Đường huyết mất kiểm soát có thể gây rụng tóc – 2 cách đẩy lùi chứng hói đầu

Chia sẻ Facebook
20/05/2023 03:08:13

Trên thực tế, ngoài yếu tố di truyền và tình trạng kháng insulin, thì việc kiểm soát lượng đường trong máu kém cũng có thể gây ra tình trạng rụng tóc và hói đầu. Nếu không giải quyết được hai vấn đề này thì rất khó có thể chữa khỏi bệnh rụng tóc.

Hầu hết chứng hói đầu ở nam giới đều có liên quan với tình trạng kháng insulin. Do đó việc kiểm soát lượng đường trong máu và cải thiện tình trạng kháng insulin có thể khiến tóc mọc trở lại. (Ảnh: docent/ Shutterstock)

Rụng tóc hay hói đầu đều có thể liên quan đến tình trạng kháng insulin và không kiểm soát được lượng đường trong máu


Trong số nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng hói đầu, thì nguyên nhân phổ biến nhất là do nội tiết tố nam, cụ thể là sự tiết hormone nam bất thường gây ra. Khi tóc tiếp tục rụng, chứng rụng tóc do nội tiết tố có thể khác nhau tùy theo giới tính: Đàn ông bị hói kiểu Địa Trung Hải, trong khi phụ nữ bị tóc mỏng trên đỉnh đầu.


Các phương pháp điều trị hói đầu phổ biến ở nam giới bao gồm thuốc uống (Propecia), thuốc bổ tóc và cấy tóc. Tuy nhiên, một số ít bệnh nhân sẽ gặp tác dụng phụ khi dùng Roupei, bởi nó có thể dẫn đến rối loạn chức năng sinh lý, buồn ngủ và gây dị ứng. Còn phương pháp cấy tóc mặc dù có thể được thực hiện một lần và mãi mãi, nhưng nhược điểm là chi phí quá cao.


Ngoài các phương pháp điều trị này, Tiến sĩ – chuyên gia trao đổi chất Hồng Kiến Đức, của trường Đại học Johann Gutenberg Mainz, Đức, chỉ ra rằng mọi người thường chỉ chú ý đến vấn đề hói đầu ở nam giới do lượng nội tiết tố nam bất thường gây ra. Tuy nhiên không phải việc điều trị nội tiết tố nam là có thể cải thiện chứng hói đầu ở nam giới. Vì hầu hết bệnh nhân hói đầu ở nam giới đều bị kháng insulin.


Với kinh nghiệm lâm sàng nhiều năm của mình, ông đã chứng minh rằng bằng cách điều chỉnh lượng đường trong máu của bệnh nhân và cải thiện tình trạng kháng insulin, thì không chỉ các bệnh liên quan có thể được kiểm soát và cải thiện mà tóc cũng có thể mọc lại.


Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng insulin và androgen trong cơ thể con người có tương tác với nhau: Insulin có thể giúp tăng tiết androgen và nồng độ androgen cao có liên quan đến chứng tăng insulin máu và kháng insulin.


Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chứng hói đầu do nội tiết tố nam phụ thuộc vào các yếu tố như hút thuốc và hội chứng chuyển hóa (tức là kháng insulin) bên cạnh yếu tố di truyền. Bụng béo và thân hình mập mạp là đặc điểm của hội chứng chuyển hóa, mặc dù những người này chưa tiến triển thành bệnh tiểu đường nhưng rụng tóc là một triệu chứng phổ biến.


Sự tích tụ của các mô mỡ ở bụng có thể gây rối loạn chuyển hóa, dễ dẫn đến kháng insulin, tăng insulin máu, tăng huyết áp, không dung nạp glucose và đái tháo đường. Đặc biệt, việc kháng insulin còn có thể ảnh hưởng đến chức năng bình thường của các tế bào nội mô mạch máu, dẫn đến suy vi mạch, thiếu oxy mô cục bộ, thu nhỏ nang tóc, từ đó dẫn đến rụng tóc và hói đầu.


Các nghiên cứu khác cũng đã phát hiện ra rằng những người có tiền sử gia đình bị rụng tóc cũng mắc hội chứng chuyển hóa, và có nhiều khả năng sẽ bắt đầu rụng tóc trước tuổi 30.

Bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hóa có đặc điểm là bụng to, kết hợp với tình trạng kháng insulin nên dễ bị hói do nội tiết tố nam. (Ảnh: fotodrobik/ Shutterstock)


Tiến sĩ Hồng đã đề cập rằng nếu là bệnh nhân tiểu đường, thì rụng tóc và hói đầu là một trong những biến chứng, đặc biệt là khi hemoglobin glycated tiếp tục vượt quá 10%, thì việc bị rụng tóc sẽ diễn ra liên tục.


Khi lượng đường trong máu được kiểm soát kém, quá trình tổng hợp chuyển hóa giảm, dẫn đến việc quá trình tổng hợp protein cũng sẽ ngừng lại. Từ đó sự phát triển của tóc bị ảnh hưởng, cuối cùng là dẫn đến rụng tóc và hói đầu.


Không chỉ vậy, móng tay, quá trình lành vết thương, tế bào biểu mô đường tiêu hóa, da và khả năng miễn dịch, tất cả các bộ phận tham gia vào quá trình sinh trưởng và tổng hợp trong cơ thể sẽ trở nên kém đi.


Tuy nhiên, khi bệnh nhân trải qua điều trị thích hợp để khôi phục lại quá trình trao đổi chất bình thường của cơ thể, cơ chế tăng trưởng và tổng hợp có thể được khôi phục và những vấn đề này cũng được giải quyết.


Các yếu tố như vệ sinh an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường sẽ tác động xấu đến tế bào cơ thể, dẫn đến rụng tóc, hói đầu ở nam giới. Nhưng tiến sĩ Hồng nói rằng những yếu tố này thường rất khó kiểm soát. Do đó, ông tin rằng khi điều trị chứng hói đầu ở nam giới, thì bắt đầu từ các vấn đề về insulin và lượng đường trong máu là một phương pháp điều trị cơ bản hiệu quả.

Chú ý lượng “tinh bột, đường và dầu” để cải thiện tình trạng kháng insulin


Kháng insulin có liên quan đến thói quen ăn uống của chính bệnh nhân. Chế độ ăn uống hiện đại với quá nhiều thực phẩm có chỉ số đường huyết cao là nguyên nhân lớn nhất gây ra tình trạng kháng insulin. Từ nhà hàng đến siêu thị, đồ chiên rán, bánh mì, bánh kẹo và nước ngọt có ga, v.v… đều là những thực phẩm có xu hướng làm tăng lượng đường trong máu.


Loại thực phẩm này có đặc điểm là nhiều chất béo, nhiều đường và là thực phẩm làm từ bột, vì vậy tiến sĩ Hồng đã tạo ra một thuật ngữ để đại diện cho loại thực phẩm này là “tinh bột, đường và dầu”.


Ông chỉ ra rằng theo các nghiên cứu dịch tễ học toàn cầu, trong số các yếu tố dẫn đến gia tăng tình trạng kháng insulin và dịch bệnh tiểu đường do thay đổi môi trường sống, thì thay đổi chế độ ăn uống là phổ biến nhất, trong đó do “tinh bột, đường và dầu” là chiếm đa số.


Ngoài việc chú ý đến việc dung nạp dầu mỡ và chất bột đường, thì có một số nguyên tắc ăn uống có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và cải thiện tình trạng kháng insulin chính là:

1. Ăn theo thứ tự: thịt – rau – cơm

“Ăn một bữa ăn nhẹ với lượng lớn ‘tinh bột, đường và dầu’ có nhiều khả năng làm tăng lượng đường trong máu hơn một bữa ăn theo thứ tự là thịt, rau và cơm”.


Ông đề nghị mọi người nên ăn theo thứ tự là ăn thịt trước, sau đó là rau và cuối cùng là cơm. Đồng thời chú ý ăn thực phẩm tươi, tự nhiên và đa dạng, để giảm nguy cơ đường huyết bất thường và kháng insulin.

Ăn theo thứ tự thịt – rau – cơm có thể giúp cải thiện tình trạng kháng insulin. (Ảnh: nblx/ Shutterstock)

2. Chọn ngũ cốc nguyên hạt làm lương thực chính


Máy đo đường huyết liên tục giống như một chiếc “camera” , khiến cơ thể không thể che giấu tác động của các loại thực phẩm khác nhau đối với lượng đường trong máu. Một số thực phẩm mà mọi người cho là dễ làm tăng lượng đường trong máu có thể lại ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Trong khi những thực phẩm mà mọi người cho là tốt cho sức khỏe lại có tác động lớn hơn đến lượng đường trong máu.


Ví dụ, gạo trắng có mức tăng lượng đường trong máu ổn định hơn so với bánh mì nguyên cám.


Đối với hạt gạo, lúa mì và các loại ngũ cốc nguyên hạt còn nguyên vẹn, thì cấu trúc ban đầu của tinh bột chưa bị phá hủy, chúng cần nhiều thời gian để tiêu hóa và lượng đường trong máu có thể được giải phóng từ từ rồi tăng lên. Tuy nhiên, một khi chúng được nghiền thành bột thì tác động lên lượng đường trong máu sẽ trở nên lớn hơn. Ngay cả thực phẩm làm từ ngũ cốc nguyên hạt (bánh mì, mì) vẫn sẽ khiến lượng đường trong máu tăng nhanh hơn. Do đó không nên xay ngũ cốc mà hãy ăn ngũ cốc nguyên hạt.


Điều đáng chú ý là mặc dù bột yến mạch ăn liền được bán sẵn có hình thức hoàn chỉnh nhưng cũng đều đã qua chế biến sâu nên tỷ lệ tăng đường sẽ gần bằng cháo và súp. Cho nên tác dụng tăng đường của nó tương tự như mì ăn liền ủ và tốc độ tăng đường huyết chỉ chậm hơn khoảng 5 phút so với glucose.


Ngoài ra, không phải tất cả các loại mì đều không tốt cho đường huyết, nếu bạn chọn mì làm từ bột đậu Hà Lan nguyên chất thì tác dụng đối với lượng đường trong máu cũng tương tự như gạo trắng.


Ngược lại, nếu loại bột mì này chỉ chiếm 20% thành phần của mì rẻ tiền thì tốc độ tăng đường sẽ nhanh hơn, đó là khoảng cách giữa mì làm từ bột mì thường và làm hoàn toàn từ bột đậu Hà Lan.

3. Để cơm nguội trước khi ăn


Nếu bệnh nhân ăn theo thứ tự thịt, rau và cơm nguội, thì lượng đường trong máu có thể chỉ có 120 mg/dL và cao nhất cũng không vượt quá 140 mg/dL (mức giá trị đường huyết bình thường sau bữa ăn là 80~140mg/dl).


Cơm nấu xong để nguội mới ăn hay hôm sau ăn tiếp thì đường huyết cũng sẽ tăng khác nhau. Cơm nguội và các bữa ăn qua đêm chứa nhiều tinh bột kháng hơn, có thể giúp làm chậm quá trình tăng nhanh của lượng đường trong máu.

Cơm nguội và cơm để qua đêm chứa nhiều tinh bột kháng, giúp kiểm soát lượng đường trong máu. (Ảnh: Nishihama/ Shutterstock)

Sử dụng insulin trong thời gian ngắn theo chỉ định của bác sĩ để phục hồi sự phát triển của tóc


Ngoài điều trị kháng insulin và ổn định đường huyết nhờ chế độ ăn hợp lý, một số bệnh nhân đái tháo đường týp 2 bị hói đầu do nội tiết tố nam còn có cơ hội mọc tóc sau khi điều trị tích cực bằng phương pháp tiêm insulin.


Khi bệnh nhân tiểu đường không thể kiểm soát lượng đường trong máu một cách hiệu quả sau khi dùng nhiều loại thuốc, thì để tránh các biến chứng, họ sẽ được khuyên nên tiêm insulin để tăng cường kiểm soát lượng đường trong máu. Dưới sự giám sát của các bác sĩ chuyên về insulin, một số bệnh nhân chỉ cần tiêm insulin trong thời gian ngắn và họ có thể ngừng sử dụng khi lượng đường trong máu ổn định.


Cùng với việc sử dụng máy đo đường huyết liên tục trong những năm gần đây, nhiều người có thể hiểu rõ hơn và hợp tác với phương pháp điều trị bằng cách liên tục theo dõi đường huyết của mình, đồng thời cũng có được kết quả điều trị tốt hơn. Theo kinh nghiệm lâm sàng hơn 40 năm của tiến sĩ Hồng: Sau 2 – 3 tháng điều trị bao gồm tiêm insulin, thì việc kiểm soát đường huyết của bệnh nhân tiểu đường sẽ dần ổn định.


Ví dụ, một giáo sư đại học 62 tuổi mắc bệnh tiểu đường nhiều năm, lượng đường trong máu không được kiểm soát tốt và không được điều trị tích cực, đồng thời ông vô cùng lo lắng về chứng hói đầu ở nam giới. Nhưng ngay sau khi uống thuốc hạ đường huyết và tiêm insulin, tình trạng rụng tóc đã dừng lại và tóc đen đã mọc lại.


Theo Thanh Phong, Epoch Times

5 mẹo khử mùi hôi dầu trên tóc hiệu quả

Dưới đây là 5 mẹo khử mùi hôi dầu trên tóc hữu ích dành cho bạn.

Chia sẻ Facebook