Gần 5.000 người đi xét nghiệm cúm, 97% là cúm A
Cúm mùa được gây ra bởi các virus cúm, là bệnh truyền nhiễm, lây chủ yếu qua đường hô hấp và dễ bùng phát thành dịch.
Những ai cần xét nghiệm cúm A?
Gia tăng ca mắc cúm
Cúm mùa thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người suy giảm miễn dịch, người già (trên 65 tuổi), trẻ em (dưới 5 tuổi) và phụ nữ có thai. Tuy nhiên, bệnh có thể tiến triển nặng gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.
Tại Việt Nam, theo Bộ Y tế, hiện nay các virus gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. Các chủng cúm độc lực cao chưa xuất hiện.
Theo số liệu thống kê từ Trung tâm xét nghiệm Medlatec, từ ngày 1- 18/7 có 4.887 trường hợp làm xét nghiệm cúm, trong đó số ca dương tính là 2.377 ca, gồm phát hiện 2.313 ca mắc cúm A (chiếm 97%) và 62 ca phát hiện mắc cúm B (chiếm 3%).
Nhóm tuổi có tỷ lệ mắc cao nhất là trên 18 tuổi chiếm 49,85%, sau đó là độ tuổi từ 1 đến 6 tuổi chiếm 32,27%, từ 6-18 tuổi chiếm 17,37% và chiếm tỷ lệ thấp nhất là dưới 1 tuổi (0.5%).
So với tháng 1 năm 2021, 2020 được xem là thời gian cao điểm của dịch cúm thì tỷ lệ mắc mắc vẫn thấp hơn những ngày đầu tháng 7 năm nay. Cụ thể, ghi nhận tháng 1/2021 là 1.093 ca (chiếm 39,75%), tháng 1/2020 là 3.227.
ThS.BSNT Nguyễn Tiến Tùng - Chuyên khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết: Triệu chứng đặc trưng của cúm là sốt cao đột ngột, rét run, đau đầu, đau mỏi mình mẩy, viêm họng, chảy nước mũi, nhưng có thể nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường. Vì vậy, xét nghiệm được xem là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán cúm.
Việc chẩn đoán chính xác cúm có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện sớm bệnh để làm giảm việc sử dụng kháng sinh không đúng và lựa chọn liệu pháp kháng virus. Đồng thời, chẩn đoán kịp thời bệnh nhân được cách ly và điều trị, nên hạn chế biến chứng và khả năng lây lan ra cộng đồng, người xung quanh.
Theo BS Tùng, thông thường, việc chỉ định làm xét nghiệm cúm được chia thành các nhóm sau:
Trường hợp nghi ngờ: Có yếu tố dịch tễ, sốt và triệu chứng viêm long đường hô hấp.
Trường hợp xác định đã mắc bệnh: Có biểu hiện lâm sàng cúm, xét nghiệm dương tính khẳng định nhiễm virus cúm A (H1N1).
Người lành mang virus: Không có biểu hiện lâm sàng nhưng xét nghiệm có cúm A (H1N1).
Làm xét nghiệm như thế nào?
Bác sĩ Tùng cho biết khi chẩn đoán cúm có nhiều loại xét nghiệm với độ nhạy, độ đặc hiệu của các xét nghiệm chẩn đoán bệnh cúm có thể thay đổi tùy theo loại sinh phẩm và kỹ thuật thực hiện xét nghiệm.
Xét nghiệm kháng nguyên nhanh phát hiện sự hiện diện của kháng nguyên virus trong mẫu (cho kết quả chính xác trong 4 ngày kể từ khi có triệu chứng), thời gian trả kết quả nhanh (15 phút), chi phí thấp, có thể phát hiện cả cúm A và cúm B, độ nhạy (70%).
Xét nghiệm RT-PCR, độ đặc cao (>95%), độ nhạy cao (>99%), có thể được sử dụng để đồng thời loại và phân loại virus.
Xét nghiệm nuôi cấy virus: Độ đặc hiệu cao (> 95%), cho phép mô tả đặc điểm của các loại virus mới, cho phép giám sát độ nhạy kháng virus và sự trôi dạt kháng nguyên.
Đồng thời, người bệnh được chỉ định làm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu để xem bạch cầu bình thường hoặc giảm nhẹ.
Ngoài ra, có những trường hợp chẩn đoán thể bệnh, người bệnh cần được khám lâm sàng, đo độ bão hòa oxy (SpO2), chụp X-quang tim phổi và chụp CT phổi.
Sau khi được chẩn đoán chính xác căn nguyên, thể bệnh, người bệnh được tư vấn kê đơn điều trị sớm để tránh biến chứng.
BS Tùng khuyến cáo, người dân mọi độ tuổi, cả nam và nữ đều có thể mắc cúm, đặc biệt trong giai đoạn cúm bùng phát cùng bệnh sốt xuất huyết, Covid-19.
Vì vậy, để chủ động phòng bệnh trước nguy cơ “dịch chồng dịch”, người dân cần thực hiện các biện pháp sau: Bảo đảm vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; Thường xuyên rửa tay với xà phòng bằng nước sạch; Vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối; Ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.
Tất cả mọi người > 6 tháng tuổi, (do các chủng virus cúm có thể thay đổi hàng năm), đặc biệt ưu tiên nhóm trẻ từ 6 tháng đến 4 tuổi, người >50 tuổi, có bệnh phổi mạn tính, bệnh tim mạn tính, bệnh thận, gan, rối loạn huyết học, chuyển hóa (gồm tiểu đường, người suy giảm miễn miễn), phụ nữ mang thai, cần làm xét nghiệm cúm.
Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.
Tin Cùng Chuyên Mục
Mẹ sợ cắt amidan con sẽ có giọng 'ái nam ái nữ'
icon 0
Con thường xuyên bị viêm amidan nhưng bà mẹ lại sợ con cắt amidan sẽ bị khàn giọng, nói giọng ái nam ái nữ nên vẫn chưa cắt dẫn đến viêm amidan biến chứng nặng.
Những mối nguy không ngờ khi uống quá nhiều trà
icon 0
Trà rất tốt cho cơ thể con người, nhưng đấy là trong trường hợp sử dụng đúng cách. Khi bạn uống nhiều trà, có thể mang đến những tác hại mà bạn không nghĩ đến.
Chồng trẻ bối rối không biết 'con giống' lạc đâu?
icon 0
Mỗi lần lâm trận anh Sơn vẫn 'lên đỉnh' bình thường nhưng tinh binh 'biến mất' không dấu vết. Vậy là 'hì hục' suốt bao đêm họ vẫn không thể có con.
Đừng lười kiểm tra 'súng ống' của bé trai
icon 0
Hệ sinh dục của trẻ trai có nhiều bất thường bẩm sinh, nếu không được phát hiện và điều trị bệnh sớm có thể mất chức năng sinh sản, thậm chí ung thư.
Mới ngoài 20 tuổi tóc đã bạc trắng, bác sĩ chỉ ra 'thủ phạm'
icon 0
Tóc bạc sớm được định nghĩa là tình trạng tóc bạc trước 20 tuổi ở người da trắng, trước 25 tuổi ở người da vàng và trước 30 tuổi ở người da đen.
Báo động đỏ 'lậu kháng thuốc'
icon 0
Các bác sĩ cảnh báo hiện nay tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn đang là vấn đề đáng báo động, gây khó khăn cho việc điều trị và phòng ngừa.
Mới xuất hiện ca Covid-19 mắc biến thể phụ BA.2.12.1
icon 0
Trong khi người mắc Covid-19 biến thể phụ BA.4, BA.5 đang dần chiếm tỷ trọng cao thì mới đây lại phát hiện thêm cả biến thể phụ BA.2.12.1.
Bác sĩ học 6 năm và sau 18 tháng thực hành có thu nhập chưa tới 5 triệu đồng
icon 0
Học 6 năm và sau 18 tháng thực hành để được cấp chứng chỉ hành nghề, nếu tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập thì mức thu nhập 4.881.240 đồng (chưa trừ BHXH, BHYT).
Hiểm họa tiêm khớp, vi khuẩn 'đớp tim'
icon 0
Thời gian gần đây, Bệnh viện TWQĐ 108 liên tiếp tiếp nhận các trường hợp bị biến chứng do người bệnh bị tiêm thuốc giảm đau vào khớp tại các phòng khám tư nhân không đảm bảo vô khuẩn trong quá trình tiêm.
Qua 40 tuổi, bạn nhất định phải sàng lọc bệnh ung thư này
icon 0
Ung thư dạ dày là bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến, nguy hiểm, với tỷ lệ gây tử vong cao hàng đầu thế giới. Tại Việt Nam, bệnh nhân đều đến khám ở giai đoạn muộn khi ung thư đã xâm lấn, di căn.
XEM THÊM BÀI VIẾT