EU yêu cầu các nước cắt giảm tiêu thụ khí đốt tự nhiên cho đến 2023

Chia sẻ Facebook
21/07/2022 21:11:31

Liên minh châu Âu đã yêu cầu các nước thành viên cắt giảm tiêu thụ khí đốt tự nhiên tối thiểu 15% cho đến mùa xuân năm 2023.


Theo quy định đề xuất được công bố hôm 20/7, EU sẽ đặt ra mức giảm 15% cho việc sử dụng khí đốt tự nhiên trong khoảng thời gian từ ngày 1/8/2022 đến ngày 31/3/2023.

“Chúng tôi đã yêu cầu các nước thành viên EU cắt giảm 15% lượng khí đốt tiêu thụ. Tại sao lại là 15%? Đó là vì con số này tương đương với 45 tỷ mét khối khí đốt và khi cắt giảm được lượng tiêu thụ này, châu Âu có thể an toàn vượt qua mùa Đông năm nay trong trường hợp gián đoạn hoàn toàn nguồn khí đốt từ Nga,”

Chủ tịch Ủy ban châu Âu

Ursula von der Leyen nói.


Embed from Getty Images


Ngày 11/7, Nga đã đóng cửa đường ống Nord Stream I vốn vận chuyển khí đốt của Nga đến phần còn lại của châu Âu qua Biển Baltic với lý do bảo trì. Tuy nhiên, việc ngừng hoạt động đã đưa đến nhiều suy đoán rằng Moscow có thể đóng cửa dự án trong một thời gian dài hơn nữa.

“Nga đang tống tiền chúng ta. Nga đang sử dụng năng lượng như một vũ khí. Và do đó, trong bất kỳ trường hợp nào, dù là cắt giảm một phần lớn khí đốt của Nga hay cắt giảm toàn bộ khí đốt của Nga, châu Âu cần phải sẵn sàng,”

bà Ursula von der Leyen

viết trên Twitter

hôm 20/7.


Nga đã bác bỏ cáo buộc, đồng thời khẳng định họ là một nhà cung cấp năng lượng đáng tin cậy.


Dù vậy, châu Âu hiện đang chạy đua để lấp đầy kho khí đốt của mình trước mùa đông và xây dựng một vùng đệm nếu nguồn cung bị hạn chế trong tương lai gần. Hàng chục quốc gia EU cũng đang phải đối mặt với việc giảm lượng cung cấp khí đốt của Nga. Các quan chức EU tuyên bố, việc Nga ngừng cung cấp khí đốt cho khối này hoàn toàn có thể xảy ra.

“Sự leo thang gần đây về gián đoạn nguồn cung cấp khí đốt từ Nga cho thấy nguy cơ đáng kể về việc Nga có thể đột ngột và đơn phương ngừng cung cấp khí đốt hoặc kéo dài thời gian. Hành động ngay lúc này có thể giảm cả rủi ro và chi phí cho châu Âu trong trường hợp gián đoạn kéo dài hoặc hoàn toàn bị ngừng.”


Nếu biện pháp này được thông qua, các quốc gia EU sẽ phải cập nhật kế hoạch quốc gia của họ vào tháng 9/2022, trong đó nêu rõ các chi tiết về việc giảm tiêu thụ khí đốt. Trong nhiều năm nay, các quốc gia EU đã trở nên phụ thuộc vào nhập khẩu khí đốt của Nga, trong khi một số quốc gia – như Đức – hầu như đã cấm sử dụng năng lượng hạt nhân và đã cố gắng sử dụng năng lượng mặt trời, gió và thủy điện để thay thế.


Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck, gần đây đã thừa nhận với Guardian, đất nước của ông phạm phải “sai lầm chính trị nghiêm trọng” khi dựa vào khí đốt của Nga. Trước đó, ông Habeck thông báo, Đức sẽ cần quay trở lại các nhà máy nhiệt điện than “trong một giai đoạn chuyển tiếp ”, đồng thời tích trữ thêm khí đốt vào kho để giúp đất nước vượt qua mùa đông.


Đức đã công bố các biện pháp vào ngày 19/6 nhằm giảm tiêu thụ khí đốt tự nhiên và quay lại tăng sử dụng than đá, do việc Nga cắt giảm xuất khẩu khí đốt đe dọa sự thiếu hụt trong mùa đông tới.


Kế hoạch của EU được đưa ra trong bối cảnh công ty năng lượng Gazprom của Nga cho hay, họ không thể thực hiện các hợp đồng khí đốt với EU do những trường hợp không thể lường trước được. Công ty được cho là đã gửi một lá thư trong tuần này thông báo cho một số khách hàng ở EU về tình trạng bất khả kháng đối với nguồn cung cấp khí đốt.


Minh Ngọc (Theo ET, Reuters)

Nga tạm đóng đường ống dẫn khí đốt chính tới châu Âu Đường ống Nord Stream 1 dẫn khí đốt từ Nga qua Biển Baltic tới Đức sẽ tạm dừng hoạt động 10 ngày, theo RT đưa tin.

Chia sẻ Facebook