Gia đình duy nhất giữ nghề truyền thống ở Hà Nội, 40 năm làm mặt nạ giấy thủ công
Theo nghề truyền thống của gia đình vợ, đến thời điểm hiện tại, chỉ còn lại duy nhất gia đình ông Nguyễn Văn Hòa giữ nghề làm mặt nạ giấy bồi ở Hà Nội. Là sản phẩm kén khách nhưng độc đáo, không lúc nào vợ chồng ông ngơi việc.
Trải lòng của người cuối cùng giữ nghề làm mặt nạ giấy bồi ở phố cổ Hà Nội
browser not support iframe.
Những ngày này, vợ chồng ông Nguyễn Văn Hòa (67 tuổi) và bà Đặng Hương Lan (63 tuổi) ở phố Hàng Than (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang tất bật sản xuất những chiếc mặt nạ giấy bồi để giao cho khách đúng dịp Trung thu. Đây là những sản phẩm truyền thống được làm hoàn toàn bằng cách thức thủ công.
Trong căn nhà nhỏ ở tầng hai trên phố Hàng Than, ông Hòa miệt mài, tỉ mỉ vẽ những họa tiết lên chiếc mặt nạ. Với ông, các hình ảnh này đã ăn sâu trong tâm trí nên khi làm ông không cần nhìn bất cứ hình mẫu nào.
“Tô màu là một trong những khâu quan trọng nhất bởi nó sẽ quyết định phần “hồn” của chiếc mặt nạ. Mỗi lần tô chỉ được tô một màu. Màu này khô thì tô tiếp màu mới. Mặt nạ nhiều màu thì phải tô nhiều lần để đảm bảo màu sắc luôn được đẹp, không bị lấm lem. Tất các giai đoạn đều cần sự tỉ mỉ, khéo léo; cần một chút nhẫn nại để tạo ra những hình thù như mình mong muốn”, ông Hòa nói.
Được biết, đây vốn là nghề truyền thống của gia đình vợ ông Hòa. Tính đến thời điểm hiện tại, ở Hà Nội chỉ còn duy nhất gia đình ông theo nghề này, làm quanh năm suốt tháng không ngơi nghỉ.
“Nghề làm mặt nạ giấy bồi là nghề truyền thống của gia đình vợ tôi, bà Đặng Hương Lan. Nhà bà Lan có 7 anh chị em nhưng không có ai theo nghề của các cụ. Năm 1979 tôi lấy vợ, rồi được bố vợ truyền nghề. Ngày đó tôi vẫn đi làm công chức nhà nước, chỉ làm mặt nạ vào những thời gian rảnh rỗi, các sản phẩm chủ yếu là vợ tôi làm. Từ khi về hưu, ngày nào tôi cũng gắn bó với công việc này”, ông Hòa kể.
Hiện nay mặt nạ giấy bồi không còn được ưa thích như trước kia, bởi trên thị trường có rất nhiều sản phẩm mặt nạ mẫu mã đẹp và rẻ do được sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, với niềm đam mê với nghề và muốn giữ lại nghề truyền thống của gia đình, vợ chồng ông vẫn tiếp tục duy trì công việc này.
Trong nhà ông Hòa hiện nay có gần 30 chiếc khuôn mẫu các hình thù được đúc bằng xi măng, để tạo nên những ''khuôn mặt'' truyền thống như Chí Phèo, Thị Nở, chú Tễu, trâu, lợn….
Để làm ra một chiếc mặt nạ giấy bồi phải trải qua khá nhiều công đoạn như chọn giấy trắng A4, xé giấy ra từng miếng nhỏ. Sau lớp A4 đến lớp thứ hai là lớp bìa, lớp thứ ba, thứ tư là lớp giấy học sinh tùy theo độ dày mỏng của mặt nạ. Sau đó, bôi hồ rồi dán vào những chiếc khuôn đá tự thiết kế. Việc đóng khuôn cho mỗi chiếc mặt nạ như thế này được thực hiện trong khoảng thời gian từ 5 - 10 phút. Khi giấy khô sẽ đến công đoạn vẽ hình lên mặt nạ.
Sau khi vẽ xong, mặt nạ sẽ được đem phơi khô, mà phải phơi khô tự nhiên thì mới giữ được hình dáng và màu sắc như ban đầu.
Bảo Khánh
Tin Cùng Chuyên Mục
Đắk Lắk: Đường sạt lở, hàng ngàn hecta lúa ở huyện nghèo bị nhấn chìm do mưa lũ
icon 0
Những cơn mưa lớn liên tiếp đổ về huyện nghèo của tỉnh Đắk Lắk trong những ngày qua đã nhấn chìm hàng ngàn hecta lúa hè thu, gây thiệt hại hàng chục tỉ đồng.
Đại tá Đinh Văn Nơi hé lộ 4 đường dây mua bán người sau vụ trốn khỏi casino
icon 0
'Chúng tôi đã báo cáo Cục cảnh sát hình sự (Bộ Công an) để phối hợp với công an các tỉnh thành có đường dây mua bán người tiếp nhận tin báo, xử lý dứt điểm', Đại tá Đinh Văn Nơi cho hay.
Bắt nhiều đối tượng từ tỉnh ngoài vào Đắk Nông trộm cắp tài sản để bán lấy tiền mua ma túy
icon 0
Công an huyện Đắk Glong và huyện Đắk Mil (Đắk Nông) vừa khởi tố bắt giam nhiều đối tượng từ tỉnh ngoài vào địa bàn hành nghề trộm cắp để lấy tiền mua ma túy sử dụng.
Nghệ An: Hàng trăm người dân 'ngăn dòng', tìm kiếm thi thể bé trai đuối nước
icon 0
Để tìm kiếm được thi thể bé trai bị đuối nước, lực lượng chức năng cùng hàng trăm người dân xã Hồng Sơn (huyện Đô Lương, Nghệ An) đã dùng cọc tre, bao tải để ngăn dòng nước chảy xiết.
Nghệ An: Voi rừng xuất hiện trước một nhà hàng tìm thức ăn
icon 0
Sau khi xuất hiện gần khu vực thác khe Kèm (thuộc VQG Pù Mát, huyện Con Cuông, Nghệ An), con voi rừng tìm ăn măng, chuối rồi quay trở vào rừng.
Hà Nội: Trèo cây vào nhà lấy chìa khóa, người đàn ông trượt ngã, tử vong trên vỉa hè
icon 0
Quên chìa khoá trong nhà, người đàn ông trèo lên cây cao tiếp giáp gần nhà để vào nhà. Do trời mưa, thân cây trơn nên nạn nhân trượt ngã đập đầu xuống đất tử vong trong đêm.
XEM THÊM BÀI VIẾT