Fantasia, doanh nghiệp của gia tộc Tăng Khánh Hồng, tiết lộ khoản nợ quá hạn hơn 6 tỷ USD

Chia sẻ Facebook
28/08/2023 09:33:36

Tháng 10/2021, Fantasia công khai vỡ nợ. Sau khi Fantasia rơi vào khủng hoảng, ông Tăng Khánh Hồng vẫn chưa có dấu hiệu giải cứu. (Ảnh ghép của Epoch Times)

Chia sẻ FB Chia sẻ Twitter Bình luận

Tối ngày 25/8, Công ty TNHH Fantasia Holdings Group đã công bố thông báo về kết quả chưa kiểm toán nửa đầu năm 2023. Theo thông báo, trong nửa đầu năm nay, Fantasia lỗ khoảng 2,7 tỷ nhân dân tệ (~ 370 triệu USD), tổng số nợ quá hạn khoảng 43,9 tỷ nhân dân tệ (~ hơn 6 tỷ USD).

Báo cáo tài chính của Fantasia cho thấy tính đến ngày 30/6, doanh thu của công ty là khoảng 4,02 tỷ nhân dân tệ (NDT); khoản lỗ thuộc về chủ sở hữu công ty là khoảng 2,708 tỷ NDT (~ 551 triệu USD); lợi nhuận gộp là 576 triệu NDT (~ 79 triệu USD).

Khoản lỗ trong kỳ khoảng 2,805 tỷ NDT (~ 385 triệu USD). Số dư ngân hàng và tiền mặt của công ty khoảng 1,183 tỷ NDT (~ 162 triệu USD), và tiền gửi ngân hàng bị hạn chế /thế chấp là khoảng 1,145 tỷ NDT ~ 157 triệu USD).

Tính đến ngày 30/6, Fantasia vẫn chưa hoàn trả đúng hạn một số khoản nợ chịu lãi (bao gồm khoản vay ngân hàng và các khoản vay khác, trái phiếu cao cấp và trái phiếu) với số tiền xấp xỉ 30,942 tỷ NDT (~ 4,2 tỷ USD).

Do đó, tính đến ngày 30/6/2023, các khoản nợ chịu lãi (bao gồm các khoản vay ngân hàng và các khoản vay khác, nợ cao cấp và trái phiếu) với tổng số tiền gốc khoảng 43,973 tỷ NDT (~ hơn 6 tỷ USD) đã bị vỡ nợ hoặc vỡ nợ chéo.

(Ảnh chụp màn hình trang web)

Tính đến ngày 30/6, tổng số dư ngân hàng và tiền mặt của Fantasia là khoảng 2,329 tỷ NDT (~ 319 triệu USD).

Tỷ lệ nợ ròng của Fantasia là 3.393,9%, tăng 2.165 điểm phần trăm so với tỷ lệ nợ ròng là 1.228,9% vào ngày 31/12/2022.

Fantasia cho biết tập đoàn đang tích cực đàm phán với những người cho vay hiện tại, để gia hạn một số khoản vay của tập đoàn. Đồng thời, Fantasia sẽ tiếp tục tìm kiếm các nguồn tài chính mới, hoặc đẩy nhanh việc bán tài sản, để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính sắp tới, cùng nhu cầu về dòng tiền kinh doanh trong tương lai.

Tối ngày 10/8, Fantasia lần lượt công bố kết quả kinh doanh của năm tính đến ngày 31/12/2021, kết quả kinh doanh giữa năm tính đến ngày 30/6/2022 và kết quả kinh doanh của năm tính đến hết ngày 31/12/2022.

Vào tháng 1 năm nay, Fantasia đã thông báo về đề xuất tái cơ cấu nợ nước ngoài. Tập đoàn cho biết, Fantasia đã đạt được thỏa thuận với một số trái chủ lớn với tổng số tiền gốc phát hành là 4,018 tỷ USD về các điều khoản tái cơ cấu nợ nước ngoài.

Ngày 13/1, các trái chủ đại diện cho khoảng 24,5% tổng số dư nợ gốc của trái phiếu hiện có đã ký thỏa thuận hỗ trợ tái cơ cấu, có hiệu lực vào ngày 9/3/2023. Theo thông báo, kế hoạch tái cơ cấu được đề xuất là khoản nợ 1,3 tỷ USD của Fantasia.

Fantasia cho biết, nếu kế hoạch nêu trên được thực hiện thành công, tổng số tiền giảm nợ dự kiến ​​sẽ chiếm gần một nửa tổng nợ phải trả ở nước ngoài. Người sáng lập công ty, bà Tăng Bảo Bảo (Zeng Baobao) vẫn là cổ đông kiểm soát lớn nhất của Fantasia.

Bà Tăng Bảo Bảo là cháu gái của ông Tăng Khánh Hồng – cựu Phó Chủ tịch Trung Quốc, kiêm cựu ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị.

Fantasia chủ yếu phát triển các dự án bất động sản ở những nơi như Thâm Quyến, Thành Đô, được đăng ký tại Quần đảo Cayman và có trụ sở chính ở Thâm Quyến. Fantasia được niêm yết tại Hồng Kông vào năm 2009, bà Tăng Bảo Bảo là giám đốc điều hành và cổ đông lớn.

Trong thông báo, Fantasia tiết lộ tính đến ngày 30/11/2022, tổng nợ phải trả ở nước ngoài sẽ là 4,2 tỷ USD và nợ trong nước sẽ không vượt quá 40 tỷ NDT (~ 5,48 tỷ USD).

Tháng 10/2021, Fantasia công khai vỡ nợ. Giao dịch cổ phiếu của công ty này đã bị đình chỉ kể từ ngày 1/4/2022. Giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông sẽ chính thức hoạt động trở lại vào tháng 11 này. Trong khoảng thời gian này, Fantasia vẫn luôn tìm cách tự giải cứu, gồm cả việc đàm phán gia hạn nợ.

Từ giữa tháng 10/2021, 3 hãng xếp hạng tín dụng nổi tiếng thế giới Fitch, S&P và Moody’s đã liên tục hạ xếp hạng các công ty bất động sản Trung Quốc như Fantasia và Evergrande Group (Hằng Đại) với lý do khủng hoảng tài chính.

Ông Tăng Khánh Hồng là nhân vật số 2 trong phe cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân. Tội ác lớn nhất của phe Giang là khởi xướng và duy trì cuộc đàn áp hơn 20 năm qua và mổ sống cướp nội tạng của các học viên Pháp Luân Công có đức tin vào Chân – Thiện – Nhẫn, để kiếm lợi nhuận bất chính khổng lồ.

Cha của bà Tăng Bảo Bảo, ông Tăng Khánh Hoài (Zeng Qinghuai). Dựa vào quyền lực của anh trai mình, từ giữa những năm 1990 trú tại Hồng Kông với tư cách là thanh tra đặc biệt của Bộ Văn hóa Trung Quốc, ông trở thành đại diện của ông Tăng Khánh Hồng tại Hồng Kông.

Thế lực gia đình của Tăng Khánh Hồng đã ăn sâu vào toàn Trung Quốc, lan rộng khắp quan trường của ĐCSTQ và giới kinh doanh.


Bình Minh (t/h)

Chuyên gia: Nguy cơ kinh tế khiến ĐCSTQ trở nên khó lường

Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc tăng tốc khó khăn, chuyên gia Gordon G. Chang nổi tiếng quốc tế về vấn đề Trung Quốc đã cảnh báo:

Chia sẻ Facebook