Giá khí đốt châu Âu tụt xuống mức thấp nhất trong 2 tháng

Chia sẻ Facebook
20/09/2022 14:14:17

Giá khí đốt châu Âu tiếp tục giảm xuống do các kho dự trữ gần được lấp đầy, và các quốc gia châu lục này đang đẩy mạnh các biện pháp chống khủng hoảng năng lượng.

Giá khí đốt hợp đồng tương lai giao tháng 10 trên sàn giao dịch Title Transfer Facility (TTF) ở Hà Lan giảm xuống từ 3% hôm 16/9 xuống dưới 54 USD/MMBtu. Giá khí đốt giao tại TTF giảm hơn 40% so với mức đỉnh điểm của tháng 8 là 100 USD/MMBtu.

Giá khí đốt hợp đồng tăng lên trên 60 USD/MMBtu vào giữa tuần trước sau khi Ủy ban châu Âu đưa ra các đề xuất nhằm giới hạn tiêu thụ năng và doanh thu ngành năng lượng để điều chỉnh chi phí năng lượng thay vì áp giá trần đối với khí đốt. Thị trường vẫn đang dự tính những khả năng có thể xảy ra, vì khi các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu phải ký vào các đề xuất này.

Giá khí đốt tiêu chuẩn đã giảm tới 8,3% vào ngày 19/9, theo đà giảm của tuần trước.


Nỗ lực của Đức, Anh, Pháp


Đức, Anh và các nước châu Âu khác dự định bỏ ra nhiều tỷ Euro để giảm bớt sự phụ thuộc vào hàng nhập khẩu của Nga, giải cứu các công ty năng lượng địa phương và áp giá trần để giảm bớt gánh nặng cho các doanh nghiệp và hộ gia đình .

Sau bài phát biểu của Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen ngày 14/9, Ủy ban này vẫn đang tiếp tục thảo luận các biện pháp nhằm giúp giảm tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng, bao gồm huy động 140 tỷ Euro từ thu nhập của các công ty năng lượng, hạn chế sử dụng năng lượng khi nhu cầu cao kỷ lục, và tăng tính thanh khoản cho các công ty năng lượng. Kế hoạch sẽ được thông qua sau khi có chữ ký của các quốc gia thành viên.

Quyết định giành quyền kiểm soát các tài sản của công ty dầu mỏ Nga Rosneft của Đức hôm 16/9 được coi là bước đầu tiên trong một cuộc đại tu có thể khiến Berlin chịu áp lực khi phải tiếp quản một phần lớn lĩnh vực năng lượng ở nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

Được biết, chính phủ Đức cũng đang đàm phán để quốc hữu hóa các nhà nhập khẩu khí đốt lớn nhất của quốc gia này, bao gồm Uniper và VNG AG.

Đức giành quyền kiểm soát tài sản của công ty dầu mỏ Nga Rosneft hôm 16/9/2022. Ảnh Germany Detail Zero

Trong khi đó, chính phủ Anh đang phát triển một kế hoạch nhằm giảm 50% hóa đơn năng lượng cho các doanh nghiệp, một phần của gói hỗ trợ trị giá 40 tỷ bảng Anh đang được tân Thủ tướng Liz Truss lên phương án triển khai.

Về phần mình, Pháp có kế hoạch giới hạn mức tăng giá năng lượng đối với các hộ gia đình ở mức 15% bắt đầu từ năm 2023. Động thái sẽ khiến chính phủ tiêu tốn 16 tỷ Euro ròng vào năm 2023, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết.

Lượng LNG kỷ lục đến lục địa này cũng đang góp phần làm giảm giá khí đốt. Lượng nhập khẩu khí đốt thiên nhiên hóa lỏng của châu Âu đã tăng 5,8 triệu tấn/năm trong tháng 8, công ty tư vấn Timera Energy của Anh cho biết.

Theo số liệu của Gas Infrastructure Europe, các kho dự trữ khí đốt châu Âu đã đầy khoảng 86%, cao hơn một chút so với mức trung bình 5 năm. Con số này ở Đức là 90%.

Mặc dù đã giảm nhẹ trong những tuần gần đây, giá khí đốt vẫn gấp hơn 7 lần so với mức trung bình ở thời điểm này hàng năm, làm tăng tốc độ lạm phát và đẩy các nền kinh tế vào bờ vực suy thoái.

“Thị trường năng lượng châu Âu đã bắt đầu cải thiện trong 3 tuần qua, sau khi dự thảo chính sách được đưa ra, và nhu cầu đã giảm xuống do giá cả leo thang”, theo công ty Timera Energy.  “Một rủi ro lớn đối với châu lục này là mùa đông ở vùng Đông Bắc Á cũng rất lạnh giá. Điều này có khả năng gây ra sự cạnh tranh gay gắt về hàng hóa”, Timera Energy nhận định.


Nga đã cắt giảm dòng chảy đến châu Âu xuống còn khoảng 1 Bcf/ngày, và các quốc gia trên khắp lục địa đang chuẩn bị cho khả năng mất điện trong mùa đông này. Nhu cầu khí đốt dự kiến sẽ tăng dần trước khi mùa đông bắt đầu vào ngày 1/10 .


Nguyễn Tuyết (Theo Natural Gas Intelligence, Straitstimes)

Chia sẻ Facebook