Fortune: Cách một 'kỳ lân' blockchain biến Việt Nam thành điểm nóng về khởi nghiệp tiền điện tử
Kể từ khi Axie Infinity ra mắt, đã có ít nhất 10 công ty khởi nghiệp blockchain Việt Nam vượt qua mức định giá 100 triệu USD .
Vào năm 2018, nhà phát triển game người Na Uy, Aleksander Larsen, đã phải tìm kiếm trên mạng để xem quốc gia Việt Nam nằm ở đâu trên bản đồ thế giới khi coder Nguyễn Thành Trung đề nghị Larsen tham gia vào công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh của mình. Trung muốn Larsen bắt tay vào thực hiện dự án mới của anh ấy, một trò chơi blockchain có tên Axie Infinity. Larsen thích ý tưởng của Trung nhưng nó không đủ hấp dẫn để anh chuyển đến Việt Nam.
“Nó quá xa” , Larsen nói, sau khi tham khảo bản đồ.
Nhưng Trung vẫn tiếp tục thuyết phục, và trong một chuyến thăm ngắn ngày đến Thành phố Hồ Chí Minh, anh đã chiến thắng Larsen. Thay vì quay trở lại Na Uy, Larsen gia nhập vào văn phòng chật chội của công ty khởi nghiệp này ở ngoại ô thành phố và quyết định xem tầm nhìn cùng khả năng lập trình phong phú của Trung có thể đưa công ty đến đâu. Ba năm sau, vụ đặt cược của Larsen đã được đền đáp theo hai cách: Axie Infinity đã trở nên cực kỳ phổ biến, trở thành trò chơi blockchain "hot" nhất thế giới. Và Việt Nam, quốc gia vốn tạo ra phần lớn GDP từ nông nghiệp và các mặt hàng xuất khẩu như dệt may, đã bất ngờ trở thành một điểm nóng cho các công ty khởi nghiệp tiền điện tử, những công ty mới đang háo hức muốn đi trên con đường thành công và đầy béo bở của Axie Infinity .
“Axie Infinity đã trở thành trò chơi tiền điện tử đầu tiên thực sự thành công” , Larsen nói. “Về cơ bản, chúng tôi đã định hình toàn bộ ngành công nghiệp theo hình ảnh của mình.”
Năm ngoái, số lượng người chơi Axie Infinity - một trò chơi giống Pokémon trong đó các nhân vật đại diện không thể thay thế được (NFT) chiến đấu với nhau - đã đạt con số 2,5 triệu. Những nhân vật nổi tiếng của Thung lũng Silicon như Mark Cuban và Andreessen Horowitz đã rót hàng triệu USD vào công ty mẹ của trò chơi, Sky Mavis, mang lại cho nhà phát triển này mức định giá 3 tỷ USD. Điều đó cũng khiến các công ty blockchain khác có ý định tái tạo lại thành công của Axie Infinity .
“Trước sự trỗi dậy của Axie Infinity, hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam còn khá nhỏ và hạn chế”, Lê Thanh, người sáng lập công ty khởi nghiệp và ví tiền điện tử Việt Nam Coin98, nhận định. “Nhưng Axie Infinity thực sự đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người để tìm ra cách xây dựng các công ty blockchain.”
Lưu Thế Lợi, người sáng lập Kyber Network, một công ty khởi nghiệp tài chính phi tập trung của Việt Nam, cho biết: “Sky Mavis đã tạo thêm niềm tin và động lực rằng các công ty tiền điện tử thực sự có thể làm điều gì đó."
Có vẻ như Việt Nam đã nổi lên như một trung tâm khởi nghiệp tiền điện tử, nhưng những người trong cuộc thì nói rằng đất nước này đã sẵn sàng cho một sự bùng nổ. Quốc gia này liên tục đứng trong top ba thế giới về việc áp dụng tiền điện tử và tự hào có một nhóm lớn các nhà phát triển trẻ tuổi, tài năng, những người sẵn sàng làm việc chỉ với một phần nhỏ số tiền mà các kỹ sư có thể kiếm được ở các thị trường khác. Với những yếu tố đó, sự nổi lên của Axie Infinity đã châm ngòi cho một thị trường tiền điện tử hiện đang bùng cháy.
Corey Wilton, đồng sáng lập của trò chơi blockchaiin về đua ngựa có tên Pegaxy tại Việt Nam cho biết: “Đó là một cơn sốt tìm vàng” .
Bitcoin ở Việt Nam
Vào năm 2013, những người sáng lập của một số sàn giao dịch tiền điện tử như Bitcoin Việt Nam đã thành lập nền tảng của họ trong nước, đánh dấu lần đầu tiên giới thiệu tiền điện tử ở Việt Nam. Vào năm 2017, tiền điện tử đã trở thành xu hướng chủ đạo trên toàn cầu khi giá trị của Bitcoin tăng từ 1.000 USD lên 20.000 USD. Tại Việt Nam, Bitcoin cũng trở nên ngày càng nổi bật. Đột nhiên, các máy ATM Bitcoin xuất hiện ở các góc phố và những người đam mê tiền điện tử đã thành lập các cộng đồng trực tuyến để trao đổi mẹo và thảo luận về các đồng tiền này.
Vào thời điểm đó, có một coder Việt Nam hầu như không được ai chú ý.
“Mọi người đều nói về giá của Bitcoin. Nhưng là một kỹ sư, tôi không quan tâm tới nó", Nguyễn Thành Trung, khi đó chỉ mới 26 tuổi, nói. Sự tập trung vào việc kiếm tiền từ Bitcoin gần như đã khiến anh không còn hứng thú hoàn toàn với công nghệ này. Nhưng cho đến khi phát hiện ra CryptoKitties, một trò chơi thời kỳ đầu dựa trên blockchain, trong đó người chơi giao dịch NFT - tác phẩm nghệ thuật được lưu trữ trên blockchain - về những chú mèo hoạt hình. Trung đã nghĩ rằng mình có thể làm cho các nhân vật NFT làm được nhiều thứ hơn là trông dễ thương, và anh đã tạo ra Axie Infinity.
Sự thành lập của Axie Infinity
Ngay khi Trung ra mắt Axie Infinity vào đầu năm 2018, thị trường tiền điện tử đã.... sụp đổ.
Từ năm 2017 đến năm 2018, giá Bitcoin đã giảm 85% xuống còn 3.000 USD, khiến các công ty khởi nghiệp tiền điện tử trên toàn cầu phải vật lộn để tồn tại. Ông Lợi từ Kyber Network cho biết việc có mặt tại Việt Nam là lý do duy nhất khiến công ty khởi nghiệp của ông và các đồng nghiệp như Axie Infinity tồn tại được.
“giết chết bạn bởi vì bạn không có hướng đi để tồn tại”
“Nhưng chi phí để duy trì một đội ngũ ở Việt Nam thấp hơn đáng kể so với việc bạn muốn điều hành cùng một đội ở Singapore, Châu Âu hoặc Thung lũng Silicon”.
Vào năm 2021, cơ sở người dùng của trò chơi đã tăng từ vài nghìn lên hơn 2,5 triệu khi người chơi ở những quốc gia như Philippines nhận thấy rằng tiền lời từ Axie Infinity có thể cạnh tranh ngang bằng hoặc hơn mức thu nhập ở địa phương. Khi sự nổi tiếng của Axie Infinity tăng vọt, định giá của công ty mẹ Sky Mavis đạt 3 tỷ USD vào tháng 10/2021, chỉ ba năm sau khi ra mắt. Đây là công ty có giá trị nhất trong số 4 "kỳ lân" của Việt Nam và có giá trị cao hơn 1 tỷ USD so với công ty ví di động Momo.
Axie Infinity truyền cảm hứng cho một thế hệ khởi nghiệp
Kể từ khi Axie Infinity trở thành một trong những dự án tiền điện tử có giá trị nhất thế giới vào năm ngoái, ít nhất bảy trò chơi blockchain đã ra mắt tại Việt Nam, thu hút hàng triệu USD từ các nhà đầu tư nước ngoài. Một số trò chơi mới, chẳng hạn như My Defi Pet và MeebMaster , gần như có nội dung nhái theo Axie Infinity . Daniel Nguyễn, CEO của trò chơi HeroVerse có trụ sở tại Việt Nam, nói với trang BSC rằng anh muốn bắt chước cách tiếp cận của Axie Infinity một cách “chính xác” khi xây dựng trò chơi của mình.
“Tôi lấy rất nhiều cảm hứng từ thành công của Axie Infinity", Steve Nguyễn, người đồng sáng lập Pegaxy , cho biết . “Thành công của Axie giống như sự khởi đầu của một điều gì đó rất lớn.”
Các công ty khởi nghiệp blockchain mới của Việt Nam đang tuyển dụng các nhà phát triển từ ngành công nghiệp game di động. Đây là lĩnh vực đang phát triển rất mạnh ở Việt Nam, kể từ sau thành công của game di động Flappy Bird. Coder Nguyễn Hà Đông, đã tung ra trò chơi đơn giản nhưng đã trở thành bom tấn này vào năm 2013. Nó đã thành công vang dội, với hơn 50 triệu lượt tải xuống trên toàn cầu. Chính phủ Việt Nam coi Flappy Bird là một trong những đổi mới công nghệ quan trọng nhất của đất nước và trò chơi này đã truyền cảm hứng cho một thế hệ khởi nghiệp game Việt Nam, đưa đất nước trở thành một trong những thị trường game di động phát triển nhanh nhất khu vực. Năm trong số 10 nhà xuất bản trò chơi hàng đầu Đông Nam Á hiện có trụ sở tại Việt Nam và hàng chục nghìn lập trình viên trẻ ở Việt Nam đang mong muốn tạo ra "những điều lớn lao tiếp theo".
“90% nhân viên phát triển của Pegaxy làm việc tại Việt Nam, mặc dù công việc có thể được thực hiện từ các quốc gia khác", Wilton, người đồng sáng lập game Pegaxy, cho biết.
“Các nhà sáng lập tiền điện tử có xu hướng lan rộng hơn khắp mọi nơi trên thế giới… Web3 giúp mọi người dễ dàng xây dựng ở bất cứ đâu”.
Các doanh nhân cũng đang tạo ra các công ty hoàn toàn mới, nhưng theo Lê Thanh của Coin98 thì cho rằng ít nhất một phần sự bùng nổ của trò chơi tiền điện tử là do sự chuyển đổi từ các công ty trò chơi trực tuyến. Amanotes, một nhà phát hành trò chơi Việt Nam ra mắt vào năm 2014 và nổi tiếng với các trò chơi âm nhạc, gần đây đã công bố bước đột phá vào lĩnh vực tiền điện tử với “hệ thống phân phối âm nhạc và nền tảng trò chơi” trong metaverse.
“Việt Nam đã sẵn sàng trở thành trung tâm tiền điện tử tiếp theo" , Phạm Huy, giảng viên kinh tế tại Đại học RMIT, thành phố Hồ Chí Minh cho biết. “Hiện có rất nhiều công ty tiền điện tử bắt đầu ở Việt Nam. Mọi người ở đây sẵn sàng tiếp nhận một cái gì đó mới”.
Việt Nam đón nhận tiền điện tử
Các doanh nhân của Việt Nam đang lạc quan về tiền điện tử, và người Việt Nam cũng vậy, các cuộc khảo sát cho thấy.
Brian Lu, đối tác sáng lập tại Infinity Ventures Crypto ở Đài Loan, cho biết các nhà đầu tư đã chú ý đến một báo cáo của ConsenSys vào tháng 8 năm ngoái, cho thấy các quốc gia ở châu Á đang tải xuống MetaMask, ví tiền điện tử phổ biến nhất thế giới, nhiều hơn ở châu Âu hoặc Mỹ.
Trong báo cáo, Việt Nam là điểm đến phổ biến thứ ba trên thế giới đối với MetaMask, chỉ sau Mỹ và Philippines ở vị trí thứ nhất và thứ hai. Sự phổ biến của ví tiền điện tử ở Việt Nam cho thấy mọi người không chỉ mua tiền điện tử mà họ đang tích cực tham gia vào các trò chơi tiền điện tử và các nền tảng khác, Lu nói.
Nhưng lý do đằng sau sự phổ biến của tiền điện tử tại Việt Nam không hoàn toàn rõ ràng. Một số người suy đoán rằng đó có thể là do thị trường kiều hối lớn của Việt Nam, lớn thứ chín trên toàn cầu. Tiền điện tử giúp người lao động ở nước ngoài gửi tiền về Việt Nam dễ dàng hơn. Những người khác cho rằng sự thiếu tin tưởng của công chúng đối với đồng nội tệ, có thể đang đẩy mọi người sang tiền kỹ thuật số.
Ông Phạm Huy nói rằng tỷ lệ thâm nhập internet cao của Việt Nam - 70% dân số Việt Nam đang trực tuyến và quốc gia này dẫn đầu châu Á về sử dụng điện thoại thông minh - cũng có thể khiến việc sử dụng tiền điện tử trở nên dễ tiếp cận hơn.
Tỷ lệ chấp nhận tiền điện tử cao của Việt Nam cho phép các công ty khởi nghiệp kết nối với khách hàng địa phương và thử nghiệm sản phẩm trong nước trước khi ra mắt toàn cầu. Ví dụ, Coin98, một đối thủ cạnh tranh của MetaMask, đã xây dựng một cộng đồng người dùng tại Việt Nam trước khi cố gắng thu hút người dùng từ các thị trường khác. Lê Thanh cho biết giờ đây công ty có 2 triệu người dùng toàn cầu, trong đó có 500.000 người ở Việt Nam.
Thách thức đối với hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam
Phạm Huy thừa nhận rằng Việt Nam vẫn còn một chặng đường dài để trở thành một điểm đến hàng đầu về blockchain. Theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam vẫn là “quốc gia có thu nhập ở mức trung bình thấp”, bằng một nửa GDP bình quân đầu người của nước láng giềng Thái Lan.
“Thật sự rất khó để một quốc gia đang phát triển dẫn đầu về công nghệ và việc đặt trụ sở tại Việt Nam có thể gây khó khăn hơn cho các công ty khởi nghiệp trong việc tìm kiếm nguồn vốn và nhân tài",
“Thị trường tiền điện tử của Việt Nam thiếu sự bảo vệ và các nhà đầu tư lo ngại các công ty khởi nghiệp blockchain của Việt Nam có thể là lừa đảo. Việt Nam cũng thiếu các trường đại học hàng đầu đào tạo chính quy về lĩnh vực công nghệ so với các nền kinh tế đối thủ như Singapore và Hàn Quốc."
Về phần mình, chính phủ Việt Nam vẫn chưa nhất quán về quan điểm đối với tiền điện tử. Kể từ năm 2017, Việt Nam đã cấm sử dụng tiền điện tử làm hình thức thanh toán. Đồng thời, chính phủ đã không đánh thuế hoặc quy định việc mua và bán tiền điện tử làm tài sản.
“Nếu có điều gì đó khiến tôi hơi lo lắng thì đó là quy định",
“Nhưng tôi không nghĩ rằng chính phủ sẽ để mất cơ hội này. Đây có lẽ là cơ hội duy nhất để Việt Nam thực sự dẫn đầu thế giới về blockchain hoặc tiền điện tử. Tôi không nghĩ sẽ có cơ hội khác”.
Tham khảo Fortune