EU muốn tăng biện pháp hồi hương người nhập cư trái phép

Chia sẻ Facebook
30/01/2023 23:34:13

Ủy ban châu Âu đề xuất thêm biện pháp cho hồi hương người không xin được tị nạn ở EU hoặc đưa tới các trung tâm xét đơn nằm ngoài châu Âu.

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh,

Những người di cư đứng trên một chiếc thuyền đánh cá ở cảng Paleochora, sau chiến dịch giải cứu ngoài khơi đảo Crete, Hy Lạp, ngày 22/11/2022.

27 tháng 1 2023

Bộ trưởng các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) ngày 26/1 đã lên kế hoạch hạn chế nhập cư ngoài diện có thị trực và sẵn sàng cho hồi hương nhiều người tăng lên từ mức thấp trong đại dịch.

Vấn đề đang khơi lại những ý tưởng gây tranh cãi về hàng rào biên giới và việc lập các trung tâm cứu xét tị nạn bên ngoài châu Âu.


Reuters đưa tin cơ quan biên giới EU, Frontex đã đưa ra báo cáo về 330.000 người nhập cư trái phép trong năm ngoái, mức cao nhất kể từ năm 2016, với sự gia tăng mạnh trên tuyến đường Tây Balkan.

Trong cuộc hội đàm giữa 27 Bộ trưởng, Ủy viên EU về các vấn đề nội vụ Ylva Johansson phát biểu: “Có một sự gia tăng lớn về số lượng người nhập cư bất thường. Chúng ta có tỷ lệ trả họ về rất thấp và tôi thấy chúng ta có thể đạt được tiến bộ đáng kể ở điểm này.”

'Nhập cảnh bất thường' hay 'irregular arrivals' là khá niệm để chỉ những nhóm vào biên giới EU mà không có visa từ trước.

Đan Mạch, Hà Lan và Latvia nằm trong số những nước kêu gọi gây thêm áp lực thông qua chính sách thị thực và viện trợ phát triển đối với khoảng 20 quốc gia - bao gồm cả Iraq và Senegal - mà EU cho là không hợp tác trong việc nhận lại những công dân không có quyền ở lại châu Âu của họ.

Chỉ khoảng 1/5 số người không có quyền tị nạn ở châu Âu được đưa trở về nước của họ, với việc không đủ nguồn lực và sự phối hợp từ phía EU là một trở ngại khác, bà Johansson cho biết.

Các cuộc đàm phán cấp bộ trưởng chuyên về di trú diễn ra trước hội nghị thượng đỉnh ngày 9-10/2 của các nhà lãnh đạo EU, những người cũng sẽ tìm kiếm nhiều lợi ích hơn, theo dự thảo quyết định chung của họ mà Reuters có được.

'TƯỜNG VÀ RÀO'

Tuy nhiên, nói thì luôn dễ hơn làm. Tại châu Âu, nơi nhập cư là một vấn đề chính trị rất nhạy cảm và các nước thành viên đang bị chia rẽ gay gắt về cách chia sẻ nhiệm vụ chăm sóc những người xin tị nạn đến châu Âu.

Vấn đề ngày đã trở nên độc hại kể từ khi hơn một triệu người vượt Địa Trung Hải vào năm 2015 với những cảnh tượng hỗn loạn và chết chóc khiến EU cảnh giác và thổi bùng tâm lý chống nhập cư.

Châu Âu kể từ đó đã thắt chặt biên giới bên ngoài và luật tị nạn. Với việc dòng người tị nạn lại di chuyển sau đại dịch Covid, cuộc tranh luận đang sôi nổi trở lại, cũng như một số đề xuất trước đây bị bác bỏ là không thể chấp nhận được.

Đan Mạch đã tổ chức các cuộc đàm phán với Rwanda về việc xử lý đơn những người xin tị nạn ở Đông Phi, trong khi những nước khác kêu gọi tài trợ của EU cho hàng rào biên giới giữa Bulgaria và Thổ Nhĩ Kỳ - cả hai ý tưởng cho đến nay vẫn bị coi là điều cấm kỵ.

“Chúng tôi vẫn đang làm việc để biến điều đó thành hiện thực, tốt nhất là với các nước châu Âu khác, nhưng như một phương án cuối cùng, chúng tôi sẽ chỉ thực hiện với sự hợp tác giữa Đan Mạch và, chẳng hạn như Rwanda,” Bộ trưởng Nội vụ Đan Mạch Kaare Dybvad cho biết hôm 26/1.

Nằm ngoài EU nhưng Anh cũng đã ký một thỏa thuận đưa người xin tị nạn tới Anh bằng đường biển sang luôn Rwanda để chờ duyệt đơn.

Tuy thế, các vụ kiện ra tòa với lý do nhân quyền khiến quá trình thực hiện chuyến bay đưa người xin tị nạn sang Rwanda từ Anh chưa làm được.

Đan Mạch: Đất nước có tiêu chuẩn kép với người tị nạn?

Bộ trưởng Nội vụ Hà Lan Eric van der Burg cho biết ông sẵn sàng nhận tài trợ của EU cho các hàng rào biên giới.

"Các quốc gia thành viên EU tiếp tục khiến việc tiếp cận với sự bảo vệ quốc tế trở nên khó khăn", Hội đồng Tị nạn Đan Mạch, một tổ chức phi chính phủ, cho biết trong một báo cáo hôm 26/1. Báo cáo này nói về sự đẩy lùi có hệ thống nhằm vào những người bên ngoài biên giới EU, vi phạm quyền xin tị nạn của họ.

Người di cư chờ xuống tàu bảo vệ bờ biển Tây Ban Nha ngày 24/11/2022

Chụp lại hình ảnh,

Người di cư chờ xuống tàu bảo vệ bờ biển Tây Ban Nha ngày 24/11/2022

Trong khi phần lớn các nước EU phản đối việc nhập cư bất hợp pháp, thường bao gồm người Hồi giáo từ Trung Đông và Bắc Phi, Đức đang mở cửa thị trường và mở rộng việc làm cho những người lao động di cư.

Bộ trưởng Nội vụ Đức - bà Nancy Faeser nhấn mạnh phát biểu tại Stockholm: “Chúng tôi muốn ký kết các thỏa thuận di cư với các quốc gia, đặc biệt là với các quốc gia Bắc Phi, cho phép một con đường hợp pháp đến Đức nhưng cũng bao gồm các hoạt động hồi hương”.

Chia sẻ Facebook