Đức dự đoán ĐCSTQ tấn công Đài Loan năm 2027, muốn giảm phụ thuộc kinh tế vào TQ
Các quan chức Đức dự đoán ĐCSTQ sẽ tấn công Đài Loan vào năm 2027, vì vậy họ muốn điều chỉnh đáng kể các chính sách kinh tế với Trung Quốc.
Theo báo cáo của truyền thông Đức, các quan chức Đức dự đoán ĐCSTQ sẽ tấn công Đài Loan vào năm 2027, vì vậy họ có kế hoạch điều chỉnh đáng kể các chính sách kinh tế và thương mại của mình với Trung Quốc và giảm bớt sự ràng buộc của họ với Trung Quốc Đại Lục.
Đức dự đoán ĐCSTQ sẽ tấn công Đài Loan vào năm 2027
Trang tin The Pioneer (Đức) trích dẫn một tài liệu nội bộ của Bộ Kinh tế Đức hôm 24/11, tiết lộ rằng theo một báo cáo chiến lược do Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck trình bày trong tuần này, Trung Quốc dự kiến sẽ thôn tính Đài Loan muộn nhất vào năm 2027, cũng chính là vào dịp kỷ niệm 100 năm thành lập ĐCSTQ. Do mối quan hệ kinh tế và thương mại chặt chẽ giữa Đức và Trung Quốc, và khả năng cao bị ĐCSTQ bắt chẹt, nên Đức cần phải giảm sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc Đại Lục.
Theo báo cáo dài 100 trang mà The Pioneer có được, các quan chức Bộ Kinh tế Đức kêu gọi đa dạng hóa quan hệ thương mại, không chỉ dựa vào Trung Quốc, đồng thời gọi Trung Quốc là “chủ quyền công nghệ” (technological sovereignty) mới.
Các quan chức Đức đã đề cập trong báo cáo rằng không rõ mức độ mở của thị trường Trung Quốc đối với các công ty nước ngoài, hy vọng rằng các công ty có thể tập trung vào các thị trường khác trong tương lai, chẳng hạn như châu Á – Thái Bình Dương, châu Mỹ Latinh và châu Phi.
Đáp lại báo cáo, Bộ Kinh tế Đức nói với Reuters rằng họ sẽ không bình luận về quá trình ra quyết định nội bộ, đồng thời nhấn mạnh rằng họ đã công khai bày tỏ mong muốn thu hút các công ty Đức đầu tư vào các thị trường dịch vụ còn tương đối thiếu.
Tài liệu chỉ ra rằng đối với Đức và Liên minh châu Âu, tầm quan trọng của Trung Quốc Đại Lục ngày càng tăng, ngược lại, sự phụ thuộc của Trung Quốc Đại Lục vào nước ngoài ngày càng giảm. Để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc Đại Lục, các quan chức Đức có kế hoạch rằng các doanh nhân Đức đang hoạt động mạnh tại Trung Quốc phải nộp báo cáo trong tương lai và Chính phủ cũng sẽ giảm hỗ trợ cho hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai nước.
Trước đó, Reuters đã đưa tin rằng Đức muốn giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc và đang thảo luận về một chính sách mới đối với Trung Quốc. Nhưng do mối quan hệ thương mại Đức – Trung rất sâu sắc, nên điều này không dễ dàng đối với chính quyền Berlin.
Trung Quốc Đại Lục đã là đối tác thương mại lớn nhất của Đức trong 6 năm liên tiếp, đặc biệt là các doanh nghiệp như Volkswagen, BASF, BMW, v.v, phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc.
Theo Hãng thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) chỉ ra, văn bản này chưa phải là một chính sách chính thức, nhưng có thể thấy rằng Đức đang rút ra bài học từ kinh nghiệm với Nga, nên lập trường đối với Trung Quốc có xu hướng cứng rắn hơn.
Tổng thống Đức: Phương Tây phải giảm bớt sự phụ thuộc đơn phương vào Trung Quốc
Tổng thống Đức Frank Steinmeier vài ngày trước đã nói rằng trong đối nội, ĐCSTQ trấn áp tiếng nói bất đồng, trong đối ngoại thì có chủ trương bá quyền, do đó phương Tây cần phải giảm bớt sự phụ thuộc đơn phương vào Trung Quốc.
Ngoài ra, Bộ Kinh tế Đức cho rằng các công ty nên đa dạng hóa thị trường và chuyển từ Trung Quốc Đại Lục sang các thị trường trong tương lai như châu Á – Thái Bình Dương, châu Mỹ Latinh và châu Phi, đồng thời EU nên thúc đẩy các hiệp định thương mại tự do với các nước châu Á – Thái Bình Dương. Tài liệu này chưa phải là chính sách chính thức, nhưng có thể nhìn ra rằng Đức đang học hỏi từ kinh nghiệm của mình với Nga, lập trường đối với Trung Quốc có xu hướng chuyển sang cứng rắn.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Đức trong sáu năm qua, về câu hỏi Đức nên duy trì mối quan hệ kinh tế thương mại nào với Trung Quốc trong tương lai, gần 90% số người được hỏi kêu gọi Chính phủ chấm dứt sự phụ thuộc kinh tế đối với các quốc gia phi dân chủ nói chung. Về việc phái đoàn kinh tế thương mại do Thủ tướng Olaf Scholz dẫn đầu thăm Trung Quốc ngày 4/11, có 49% ý kiến cho rằng Đức nên giảm quy mô hợp tác kinh tế thương mại với Trung Quốc, 34% khác ủng hộ duy trì hiện trạng, chỉ 10% cho rằng nên mở rộng.
Nhân chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Đức Scholz, hãng truyền thông Deutsche Welle (DW) hôm 4/11 đưa tin, một cuộc khảo sát với 1.307 người được thực hiện bởi công ty thăm dò ý kiến Infratest-Dimap được ủy quyền bởi chương trình “Xu hướng Đức” của đài truyền hình Das Erste. Theo cuộc khảo sát , chỉ 9% số người được hỏi cho rằng Trung Quốc là đối tác đáng tin cậy, trong khi cách đây 5 năm, tỷ lệ này cao tới 36%, nó cho thấy sự nhiệt tình và tin tưởng của người Đức đối với Trung Quốc đã giảm sút đáng kể. Ngoài ra, chỉ 10% số người được hỏi cho rằng Nga đáng tin cậy, nhưng nước này cũng vượt trên Trung Quốc.
Gần 2/3 số người được hỏi tin rằng ĐCSTQ là mối đe dọa đối với an ninh toàn cầu.
Ngoài ra, những người được hỏi rõ ràng phản đối việc Trung Quốc đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Đức, đặc biệt là khi Chính phủ Đức chấp thuận cho COSCO mua 24% cổ phần tại cảng container Hamburg, 69% người dân chỉ ra rằng quyết định này của Chính phủ là sai lầm, và những người thuộc này thuộc các đảng phái chính trị khác nhau.
Các cuộc khảo sát toàn cầu mới cho thấy “uy tín quốc tế” của Trung Quốc đã xấu đi nhanh chóng trong 4 năm qua, đặc biệt là ở các nước phương Tây. Ở phần lớn các quốc gia, nhiều người chọn Mỹ hơn là Trung Quốc làm siêu cường ưa thích của họ.
The Guardian của Anh đưa tin, công ty bỏ phiếu trực tuyến toàn cầu “YouGov” và Dự án Chủ nghĩa Toàn cầu Cambridge (Cambridge Globalism Project) trong cuộc thăm dò có tên “YouGov-Cambridge Globalism Project” đã phát hiện ra rằng kể từ cuộc khảo sát đầu tiên vào năm 2019, vị thế toàn cầu của Trung Quốc Đại Lục đã giảm mạnh, với tỷ lệ người được hỏi tin rằng Trung Quốc đóng vai trò tích cực trên thế giới đã giảm “đến một nửa”.
Dương Thiên Tư, Vision Times
Bloomberg: Hoa Kỳ tính tăng viện trợ quân sự đến 10 tỷ USD cho Đài Loan Có thông tin rằng Mỹ có thể sẽ tăng đến 10 tỷ USD cho khoản viện trợ về quân sự cho Đài Loan, nhằm đối kháng nguy cơ từ Trung Quốc.