Được đi chơi miễn phí nhưng tốn cả đống tiền vì dresscode teambuilding

Chia sẻ Facebook
06/07/2023 18:11:56

Đi teambuilding cùng công ty thích nhất ở chỗ được du lịch miễn phí, nhưng nếu bị áp cả chục yêu cầu dresscode thì chuyện lại hoàn toàn khác. Phí mua đồ khéo còn gần bằng tiền mua vé tự túc.

Có rất nhiều công ty mỗi lần tổ chức teambuilding là lại nghĩ đến cả đống dresscode, mong cho nhân viên thêm gắn kết hơn. Nhưng một yêu cầu còn có thể đáp ứng, quá nhiều lại chỉ khiến cho người tham gia tốn kém thêm chi phí. Có những bạn trẻ đi chơi với công ty 4 ngày nhưng phải mua mới đến gần chục bộ đồ, tiền shopping cao chẳng kém đi du lịch tự túc.

Rất nhiều công ty quy dịnh dresscode cho nhân viên khi tham gia teambuilding. (Ảnh: Phúc Nguyên)

Teambuilding 3 ngày nhưng cả đống yêu cầu dresscode, mỗi nhóm một màu

Thông thường các doanh nghiệp sẽ may đồng phục cho nhân viên cùng nhau tham gia teambuilding. Tuy nhiên, ở một số nơi khác, vì muốn để mọi người thoải mái lựa chọn trang phục, phòng nhân sự lại áp dụng quy định dresscode thay vì chọn may cùng một kiểu đồng phục. Điều này tưởng chừng là một phương án hợp lý nhưng thực tế đôi khi lại khiến cho nhiều nhân sự cảm thấy mệt mỏi. Bởi họ sẽ phải tốn nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để sắm đồ hơn.


Chia sẻ trong một bài viết đăng tải trên Cột sống Gen Z , cô bạn K.T (25 tuổi) bày tỏ quan điểm: " Mọi người cứ bảo dresscode hơn là mặc đồng phục. Nhưng nói thật, nếu mà 1 buổi tụ tập party tính dresscode nghe còn được, chứ nếu 4 ngày 8 dresscode như công ty mình thì chuyện lại khác. Cái tủ quần áo của mình ngày nào cũng chỉ đen trắng, tự dưng phải tậu cả đống đồ mới xanh đỏ tím vàng, chưa chắc có mặc lâu hay không.


Mà nếu cố tình không mua thì lại bị công ty phạt tiền, trách thiếu hòa đồng. Nhưng tiền mua đồ mới có rẻ đâu ạ, sương sương cũng phải 5, 6 triệu chứ ít gì. Mua đồ đểu thì không nỡ vì dù sao cũng là đi du lịch, ít nhiều cũng nên có ảnh đẹp".

Tự dưng phải mất cả đống tiền để mua đồ đi teambuilding. (Ảnh minh họa: Dân Việt)

Được cho du lịch miễn phí nhưng phải tuân thủ cả đống dresscode. (Ảnh minh họa: Đất Việt)

Gắn kết công ty cũng cần suy nghĩ cho "túi tiền" nhân viên

Có nhiều người cho rằng đã là teambuilding với công ty thì lúc nào cũng phải hết lòng, kể cả chuyện mua sắm quần áo phù hợp với dresscode quy định. Nhưng cả năm đi làm, đâu phải ai cũng nỡ bỏ ra một số tiền lớn chỉ để mua vài bộ đồ chưa chắc đã phù hợp với sở thích của bản thân.

Trong khi đó nếu muốn gắn kết, các công ty chỉ cần đề ra 1,2 quy định dresscode là đủ. Hoặc làm hẳn đồng phục chung cho nhân viên mặc một buổi duy nhất để ăn uống, vui chơi giải trí cùng nhau.


Trong bài viết "Team building" không chỉ là vui chơi!" được đăng tải trên YAN cũng viết rằng: " Teambuilding không chỉ là hoạt động gắn kết công ty mà còn là dịp để các nhân viên nghỉ ngơi, xả stress sau quãng thời gian dài cống hiến hết mình cho doanh nghiệp. Vì vậy khi lên kế hoạch hoạt động đoàn thể, ban tổ chức cũng nên cân nhắc cả đến những vấn đề mà người tham gia coi trọng, mong muốn."

Nhiều người cho rằng việc đề ra dresscode hoặc mặc đồng phục chỉ nên 1,2 buổi, không thể kéo dài suốt chuyến teambuilding. (Ảnh minh họa: Zing News)

Vấn đề trang phục khiến nhiều nhân sự đau đầu mỗi khi đến dịp teambuilding cùng công ty. (Ảnh minh họa: Zing News)

Thực tế đây không chỉ là vấn đề đau đầu đối với nhân viên, mà ngay cả phía công ty, doanh nghiệp cũng không biết phải làm sao cho thỏa đáng. Nếu may đồng phục, họ sẽ phải tốn rất nhiều thời gian, chi phí để chọn mẫu mã, chất liệu, nhất là việc lấy số đo từng nhân sự.

Nhưng nếu áp dresscode, rất khó để tránh cả chục yêu cầu khác nhau. Bởi teambuilding lại phân ra thành các hoạt động nhỏ như: party liên hoan, vui chơi ngoài trời, chụp ảnh lưu niệm, thăm quan địa điểm du lịch... không thể nơi nào cũng chung một màu duy nhất được.

Thực tế chuyện trang phục cũng là một vấn đề nan giải đối với mỗi công ty. (Ảnh minh họa: Zing News)

Theo Society for Human Resource Management, nhân sự khi đi du lịch cùng công ty nên mặc đồng phục in tên doanh nghiệp hoặc trang phục nhóm theo quy định dresscode, concept chung. Bởi điều này mang đến sự gắn kết nhiều hơn là tự do chọn đồ.

Bên cạnh đó, Society for Human Resource Management cũng khuyên các công ty, tổ chức nên chọn lựa đồng phục phi giới tính, phù hợp với đa dạng dáng người, có màu sắc trung tính, dễ phối hợp với các phụ kiện khác nhau, khả năng tái sử dụng trong nhiều hoàn cảnh. Như vậy mới dễ làm hài lòng tất cả mọi người hơn.

Công ty nào cũng muốn các nhân viên được gắn kết với nhau, không chỉ về mặt trang phục. (Ảnh: Tin Tức Online)

Team building quan trọng nhất là sự hào hứng của các nhân viên. (Ảnh: PYS)

Đi teambuilding quan trọng nhất vẫn là tinh thần thoải mái, nhiệt huyết của nhân viên. Vì vậy đừng để chuyện trang phục, địa điểm khiến bạn cảm thấy không thoải mái. Hãy cố gắng tận hưởng khoảng thời gian nghỉ ngơi quý giá này cùng các đồng nghiệp nhé.

Tháng 7 có lẽ là mùa teambuilding của mọi công ty. Dù rằng chuyện đi du lịch cùng công ty còn vô vàn vấn đề khó nói, thế nhưng hầu hết các nhân viên đều mong ngóng đến ngày này. Bởi lẽ đây là phần thưởng xứng đáng cho những ngày tháng cống hiến không ngừng nghỉ của họ.

Thay vì quá khắt khe, tất cả mọi người đều nên tranh thủ khoảng thời gian rảnh rỗi này để tận hưởng không khí du lịch, cũng đừng quên cố gắng tạo nên tinh thần gắn kết với đồng nghiệp xung quanh nhé.


Cùng cập nhật những tin tức khác TẠI ĐÂY !

Chia sẻ Facebook