Dùng 2 quả đào có thể bức tử 3 người dũng sĩ: Thâm ý đằng sau khiến hậu thế phải khiếp sợ
Đến cả Gia Cát Lượng cũng phải cảm thán trước kế sách hiểm độc này.
Ở Trung Quốc, câu chuyện “nhị đào sát tam sĩ” (2 quả đào bức tử 3 người dũng sĩ) không còn quá xa lạ. Đây là một câu chuyện có sức lan tỏa sâu rộng. Câu chuyện kể về tể tướng Yến Anh chỉ cần dùng 2 quả đào cũng có thể loại trừ 3 vị mãnh tướng mà không chút sơ hở.
Vậy Yến Anh đã làm như thế nào? Tại sao ba chiến binh lại tự sát?
Yến Anh là một nhà tư tưởng, chính khách và nhà ngoại giao nổi tiếng trong thời Xuân Thu . Theo miêu tả, ông có dáng thấp nhỏ nhưng trí tuệ hơn người và là một vị quan tài ba của nước Tề.
Thời đó, ở nước Tề có ba người đàn ông chính trực dũng cảm, đó là: Điền Khai Cương, Cổ Dã Tử và Công Tôn Tiếp. Ba người bọn họ là thuộc hạ của Tề Cảnh Tông, văn võ song toàn. Vì ba người đều rất dũng cảm, có công với nước Tề nên càng thêm kiêu ngạo.
Vì Yến Anh lo ngại những người này sẽ gây họa nên ông đã khuyên Tề Cảnh Công loại trừ sớm.
Tề Cảnh Tông nói với Yến Anh: "Ba người này rất dũng cảm, e rằng khó khuất phục được bọn họ, ám sát có thể không thành". Chính vì vậy mà Yến Anh đã hiến kế “nhị đào sát tam sĩ”. Kế sách của ông là đưa cho 3 người 2 quả đào, bảo bọn họ tự đánh giá công lao mình, ai công lớn thì có thể ăn.
"Nhị đào sát tam sĩ"
Tể tướng Yến Anh sai người giao đào cho 3 người Điền Khai Cương, Cổ Dã Tử và Công Tôn Tiếp nhưng chỉ có 2 quả. Do bản tính hiếu thắng, cả 3 đều nhận công lao để được ban thưởng. Cách làm của Yến Anh rõ ràng là khiến họ lục đục nội bộ bởi vì 3 người này rất kiêu ngạo, nếu không ăn đào, nghĩa là công lao và dũng khí không bằng hai người kia.
Công Tôn Tiếp là người đầu tiên đứng lên, nói rằng mình đã "đánh nhau với một con hổ và lợn rừng", bảo vệ được nhà vua nên đã lấy quả đào đầu tiên.
Tiếp theo, Điền Khai Cương tự báo công giết địch, thành tích xuất chúng nên cũng nhận quả đào thứ hai. Ông là người đã lập công trong các cuộc chiến với các nước chư hầu khác nên xứng đáng được ban thưởng.
Lúc đó, Cổ Dã Tử đứng lên nói: “Năm đó ta và chúa công vượt sông Hoàng Hà , con ngựa kéo xe bị một một con rùa lớn lôi đi. Ta phải bơi suốt chín dặm, bắt con rùa. Ta tay trái nắm đuôi ngựa, tay phải cầm đầu rùa. Người đời đồn đại là thần sông hiển linh, nhưng lúc đó còn ai ngoài ta? Công lao lớn như vậy, vẫn chưa đủ tư cách ăn đào sao?”.
Vì quá uất ức, Cổ Dã Tử đã chọn cách tự sát ngay tại chỗ. Công Tôn Tiếp, Điền Khai Cương lúc này vô cùng hổ thẹn. Cả hai cũng nhau bỏ quả đào xuống, nói: “Chúng ta bản lĩnh không bằng Cổ Dã Tử mà dám nhận đào về phần mình. Thật quá hổ thẹn. Là hảo hán không mặt mũi nào để sống nữa!”. Nói xong, cả hai người cùng tự sát. Như vậy, Yến Anh không cần mất công sức vẫn có thể “trừ khử” 3 vị tướng tài mà không có dấu vết.
Hậu thế phải nể phục
Câu chuyện này đã được lưu truyền cho đến ngày nay. Thậm chí, trong những năm gần đây, có chuyên gia đã nghiêm túc nghiên cứu và phân tích từ các khía cạnh tâm lý, chiến lược, quy luật, bản chất con người, sự phát triển tư tưởng…
Kết quả nhiều người đã thốt lên rằng Yến Anh quả là một bậc thầy tâm lý học . Ông hoàn toàn am hiểu tâm lý của con người, nhờ vậy dễ dàng “giết người không dao”.
Có người còn cho rằng chiến lược "hai đào giết ba học giả" là "âm mưu thâm độc nhất lịch sử".
Tương truyền, Gia Cát Lượng đã thương xót cho sự hy sinh của 3 người nên đã làm bài thơ “Lương Phủ ngâm” để tưởng nhớ. Xét cho cùng, 3 vị tướng sĩ chỉ là kẻ kiêu ngạo và thô lỗ. Yến Anh loại bỏ 3 người này là đúng hay sai? Vấn đề này vẫn là chủ đề khiến nhiều người phải tranh cãi và chưa có kết luận cuối cùng. Song, có một điều không thể phủ nhận đó là Yến Anh thực quá “cao tay”.
Bài viết tham khảo nguồn: 163, Kknews
Gia Khánh trái lời cha, giết Hòa Thân để rồi ân hận: Càn Long quá uyên thâm!