Freedom House: Dù đàn áp gia tăng, biểu tình vẫn diễn ra hàng ngày ở Trung Quốc

Chia sẻ Facebook
22/11/2022 08:46:18

Gần đây, tổ chức nhân quyền Freedom House đã công bố báo cáo “Giám sát bất đồng chính kiến ​​ở Trung Quốc”, tuyên bố rằng dù sự đàn áp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ngày càng tăng, nhưng các cuộc biểu tình dân sự vẫn diễn ra hàng ngày và phân bố rộng rãi, đặt ra thách thức đối với quyền lực của ĐCSTQ.

Mới đây, tổ chức nhân quyền Freedom House đã công bố một báo cáo có tiêu đề “Giám sát bất đồng chính kiến ​​ở Trung Quốc”. (Ảnh chụp màn hình website Freedom House)


Ngày 14/11, Freedom House đã công bố báo cáo hàng quý đầu tiên về “ Giám sát bất đồng chính kiến ​​​​Trung Quốc (CDM) “ từ tháng 6 – 9/2022, thông qua việc theo dõi cơ sở dữ liệu và công cụ nghiên cứu, về tần suất và tính đa dạng của những ý kiến bất đồng tại Trung Quốc. Tổ chức này phát hiện ra rằng những cuộc biểu tình ở các mức độ khác nhau xảy ra hàng ngày, tại nhiều nơi khắp Trung Quốc.

Báo cáo đã ghi nhận 668 cuộc biểu tình từ tháng 6 – 9/2022 trên toàn Trung Quốc, trung bình có 5 đến 6 vụ biểu tình mỗi ngày trong 4 tháng này. Trong số này, có 636 vụ (95%) ngoại tuyến, gồm biểu tình, đình công, chiếm đóng… và 32 vụ (5%) liên quan đến bất đồng chính kiến ​​trực tuyến. Về mặt địa lý, tỉnh Hà Bắc có 77 vụ, tỉnh Hà Nam 72 vụ, tỉnh Quảng Đông 49 vụ, và tỉnh Thiểm Tây 49 vụ v.v.

Trong số các sự kiện giám sát bất đồng chính kiến, khoảng 3/4 (521 vụ) là các vụ biểu tình nhóm ngoại tuyến, tuần hành, chặn đường hoặc lối đi. Đây đều là các hình thức phản đối mà chính quyền coi là gây tranh cãi, phải đàn áp và kiểm duyệt chặt nhất, báo cáo cho biết.

Về quy mô của các cuộc biểu tình, 380 vụ (60%) được báo cáo là có quy mô trung bình từ 10 – 99 người tham gia; 18% có từ 2 – 9 người tham gia; 47 vụ (7%) là các sự kiện lớn, với 100 – 999 người tham gia. Trong khoảng thời gian 3 tháng, ít nhất 8.755 người đã tham gia các cuộc biểu tình ngoại tuyến.

Báo cáo cho biết, trong tất cả các sự kiện, 214 vụ (32%) liên quan đến các dự án chưa hoàn thành, 110 vụ (17%) liên quan đến nợ lương và phúc lợi, 106 vụ (16%) liên quan đến gian lận, và 37 vụ chống lại các hạn chế phòng chống COVID-19.

Người dân ở Trùng Khánh đã xuống đường biểu tình phản đối chính sách phòng chống dịch bệnh, yêu cầu dỡ bỏ lệnh phong tỏa. (Hình ảnh trên từ Weibo)

Tối ngày 28/9, có thông tin trên Internet rằng một số sinh viên từ Đại học Trịnh Châu ở Hà Nam đã tụ tập để phản đối việc phong tỏa, đòi lại sự tôn nghiêm và tổ chức la hét tập thể từ các tòa nhà.


Họ hét lên: “Gỡ phong tỏa”, “Hôm nay họ có thể buộc chân chúng ta! Ngày mai họ có thể bịt miệng chúng ta, trói tay chúng ta!”

TQ: Sinh viên Đại học Trịnh Châu lại biểu tình, phản đối phòng chống dịch cực đoan

Tối ngày 16/11, trên Internet lan truyền thông tin sinh viên Đại học Trịnh Châu lại tụ tập biểu tình và phản đối chính sách phong tỏa chống dịch. (Ảnh chụp màn hình video)

Hôm 14/11, trên mạng Internet cũng lan truyền thông tin nhiều cuộc biểu tình quy mô lớn đã nổ ra ở quận Hải Châu (TP. Quảng Châu, Trung Quốc). Cảnh sát đã đến hiện trường trấn áp, người dân giận dữ lật đổ xe cảnh sát.

Nguyên nhân được cho là do chính sách Zero-COVID cực đoan đã dẫn đến cái chết của một thai phụ.

Thai phụ tử vong vì bị phong tỏa, biểu tình lớn nổ ra ở Quảng Châu

Trên lan truyền thông tin các cuộc biểu tình quy mô lớn của cư dân đã xảy ra ở nhiều nơi ở quận Hải Châu, thành phố Quảng Châu. Cảnh sát đã đến trấn áp người biểu tình. (Ảnh chụp màn hình video)

Các sự kiện gồm những cuộc biểu tình đường phố, chiến dịch hashtag trực tuyến với hàng trăm ngàn bài đăng, ít nhất liên quan đến 14 tỉnh, thành phố. (Hashtag là các từ hoặc cụm từ được viết liền kề đằng sau dấu thăng (#), nhằm hỗ trợ phân loại nội dung và chủ đề.)

Sự kiện người đàn ông giăng biểu ngữ lớn phản đối ông Tập Cận Bình ở cầu Tứ Thông (quận Hải Điện, Bắc Kinh) diễn ra trước thềm Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ, cũng làm dấy lên một làn sóng phản đối mới khắp các tỉnh thành tại Đại Lục.

Tinh thần giăng biểu ngữ phản đối ông Tập được tiếp nối trong và ngoài Trung Quốc

Biểu ngữ phản đối ông Tập Cận Bình trên cầu Tứ Thông ở Bắc Kinh trước Đại hội 20 ĐCSTQ. (Ảnh cắt từ video)

Báo cáo tin rằng do sự kiểm soát thông tin và kiểm duyệt truyền thông của chính quyền ĐCSTQ, tần suất những cuộc biểu tình thực tế phải cao hơn nhiều so với dữ liệu.

Báo cáo cũng cho biết, ít nhất 1/4 số cuộc biểu tình đã bị đàn áp, và ghi lại bằng chứng rằng 25% người biểu tình đã bị đàn áp. Nhưng có 37 vụ được Chính phủ hoặc doanh nghiệp nhượng bộ, như chính quyền địa phương thay đổi chính sách sau các cuộc biểu tình của người dân.

TQ: Biểu tình yêu cầu gỡ phong tỏa ở Thâm Quyến và Tân Cương

Ngày 25/9, tiểu khu Vương Gia Lương ở Ô Lỗ Mộc Tề, Tân Cương, đã bị phong tỏa gần 50 ngày, rất đông người dân đã đổ ra đường biểu tình. Họ hô lớn “gỡ phong tỏa!” “Muốn có cơm ăn!” (Ảnh chụp màn hình video)

Ngoài ra, các doanh nghiệp (64%) và chính quyền địa phương (33%) có nhiều khả năng trở thành mục tiêu của người biểu tình hơn chính quyền trung ương (3%).


Ông Kevin Slaten, Giám đốc Dự án “Giám sát Bất đồng chính kiến ​​Trung Quốc” (CDM), nói với VOA rằng trong khi ĐCSTQ đang nỗ lực đàn áp các cuộc biểu tình có tổ chức, thì người Trung Quốc vẫn tiếp tục lên tiếng cả ngoại tuyến và trực tuyến. “CDM đã ghi lại hàng trăm cuộc biểu tình ngoại tuyến và một số bất đồng quan điểm lớn trực tuyến.”


Theo báo cáo của CDM , cơ sở dữ liệu này được tạo ra để giải quyết những lỗ hổng thông tin do truyền thông ở Trung Quốc hạn chế, và những rủi ro liên quan đến việc thu thập thông tin bất đồng chính kiến, cũng như các cuộc biểu tình trong nước.

Nguồn cơ sở dữ liệu này bao gồm các báo cáo tin tức, các tổ chức xã hội dân sự, và các kênh truyền thông xã hội của Trung Quốc.


Bình Minh (t/h)

Báo cáo: Thêm 33 người tập Pháp Luân Công được xác nhận bị bức hại đến chết trong 3 tháng

Từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2022, Minghui.org đã xác nhận thêm tổng cộng 33 người tập Pháp Luân Công bị bức hại đến chết trong năm 2022.

Chia sẻ Facebook