Email đầu tiên của cố Nữ hoàng Elizabeth II
Năm 1976, Nữ hoàng Anh Elizabeth II trở thành một trong những nguyên thủ quốc gia đầu tiên gửi email thông qua mạng ARPANET, tiền thân của Internet ngày nay.
Ngày 26/3/1976, chương trình mạng máy tính ARPANET, tiền thân của Internet được triển khai tại Cơ sở Thiết lập Tín hiệu và Radar Hoàng gia Anh, trung tâm nghiên cứu về công nghệ viễn thông tại Malvern. Cố Nữ hoàng Elizabeth II đến trung tâm để dự lễ thiết lập kết nối. Tại đó, nữ hoàng trở thành một trong những nguyên thủ đầu tiên gửi email.
Nhà khoa học máy tính Peter Kirstein, một trong những người tiên phong về Internet đã tạo tài khoản cho nữ hoàng với tên "HME2", viết tắt của "Her Majesty, Elizabeth II" (Bệ hạ Elizabeth II). Nội dung email đầu tiên liên quan đến Coral 66, ngôn ngữ lập trình do trung tâm viễn thông tự phát triển.
"Thông điệp gửi đến mọi người dùng ARPANET để thông báo rằng ARPANET có thể chạy trên Coral 66 của máy tính GEC 4080, đặt tại Cơ sở Thiết lập Tín hiệu và Radar Hoàng gia, Malvern, Anh. Coral 66 là ngôn ngữ lập trình bậc cao thời gian thực, được triển khai bởi Bộ Quốc phòng" là nội dung email gửi bởi Nữ hoàng Elizabeth II.
"Những gì bà ấy cần là nhấn một vài nút, sau đó thông điệp của bà được gửi đi", Kirstein chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với Wired năm 2012. Nhà khoa học máy tính nổi tiếng qua đời năm 2020.
Không chỉ giúp nữ hoàng gửi email đầu tiên, Kirstein cũng góp phần đưa ARPANET đến Vương quốc Anh, triển khai đường mạng tại Đại học London vào năm 1973. Trong thập niên 1970 và 1980, ông giám sát mọi hoạt động của đất nước trên ARPANET, hỗ trợ nghiên cứu triển khai mạng trên giao thức TCP/IP, mở đường cho Internet mà chúng ta biết đến ngày nay.
Tháng 4/2012, Kirstein được ghi tên vào Đại sảnh Danh vọng Internet của Hiệp hội Internet (ISOC), cùng những nhân vật nổi tiếng như Vint Cerf, Bob Kahn và Tim Berners-Lee.
Kirstein sinh năm 1933 tại Đức, chuyển đến Anh vào 1937. Ông học toán và kỹ sư tại Đại học Cambridge và London. Sau khi lấy bằng tiến sĩ, Kirstein trở thành nhà nghiên cứu của General Electric ở Zurich (Thụy Sĩ), cũng cộng tác cho Đại học Stanford và Đại học California, Los Angeles (UCLA).
Tại UCLA những năm 1960, Kirstein gặp Vint Cerf, "cha đẻ" giao thức TCP/IP. Khi làm giáo sư Đại học London thập niên 1970, ông tạo dựng mối quan hệ với nhiều nhà nghiên cứu, gồm những người đã đẩy mạnh áp dụng ARPANET tại Mỹ như Larry Roberts, người thiết kế ARPANET cho Bộ Quốc phòng Mỹ.
Với khoản tài trợ trong một năm từ Bưu điện Vương quốc Anh cùng 5.000 bảng từ Davies và Phòng thí nghiệm Vật lý Quốc gia Anh, Kirsten thành lập hệ thống ARPANET tại Đại học London. Cơ sở hạ tầng liên kết giữa Mỹ đến Na Uy và Anh thông qua đường dây viễn thông xuyên Đại Tây Dương.
Kirsten cũng góp phần đưa kết nối mạng đến những vùng khác nhau của Vương quốc Anh, liên kết ARPANET với SATNET, hệ thống vệ tinh kết nối nhiều quốc gia châu Âu.
Tháng 11/1977, ông ngồi trên một chiếc xe tải ở Bắc California, sử dụng TCP/IP để gửi dữ liệu đến 3 hệ thống mạng: gói dữ liệu không dây dùng radio, ARPANET và SATNET. Đến năm 1983, TCP/IP được triển khai trên ARPANET, và Internet ra đời khi nhiều hệ thống mạng khác cũng áp dụng giao thức này.
(Theo Zing)
Gửi bình luận
Bài viết cùng chuyên mục
Một doanh nghiệp Việt gửi đơn lên Bộ TT&TT “tố” bị nước ngoài chèn ép
icon 0
Sconnect gửi đơn lên Bộ TT&TT nhờ hỗ trợ bảo vệ bản quyền và yêu cầu hai doanh nghiệp nước ngoài chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng.
Link xem trực tiếp sự kiện ra mắt iPhone 14 - Apple Event 7/9 2022
icon 0
Người dùng có rất nhiều cách để xem trực tiếp sự kiện Apple tháng 9, nơi iPhone 14 ra mắt, bao gồm trên trang chủ Apple và YouTube.
Viettel IDC và cơ hội “lội ngược dòng” thị trường điện toán đám mây
icon 0
Cơ hội để các doanh nghiệp Việt hiện thực hóa mục tiêu giành 70% thị phần điện toán đám mây (ĐTĐM) vào 2025 được đánh giá vô cùng thách thức. Trong bối cảnh đó kinh nghiệm “thực chiến” của Viettel IDC cho thấy nhiều bài học quan trọng.
Đừng gửi ảnh nhạy cảm của con cái qua Messenger icon 0
Nhiều phụ huynh vô tư gửi ảnh khỏa thân của con cái qua Messenger. Tuy nhiên, đây là hành động có thể bị Facebook quy vào vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng.
Cơn sốt video ngắn từ TikTok đang hủy hoại Internet
icon 0
Sự phổ biến và tính gây nghiện của TikTok đang được những nhà phân tích Phố Wall so sánh với một loại thuốc phiện dạng mạnh, theo Insider.
XEM THÊM BÀI VIẾT