Gen Z Mỹ chán ghét mạng xã hội
Ba năm xóa các ứng dụng, Gabriella Steinerman nhận ra cô không hề cần đến mạng xã hội.
Cô gái 20 tuổi từng có khoảng thời gian dài ngồi lọc chọn hàng chục bức ảnh gần như giống hệt nhau, để chia sẻ lên mạng.
“Đó không phải điều nên làm. Đây là hành vi ám ảnh và độc hại nhưng ít người biết vì nghĩ chúng bình thường”, Steinerman nói.
Theo nghiên cứu mới của Pew Research Center, Facebook, nền tảng từng được nhiều người yêu thích, đã giảm mạnh mức độ phổ biến với người dùng trẻ, NBC News đưa tin.
Khảo sát được thực hiện với 1.316 người từ 13-17 tuổi ở Mỹ, trong tháng 4-5/2022.
Chỉ 32% thanh niên từ 13-17 tuổi truy cập Facebook, thấp hơn so với mức 71% từng được Pew công bố trong cuộc khảo sát tương tự cách đây 7 năm.
Không riêng Facebook, các ứng dụng từng được Gen Z (sinh năm 1997-2012) ưa chuộng giờ đây cũng trở nên nhạt nhẽo. 54% người tham gia khảo sát cho biết họ không thể từ bỏ mạng xã hội, trong khi 36% cảm thấy bản thân đã dành quá nhiều thời gian cho các ứng dụng này.
Pat Hamrick, sinh viên đại học tại bang Pennsylvania, từ bỏ mạng xã hội 2 năm trước, khi tình trạng tự ti và mặc cảm gia tăng.
“Mạng xã hội khiến tôi vô thức so sánh mình với những người khác. Lâu dần thành thói quen khó bỏ”, anh nói.
Chàng trai 22 tuổi nhận ra cuộc sống trở nên dễ dàng hơn sau khi xóa hết ứng dụng.
Olivia Eriksson (21 tuổi), sinh viên tại ĐH Columbia, thường có cảm xúc lẫn lộn. Cô dành phần lớn thời gian để chỉnh sửa và đăng ảnh lên mạng xã hội nhưng đôi lúc tự hỏi hành động này mang lại lợi ích gì.
Eriksson cho biết thêm trong vòng 6 tháng, cô liên tục xóa rồi lại tải Instagram.
Khác với những người không đủ can đảm để dứt bỏ như Eriksson, Nicholas Mijares quyết định xóa sạch các ứng dụng này.
“Tôi cho rằng mọi người đăng ảnh trên mạng xã hội không đơn thuần là chia sẻ những điều vui vẻ, hài hước. Tôi nghĩ rằng họ có chủ đích khoe khoang”, anh nói.
(Theo Zing)
Gửi bình luận
Bài viết cùng chuyên mục
Sự lừa dối sau clip lan tỏa lòng tốt triệu view trên TikTok
icon 0
Nhiều người cảm thấy sốc, xấu hổ, tức giận vì trở thành chủ đề bàn tán, thương cảm sau khi bị quay lén trong các clip 'lan tỏa lòng tốt' vô nghĩa của TikToker.
Đăng ảnh xúc xích nhưng nói là ảnh sao do kính viễn vọng James Webb chụp được, nhà khoa học Pháp đánh lừa cả cộng đồng mạng icon 0
Bài đăng 'cho thấy sự thật rằng trên những mạng xã hội kiểu này, tin giả vẫn luôn thành công hơn tin thật', ông Étienne Klein nhận định.
Các clip ẩm thực hổ lốn, phản cảm nhưng vẫn viral trên TikTok
icon 0
Theo chuyên gia, các clip ăn uống càng kỳ lạ, xấu xí, thậm chí phản cảm, gây ức chế cho người xem lại càng nhanh chóng lan truyền trên TikTok.
TikToker và quán ăn, từ đối tác tới đối đầu icon 0
Từng là quan hệ đôi bên cùng có lợi, nhiều blogger ẩm thực và quán ăn giờ đây đối đầu nhau. Nhiều nhà hàng thậm chí cấm cửa TikToker vì clip review tiêu cực trên mạng xã hội.
Ám ảnh của nhân viên kiểm duyệt nội dung video trên TikTok
icon 0
Nhiều cựu nhân viên cho biết họ gặp phải vấn đề tâm lý nghiêm trọng khi liên tục phải xem nội dung độc hại trên nền tảng để kiểm duyệt.
Liên tiếp các vụ nổ bom tự chế học theo YouTube ở Ấn Độ
icon 0
Chế tạo bom tự chế thành công nhờ xem hướng dẫn trên YouTube, hai nhóm thanh, thiếu niên ở Ấn Độ đem ra sử dụng để giải quyết mâu thuẫn.
Vấn nạn quấy rối và lăng mạ trên mạng xã hội nhằm vào các cầu thủ Ngoại hạng Anh
icon 0
Cơ quan quản lý truyền thông Ofcom của Anh ngày 2/8 công bố báo cáo cho thấy khoảng 68% cầu thủ chơi ở giải Ngoại hạng Anh đã trở thành mục tiêu của các tin nhắn lăng mạ trên mạng xã hội Twitter trong nửa đầu mùa giải vừa qua.
XEM THÊM BÀI VIẾT