Giá dầu có lần đầu tiên giảm 2 tháng liên tiếp kể từ năm 2020
Giá dầu đã biến động trái chiều trong thời gian vừa qua, đặc biệt các hợp đồng dầu tương lai đã ghi nhận mức giảm hàng tháng thứ 2 liên tiếp kể từ năm 2020. Nguồn cung và nhu cầu về dầu sẽ diễn biến ra sao?
Giá dầu đã có tháng giảm thứ 2 liên tiếp trong thời gian gần đây do triển vọng về nhu cầu dầu đang ngày càng xấu đi.
Trong phiên giao dịch ngày 29/7, giá dầu WTI ghi nhận mức tăng, đưa mức tăng trong tuần lên khoảng 4%. Tuy nhiên hợp đồng dầu tương lai lại ghi nhận mức giảm hàng tháng liên tiếp đầu tiên kể từ năm 2020 do lo ngại về suy thoái kinh tế thúc đẩy xu hướng giảm giá trên toàn thị trường. Tại Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới đã chứng kiến sự suy giảm quý thứ 2 liên tiếp do lạm phát tăng cao làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng.
Citigroup cho biết họ nhận thấy thị trường dầu mỏ đang được điều tiết.
Tuy nhiên, đối với ông lớn dầu mỏ như Exxon, họ cho biết không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào về sự phá hủy nhu cầu nhiên liệu. Giám đốc điều hành Darren Woods nói rằng: "Chúng ta chưa thật sự đang trong thời kì suy thoái hoặc gần suy thoái."
Ông Edward Bell, Giám đốc kinh tế thị trường của Emirates NBD Bank PJSC cho biết: "Các nguyên tắc cơ bản của dầu vẫn còn khá mạnh. Có những rủi ro nghiêm trọng xung quanh vấn đề nguồn cung như các lệnh trừng phạt đối với Nga sẽ có tác động mạnh hơn vào cuối năm nay. Ngoài ra những vấn đề xoay quanh sản lượng mà OPEC có thể cung cấp cho thị trường và phản ứng về nguồn cung của Mỹ sẽ không diễn ra."
Dữ liệu mới nhất từ Chính phủ Mỹ cho thấy, sản lượng dầu ở Texas và New Mexico đã giảm trong tháng 5, trong một dấu hiệu mới nhất cho thấy tốc độ tăng trưởng đang chậm lại. Tăng trưởng phần lớn đã bị đình trệ ngay cả khi các nhà sản xuất bổ sung thêm các giàn khoan trước bối cảnh lạm phát gia tăng trong mọi thứ, từ nhân công đến chi phí thiết bị.
Chênh lệch giữa dầu WTI và Brent ngày càng lớn khi dòng dầu thô của Nga giảm xuống đã thắt chặt các thị trường ở châu Âu. Tiêu chuẩn toàn cầu ở mức cao hơn dầu thô Mỹ khoảng 11 USD, tăng so với khoảng 6 USD vào đầu tháng. Động thái này càng trở nên trầm trọng hơn khi hợp đồng dầu thô Brent hết hạn vào tháng 9, nhưng mức chênh lệch trong tháng 10 cũng rất rộng ở mức khoảng 7 USD/thùng.
Mỹ lạc quan rằng có thể sẽ có một số thông báo tích cực từ cuộc họp với OPEC vào tuần tới. Cuộc họp sẽ xác định liệu Tổng thống Joe Biden có nhận được lượng dầu thô bổ sung mà ông yêu cầu cho thị trường toàn cầu trong chuyến thăm Saudi Arabia vào giữa tháng Bảy hay không.
Ông Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao tại Oanda cho biết: "Không có dấu hiệu lớn về sự phá hủy nhu cầu nhiên liệu, dầu có vẻ như sẽ sớm tìm được chỗ đứng vững trên mốc 100 USD/thùng. Dầu WTI đã không thể giữ được mức 100 USD khi hoạt động chốt lời bắt đầu", ông nói thêm.
Tham khảo: Bloomberg