FED đối mặt với sức ép từ hai đảng tại Mỹ

Chia sẻ Facebook
18/11/2022 14:32:26

Mặc dù vẫn hoạt động độc lập tương đối nhưng không thể phủ nhận bối cảnh mới cũng khiến FED đối mặt với nhiều sức ép hơn từ cả hai đảng tại Mỹ.


Cuộc đua vào Quốc hội Mỹ đã ngã ngũ khi Đảng Cộng hòa chiếm đa số và nắm quyền kiểm soát Hạ viện, còn ở Thượng viện Phó Tổng thống Kamala Harris, theo luật sẽ giữ vị trí Chủ tịch. Tình huống lưỡng viện chia đôi như thế này sẽ có thể tác động như thế nào tới các chính sách kinh tế của Mỹ thời gian tới, cụ thể ở đây là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED)?

Nghĩa là một bên ủng hộ tăng lãi suất, một bên muốn FED tạm dừng lại để ổn định thị trường việc làm. FED đang có một thuận lợi là Tổng thống Joe Biden lại tỏ ra ủng hộ việc cơ quan này tăng lãi suất và không hề có phàn nàn gì. Vì vậy, việc còn lại của FED là quyết định làm sao để hài hoà được cả 3 mục tiêu: giữ được giá cả ổn định, việc làm không mất nhiều, sức mua không bị giảm mạnh.

Trụ sở Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tại Washington DC. (Ảnh: Reuters)

Lạm phát tháng 10 của Mỹ đã giảm nhiều nhưng chưa thực sự được như kỳ vọng của FED. Vì thế, nếu lạm phát tháng 11 lại quay đầu tăng cao, mức tăng lãi suất 0,75 điểm % gần như chắc chắn. Nếu lạm phát giảm tiếp, phương án 0,5 điểm % là cao, nghĩa là tháng 12, kiểu gì FED cũng vẫn tăng lãi suất tiếp.

Về dài hạn, thị trường dự báo FED có thể đưa các mức lãi suất lên xung quanh mốc 5% rồi dừng lại, tức có thể còn hai lần tăng nữa và điểm dừng là vào tháng 3 năm sau.

Nhiều chuyên gia lo ngại lạm phát tại Mỹ có nguy cơ quay đầu tăng lại. Vì thế, FED có thể dừng tăng 2 quý rồi mới bắt đầu cắt giảm lãi suất vào quý cuối của năm sau.

Lạm phát lạm phát giá tiêu dùng tháng 10 ở Mỹ giảm mạnh hơn dự báo có thể sẽ là cơ sở để Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) giảm bớt tốc độ tăng lãi suất.

Chia sẻ Facebook