ là Vũ Văn Bích, hiện vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn. Đi qua nửa đời người, ông Bích đã về hưu, đang sống cùng vợ trong căn nhà nhỏ đằng sau nhà thờ tổ, các con của ông cũng đã khôn lớn. Chia sẻ về câu chuyện của gia tộc mình với truyền thông, ông Bích khiêm tốn: “Sự thật, nếu gọi gia tộc tôi giàu như địa chủ thì chưa chính xác, thực chất gia đình tôi mới ở mức tiểu tư sản.” Ông cũng khẳng định tất cả những tài sản mà gia tộc ông từng sở hữu đều là do bà nội của ông cố gắng làm lụng vất vả mà có.
Dù ở thời điểm hiện tại, nhà họ Vũ đã không còn được như xưa nhưng những câu chuyện về gia tộc “trâm anh thế phiệt” đình đám Hà thành một thời vẫn là dấu ấn đáng nhớ. Bạn có đồng ý như vậy không? Hãy để lại ý kiến của mình bên dưới phần bình luận để mọi người cùng biết nhé!
Và đừng quên, cùng YAN cập nhập thêm nhiều thông tin hấp dẫn!
Dù không còn là gia tộc "trâm anh thế phiệt", giàu nức tiếng Hà thành như khi xưa nhưng câu chuyện về gia tộc họ Vũ vẫn là những ký ức đẹp về một thời vàng son. Trong câu chuyện này, điều khiến độc giả ấn tượng ơn cả chính là hành trình người góa phụ trẻ gây dựng lên cơ ngơi huy hoàng của nhà họ Vũ. Tài năng kinh doanh cùng sự tần tảo của bà quả thật đã khiến ai nấy cũng đều phải nể phục.
Xem thêm thông tin tương tự TẠI ĐÂY.