EU thông qua hai đạo luật quan trọng để kìm cương Apple, Google

Chia sẻ Facebook
05/07/2022 23:57:55

Ngày 5/7, các nhà lập pháp EU thông qua hai đạo luật mang tính bước ngoặt để kiềm chế sức mạnh của các ‘gã khổng lồ’ công nghệ như Google, Amazon, Apple, Facebook và Microsoft.  

Bên cạnh Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA), các nhà lập pháp còn phê duyệt Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA), yêu cầu các nền tảng trực tuyến hành động nhiều hơn nữa nhằm kiểm soát nội dung phi pháp trên Internet.

Các nhà lập pháp EU đã bỏ phiếu thông qua hai đạo luật công nghệ lớn. (Ảnh: MacRumors)

Các công ty đối mặt với khoản tiền phạt tối đa 10% doanh thu thường niên nếu vi phạm DMA và 6% nếu vi phạm DSA. Hai đạo luật kìm cương Big Tech được xây dựng dựa trên kinh nghiệm điều tra doanh nghiệp của Margrethe Vestager, người phụ trách chống độc quyền của EU. Bà đã thành lập một đội chuyên trách DMA với khoảng 80 quan chức có thể tham dự.

Nhà lập pháp Andreas Schwab kêu gọi lực lượng lớn hơn nữa để chống lại ngân sách khủng của Big Tech. Tổ chức Người tiêu dùng châu Âu (BEUC) cũng đồng tình khi cho rằng nếu EU không thể thuê các chuyên gia cần thiết để giám sát các hành vi của Big Tech trên thị trường, luật pháp có thể bị cản trở do việc thực thi không hiệu quả.

DMA có thể buộc các công ty thay đổi hoạt động kinh doanh, yêu cầu họ làm cho các ứng dụng nhắn tin liên thông với nhau và cho phép người dùng doanh nghiệp truy cập dữ liệu. Các công ty không được ưu tiên dịch vụ của mình so với của đối thủ hay cấm người dùng gỡ bỏ các phần mềm, ứng dụng cài sẵn. Hai quy định này sẽ ảnh hưởng lớn đến Apple và Google.

Trong khi đó, DSA cấm quảng cáo mục tiêu nhằm vào trẻ em hoặc dựa trên dữ liệu nhạy cảm như giới tính, chủng tộc, quan điểm chính trị. Các hành vi đen tối nhằm khiến người dùng hiểu lầm để cung cấp dữ liệu cá nhân trên mạng cũng bị cấm.

Cho đến nay, Apple kháng cự mạnh mẽ trước các nỗ lực của chính phủ toàn cầu nhằm buộc họ thay đổi hệ điều hành và dịch vụ. Chẳng hạn, Apple chọn nộp phạt 5,5 triệu USD mỗi tuần trong hàng tháng trời tại Hà Lan thay vì tuân lệnh của Cục Thị trường và Cạnh tranh. Ngoài EU, hệ sinh thái của Apple còn bị giám sát chặt chẽ tại các thị trường khác như Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc… Cuộc chiến giữa Apple và nhà chức trách thế giới được dự đoán vô cùng khốc liệt.


Du Lam (Theo Reuters, MacRumors)

Gửi bình luận

Bài viết cùng chuyên mục

Phát hiện vụ mua bán thiết bị công nghệ cao để gian lận thi cử

icon 0

Ngay trước kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022, Công an Thành phố Hải Phòng đã phát hiện và xử lý 1 vụ mua bán thiết bị công nghệ cao phục vụ gian lận thi cử.

Kêu gọi cộng đồng chung tay sáng tạo logo “Chuyển đổi số quốc gia”

icon 0

Nhận định để có được hình ảnh truyền thông điệp giúp mọi người đều hiểu và thôi thúc quá trình chuyển đổi số là việc khó, đại diện Bộ TT&TT kêu gọi cộng đồng cùng chung tay để có được 1 biểu trưng (logo) chuyển đổi số quốc gia.

Hướng dẫn đổi tên TikTok IDicon0Thay đổi TikTok ID sẽ không dễ dàng như thay tên hiển thị TikTok, nhưng trong một số trường hợp người dùng vẫn muốn thực hiện.

Thu nhập giảm, tài xế công nghệ hoạt động cầm chừng icon 0

Một số tài xế công nghệ cho biết thu nhập giảm vì nhiều lý do, do đó nhiều người chọn cách tắt ứng dụng vào giờ cao điểm khiến khách hàng gọi xe khó khăn hơn.

Trái bóng World Cup 2022 sẽ có thay đổi đặc biệt icon 0

FIFA công bố công nghệ hỗ trợ trọng tài trong khâu bắt việt vị chính xác đến từng milimet và sẽ thực hiện tại vòng chung kết World Cup Qatar 2022.

Cung cấp 7 dịch vụ công dành cho cá nhân trên ứng dụng bảo hiểm xã hội số

icon 0

Tính đến ngày 20/6, toàn quốc đã có trên 26 triệu tài khoản giao dịch điện tử cá nhân với cơ quan Bảo hiểm xã hội, gồm cả tài khoản sử dụng trên Cổng dịch vụ công và ứng dụng bảo hiểm xã hội số VssID.

iconGia đình bán hết tài sản mua Bitcoin giờ ra sao?icon0Danh mục đầu tư Bitcoin của gia đình Didi Taihuttu đã tăng 2.000% sau 6 năm.

‘Nữ hoàng tiền mã hóa’ bị FBI truy nã là ai?icon0Ruja Ignatova vừa bị FBI cho vào danh sách truy nã, song ả đã khét tiếng tại Trung Quốc từ nhiều năm.

Thêm một sàn giao dịch cấm rút tiền, Bitcoin chật vật phá mốc 20.000 USD

icon 0

Sàn giao dịch Vauld tạm dừng mọi hoạt động rút tiền, gửi tiền và giao dịch trên nền tảng, tìm cách tái cơ cấu giữa ‘mùa đông tiền mã hóa’.

Nước kém phát triển thứ hai trên thế giới khởi động dự án tiền điện tử

icon 0

2 tháng sau quyết định sử dụng bitcoin làm tiền tệ chính thức, Cộng hòa Trung Phi đã đưa ra Dự án Sango phát triển đồng tiền kỹ thuật số của riêng mình bất chấp việc nhiều nền tảng tiền mã hoá đang phải đối mặt với nguy cơ phá sản.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook