EU: TQ và Nga liên kết thao túng thông tin, đe dọa nền dân chủ châu Âu

Chia sẻ Facebook
10/02/2023 02:51:50

Cơ quan Hành động Đối ngoại châu Âu (EEAS) đã công bố báo cáo đầu tiên về “Mối đe dọa thao túng và can thiệp thông tin nước ngoài” (1st EEAS Report on Foreign Information Manipulation and Interference Threats

FIMI), cảnh báo về liên kết giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và Nga.

Ông Josep Borrell – Đại diện cấp cao của EU về Chính sách An ninh và Đối ngoại. (Nguồn: Ảnh chụp màn hình video)

EU công bố báo cáo FIMI đầu tiên


Ngày 7/2 trang web của Bộ Ngoại giao châu Âu đã công bố báo cáo đầu tiên về “Mối đe dọa thao túng và can thiệp thông tin nước ngoài”. Báo cáo này dựa trên nội dung công việc năm 2022 của Phòng Truyền thông Chiến lược EEAS (Stratcom), chủ yếu tóm tắt và phân tích 100 trường hợp (sự cố) liên quan đến FIMI từ ngày 1/10 – 5/12/2022, trong đó có 83 trường hợp liên quan đến Nga chủ yếu dùng tiếng Nga; 70% trong số 12 trường hợp liên quan đến chính quyền ĐCSTQ là bằng tiếng Anh; 5 trường hợp còn lại là chính quyền Bắc Kinh hợp tác với Nga.

Evidence is crucial, so people can be informed & see through disinformation activities.


Delivering on the #StrategicCompass , we are creating an Information Sharing & Analysis Centre to gather information on FIMI threats, strengthen our responses & protect our democracies better. pic.twitter.com/9ythD7cmEC


— Josep Borrell Fontelles (@JosepBorrellF) February 7, 2023


Trong một bài phát biểu tại Diễn đàn FIMI do EEAS tổ chức, Phó Chủ tịch Josep Borrell của Ủy ban châu Âu, Trưởng ban EEAS và Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu về Chính sách Đối ngoại và An ninh, cho biết rằng nếu thông tin mà công chúng nhận được là “độc hại” thì xã hội tự do dân chủ không thể vận hành bình thường. Ông nhấn mạnh: “Thông tin bị thao túng sẽ khiến mọi người không biết chuyện gì đang xảy ra khiến lựa chọn dễ bị sai lệch. Thông tin là dầu bôi trơn của nền dân chủ, chúng ta phải chú ý đến chất lượng (tính xác thực) của thông tin, bởi vì đó là dầu trơn, máu, dinh dưỡng cho nền dân chủ hoạt động”.


Ông Josep Borrell cho biết kể từ sau đại dịch COVID-19 (viêm phổi Vũ Hán) EU bắt đầu chú ý đến “cuộc chiến tường thuật” (The battle of Narnars), tức là hiện tượng Bắc Kinh thao túng thông tin bên ngoài. Ông lưu ý: “Chủ thể đe dọa (thao túng thông tin), chẳng hạn như hợp tác giữa Trung Quốc và Nga, đây là phát hiện chính và phân tích nghiên cứu của báo cáo này, đó cũng là hiện tượng đáng lo ngại”.


Trong báo cáo của EEAS, trong các trường hợp thao túng thông tin của chính quyền ĐCSTQ có 56% sử dụng thủ đoạn “đánh lạc hướng vấn đề ”; tỷ lệ phương thức “đánh lạc hướng vấn đề” được Nga sử dụng là 42%. Trong số trường hợp sử dụng thủ đoạn “bóp méo sự thật” , tỷ lệ sử dụng phương pháp này ở Nga là 35% và của chính quyền ĐCSTQ là 18%.


Theo báo cáo, Ukraine bị tấn công nhiều nhất bởi thông tin sai lệch, tiếp theo là các cơ quan chính phủ EU, Borrell và Mỹ cũng bị tấn công bởi những thông tin sai lệch đó. Luồng tin này cho thấy chính quyền Bắc Kinh cố tình chia rẽ các nước phương Tây, tuyền truyền rằng Mỹ là yếu tố chính gây bất ổn xã hội ở châu Âu. Trong các trường hợp liên quan chính quyền Bắc Kinh hợp tác với Moscow thao túng thông tin dư luận, các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát của ĐCSTQ và mạng xã hội của các quan chức ĐCSTQ đều nỗ lực thúc đẩy các thuyết âm mưu có lợi cho Nga và phóng đại các tuyên bố của họ.


Vì vấn đề này, Borrell đã thông báo tại diễn đàn rằng Ủy ban Châu Âu sẽ thành lập “Trung tâm phân tích và chia sẻ thông tin” (Information Sharing and Analysis Centre) để đối phó với tình trạng thao túng thông tin của nước ngoài, nhằm thu thập các trường hợp liên quan và chia sẻ kinh nghiệm.

Điều đáng sợ là người dân Trung Quốc tin vào tuyên truyền chính trị của chính quyền

EU có thể học hỏi kinh nghiệm của Đài Loan


Tại diễn đàn EEAS, Chủ tịch Raphaël Glucksmann của Ủy ban đặc biệt của Nghị viện châu Âu về sự can thiệp của nước ngoài vào các trình tự dân chủ của EU (INGE) đã cùng nhiều đại biểu khác cho rằng EU chưa chuẩn bị tốt công tác ứng phó trước những thông tin sai lệch, tin giả.


Glucksmann là người đã dẫn đầu phái đoàn chính thức đầu tiên của Nghị viện châu Âu đến thăm Đài Loan vào tháng 11/2021. Ông nói: “Đài Loan đã thiết lập nền dân chủ dưới các cuộc tấn công (thông tin) thường xuyên của ĐCSTQ, họ đã phản ứng một cách linh hoạt và kịp thời (các cuộc tấn công thông tin của ĐCSTQ). Việc ứng phó được áp dụng gồm hợp tác từ các tổ chức phi chính phủ như truyền thông, công dân, chuyên gia cùng thiết lập cơ chế phản ứng toàn diện kịp thời để xử lý tin giả và thông tin sai lệch; kinh nghiệm của Đài Loan rất đáng để EU tham khảo.”


Thiên Thanh, Vision Times

Điều đáng sợ là người dân Trung Quốc tin vào tuyên truyền chính trị của chính quyền Vào ngày cuối cùng của tháng Tám, cuối cùng Liên Hợp Quốc cũng đã công bố "Báo cáo về Nhân quyền ở Tân Cương".

Chia sẻ Facebook