Fukushima: Lo âu và giận dữ về kế hoạch xả nước thải nhiễm phóng xạ của Nhật Bản

Chia sẻ Facebook
09/07/2023 14:11:29

Cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hiệp Quốc, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), đã công bố một báo cáo ủng hộ kế hoạch của Nhật Bản.

Nguồn hình ảnh, Getty ImagesChụp lại hình ảnh, Các nhà hoạt động Hàn Quốc đã chỉ trích kế hoạch của Nhật Bản, cho rằng sẽ gây ô nhiễm đại dương

Kế hoạch xả nước thải qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima gây tranh cãi của Nhật Bản làm bùng phát sự lo lắng và tức giận trong và ngoài nước.

Kể từ khi xảy ra thảm họa kép động sóng thần năm 2011 khiến nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị hư hại nghiêm trọng, cho đến nay đã có hơn một triệu tấn nước thải qua xử lý tại đây. Nhật Bản hiện muốn bắt đầu xả lượng nước thải này ra Thái Bình Dương.

Nhưng kể từ khi được công bố cách đây hai năm, kế hoạch này đã gây nên tranh cãi sâu sắc ở Nhật Bản khi cộng đồng địa phương bày tỏ lo ngại về khả năng nhiễm xạ.

Tác giả, Tessa Wong Vai trò, Phóng viên châu Á, BBC News 6 tháng 7 2023

Các nhóm công nghiệp đánh bắt và ngành hải sản ở Nhật Bản và rộng hơn là trong khu vực cũng bày tỏ quan ngại về sinh kế của họ, vì lo sợ người tiêu dùng sẽ tránh mua hải sản.

Các nước láng giềng của Tokyo cũng bất đồng. Trung Quốc là quốc gia lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ nhất, cáo buộc Nhật Bản coi đại dương là "cống rãnh riêng" của mình.

Hôm thứ Ba 05/07, Bắc Kinh chỉ trích báo cáo của IAEA, cho rằng kết luận này là "mang tính một chiều".

Vậy kế hoạch của Nhật Bản là gì và chính xác đã gây 'dậy sóng' ra sao?

Nhật Bản: Nước thải từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima có an toàn?

Nhật Bản định làm gì với chất thải hạt nhân?

<strong class="bbc-1l7spgt edwq9ck1">Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem</strong>Play video, "Nhật Bản: Nước thải từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima có an toàn?", Thời lượng 3,3903:39

Chụp lại video,

Nhật Bản: Nước thải từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima có an toàn?

Kể từ sau thảm họa, công ty điện Tepco đã bơm nước để làm mát các thanh nhiên liệu của lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy điện Fukushima. Điều này có nghĩa là mỗi ngày nhà máy này tạo ra lượng nước bị nhiễm chất phóng xạ, và chúng được trữ trong các bể chứa lớn.

Hơn 1.000 bể chứa đã đầy và Nhật Bản cho biết đây không phải là giải pháp lâu dài mang tính bền vững. Tokyo muốn xả dần lượng nước này ra Thái Bình Dương trong vòng 30 năm tới, khẳng định độ an toàn của nước được xả ra.

Xả nước thải đã qua xử lý ra đại dương là một hoạt động bình thường đối với các nhà máy điện hạt nhân - nhưng do đây là sản phẩm thứ yếu sau sự cố nên không phải là loại chất thải hạt nhân thông thường.

Tepco lọc nước ở Fukushima thông qua Hệ thống xử lý chất lỏng tiên tiến (ALPS), giúp giảm hầu hết các chất phóng xạ xuống những tiêu chuẩn an toàn có thể chấp nhận được, ngoại trừ tritium và carbon-14.

Tritium và carbon-14 lần lượt là các đồng vị phóng xạ của hydro và carbon, rất khó tách khỏi nước. Chúng có ở khắp nơi trong môi trường tự nhiên, nước và cả trong con người, do chúng được hình thành trong bầu khí quyển của Trái Đất và có thể đi vào vòng tuần hoàn nước.

Cả hai đồng vị này đều có nồng độ phóng xạ rất thấp nhưng có thể gây rủi ro nếu được hấp thụ với số lượng lớn.

Nước được lọc phải đi qua một quy trình xử lý khác, sau đó được pha loãng với nước biển để giảm nồng độ của các chất còn lại trước khi thải ra đại dương. Tepco cho biết hệ thống van của họ sẽ đảm bảo không có nước thải chưa pha loãng nào vô tình bị xả ra ngoài.

Chính phủ Nhật Bản cho biết mức tritium cuối cùng - khoảng 1.500 becquerel/lít - an toàn hơn nhiều so với mức mà các cơ quan quản lý yêu cầu đối với việc xả chất thải hạt nhân hoặc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đòi hỏi đối với nước uống. Tepco cho biết mức carbon-14 cũng sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn.

Tepco và chính phủ Nhật Bản đã tiến hành các nghiên cứu để chỉ ra rằng nước thải ra sẽ ít gây rủi ro cho con người và sinh vật biển.

Nhiều nhà khoa học cũng đã ủng hộ kế hoạch này. "Nước thải ra sẽ là một giọt nước trong đại dương, cả về thể tích và nồng độ phóng xạ. Không có bằng chứng nào cho thấy nồng độ phóng xạ cực thấp này gây ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe", theo chuyên gia bệnh học phân tử Gerry Thomas, người đã làm việc với các nhà khoa học Nhật Bản về nghiên cứu chất phóng xạ và tư vấn cho IAEA liên quan đến các báo cáo của Fukushima.

<strong class="bbc-1l7spgt edwq9ck1">Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem</strong>Play video, "Fukushima: Vì sao Nhật Bản muốn xả nước chứa phóng xạ xuống biển?", Thời lượng 2,2202:22

Chụp lại video,

Fukushima: Vì sao Nhật Bản muốn xả nước chứa phóng xạ xuống biển?

Giới chỉ trích nói gì?

Các chuyên gia nhân quyền do Liên Hiệp Quốc bổ nhiệm, cũng như các nhà hoạt động môi trường, đã phản đối kế hoạch này. Tổ chức Greenpeace đã công bố các báo cáo nghi ngờ về quy trình xử lý của Tepco, cáo buộc rằng nhà máy này không đi đủ xa trong quy trình loại bỏ các chất phóng xạ.

Những người chỉ trích cho rằng, vào thời điểm hiện tại, Nhật Bản nên giữ nước đã qua xử lý trong các bể chứa. Họ lập luận rằng điều này kéo dài thời gian để phát triển các công nghệ xử lý mới và cho phép nồng độ phóng xạ còn sót lại giảm đi một cách tự nhiên.

Cũng có một số nhà khoa học không thấy thoải mái với kế hoạch này. Họ nói rằng cần có nhiều nghiên cứu hơn về tác động của việc xả thải đối với đáy đại dương và sinh vật biển.

"Chúng tôi đã thấy một bản đánh giá tác động sinh thái, phóng xạ không đầy đủ khiến chúng tôi rất lo ngại rằng Nhật Bản không những không thể phát hiện những gì đang đi vào nước, lớp trầm tích và sinh vật, mà nếu có, sẽ không có cách nào để loại bỏ chúng... không có cách nào cứu vãn tình hình trở lại như trước," nhà sinh vật biển Robert Richmond, Giáo sư Đại học Hawaii, nói trong chương trình Newsday của BBC.

Tatsujiro Suzuki, Giáo sư công nghệ hạt nhân từ Trung tâm Nghiên cứu Bãi bỏ Vũ khí Hạt nhân của Đại học Nagasaki, nói với BBC rằng kế hoạch "không phải lúc nào cũng dẫn đến nạn ô nhiễm trầm trọng hoặc dễ dàng gây hại cho công chúng - nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ".

Nhưng xét đến việc Tepco thất bại trong việc ngăn chặn thảm họa kép năm 2011, ông cho biết mình vẫn lo ngại về vấn đề có thể xảy ra liên quan đến lượng nước bị nhiễm xạ.

Các nước láng giềng của Nhật Bản nói gì?

Trung Quốc đã yêu cầu Nhật Bản phải đạt được thỏa thuận với các nước trong khu vực và các tổ chức quốc tế trước khi xả lượng nước này.

Bắc Kinh cũng cáo buộc Tokyo vi phạm "các nghĩa vụ pháp lý và đạo đức quốc tế", đồng thời cảnh báo nếu tiến hành kế hoạch thì "phải gánh chịu mọi hậu quả".

Hai nước hiện đang có mối quan hệ không êm đẹp khi Nhật Bản gần đây tăng cường quân sự và các động thái mang tính khiêu khích của Trung Quốc quanh hòn đảo Đài Loan đã làm gia tăng căng thẳng.

Tokyo đàm phán với các nước láng giềng và tổ chức một đoàn chuyên gia Hàn Quốc đến thăm nhà máy Fukushima vào tháng Năm.

Nhưng không chắc Nhật Bản cam kết xa đến mức nào để có được sự chấp thuận từ các nước láng giềng trước khi tiến hành kế hoạch.

Trái ngược với Trung Quốc, Seoul - vốn rất muốn xây dựng quan hệ với Nhật Bản - đã giảm nhẹ những lo ngại của mình và hôm thứ Ba 05/07 và cho biết họ "tôn trọng" những kết quả đánh giá của IAEA.

Nhưng cách tiếp cận này đã khiến công chúng Hàn Quốc giận dữ, 80% người dân lo lắng về việc xả nước, theo một cuộc thăm dò gần đây.

"Chính phủ thực thi mạnh mẽ chính sách không xả rác trên biển... Nhưng giờ đây chính phủ không nói lời nào (với Nhật Bản) về việc nước thải đổ ra biển," Park Hee-jun, một ngư dân Hàn Quốc nói với BBC Tiếng Hàn.

"Một số quan chức nói rằng chúng ta nên giữ im lặng nếu không muốn khiến người tiêu dùng thêm lo lắng. Tôi nghĩ điều này thật vớ vẩn."

Hàng nghìn người đã tham gia các cuộc biểu tình ở Seoul, kêu gọi chính phủ hành động, vì một số người mua sắm lo sợ nguồn cung thực phẩm bị gián đoạn đã dự trữ muối và các loại thực phẩm khác.

CHUNG SUNG-JUN


Nguồn hình ảnh, CHUNG SUNG-JUN

Đáp lại, Quốc hội Hàn Quốc tuần trước đã thông qua một nghị quyết phản đối kế hoạch xả nước - dù không rõ điều này sẽ có tác động gì đối với quyết định của Nhật Bản.

Các quan chức cũng đang tiến hành "kiểm tra gắt gao" hải sản và tuân thủ lệnh cấm nhập khẩu hải sản hiện có của Nhật Bản từ các khu vực quanh nhà máy Fukushima.

Để xoa dịu nỗi sợ hãi của công chúng, Thủ tướng Han Duck-soo cho biết ông sẵn sàng uống nước từ Fukushima để chứng minh rằng nó an toàn, trong khi một quan chức tuần trước cho biết, chỉ một lượng nhỏ chất thải sẽ chảy vào vùng biển Hàn Quốc.

Ở những nơi khác trong khu vực, một số quốc đảo cũng bày tỏ lo ngại với nhóm Pacific Islands Forum (Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương) gọi kế hoạch này là một "thảm họa ô nhiễm hạt nhân lớn".

Nhật Bản phản ứng thế nào?

Chính quyền Nhật Bản và Tepco đã tìm cách thuyết phục những người chỉ trích bằng cách giải thích tính khoa học đằng sau quá trình xử lý và họ sẽ tiếp tục làm như vậy với "mức độ minh bạch cao", Thủ tướng Fumio Kishida hứa hôm thứ Ba 05/07.


Trong các tài liệu được công bố trên trang web của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, Nhật Bản cũng chỉ ra rằng các nhà máy hạt nhân khác trong khu vực - đặc biệt là ở Trung Quốc - thải ra nước có hàm lượng tritium cao hơn nhiều.

BBC đã xác minh được một vài con số này với dữ liệu có sẵn công khai từ các nhà máy hạt nhân của Trung Quốc.

Nhưng minh chứng rõ ràng nhất có thể nằm ở báo cáo của IAEA, được người đứng đầu cơ quan này, ông Rafael Grossi, công bố khi đến thăm Nhật Bản.

Báo cáo, được công bố sau hai năm điều tra, cho thấy Tepco và chính quyền Nhật Bản đang đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn quốc tế về một số khía cạnh bao gồm cơ sở vật chất, thanh tra và thực thi, giám sát môi trường và đánh giá phóng xạ.

Hôm thứ Ba, ông Grossi cho biết kế hoạch xả nước thải sẽ có "tác động phóng xạ có thể bỏ qua đối với con người và môi trường".

Theo một số báo cáo, việc cơ quan giám sát hạt nhân của thế giới đã chấp thuận, Nhật Bản có thể bắt đầu xả nước từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima vào đầu tháng Tám - tạo nguy cơ xảy ra một màn đối đầu gay gắt với những tiếng nói chỉ trích.

Tường thuật bổ sung do Yuna Kim và Chika Nakayama thực hiện.

Chia sẻ Facebook