Đưa nông sản lên sàn TMĐT: Nhu cầu lớn tạo ra làn sóng mới - ICTNews
Nhiều địa phương như Bắc Giang, Sơn La, Hưng Yên, Bắc Kạn… đã chuẩn bị sẵn sàng phương án tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) khi nông sản bắt đầu vào vụ.
Đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử: Nhu cầu lớn tạo ra làn sóng mới
Tăng sức mua cho nông sản Việt
Cú hích từ Covid-19 đã khiến nông sản Việt dần được phổ biến trên các nền tảng mua sắm trực tuyến. Nông dân ngoài vai trò sản xuất, đã tận dụng các kênh truyền thông sẵn có để bán được sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng, dần hiện thực hóa mô hình “từ nông trại đến bàn ăn". Tuy nhiên, mô hình này có duy trì lâu dài và phát triển bền vững không thì người nông dân rất cần một giải pháp toàn diện.
Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), từ những tháng đầu năm 2022, các Sở ban ngành liên quan tại các tỉnh thành như Bắc Giang, Sơn La, Hưng Yên, Bắc Kạn, Cần Thơ… đã ban hành kế hoạch xúc tiến tiêu thụ nông sản trên TMĐT.
Vai trò của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số là phối hợp để kết nối các tỉnh thành với những sàn TMĐT lớn tại Việt Nam. Ngoài nỗ lực kết nối của chính quyền địa phương, các cá nhân như nhà vườn, chủ trang trại… cũng tự thân vận động "chào hàng trực tuyến” hoà cùng dòng chảy chung.
Nhờ nhanh nhạy nắm bắt xu hướng thị trường, anh Đỗ Minh Thịnh, chủ nông trại Vitamin (Đà Lạt) đã gặt hái thành công. Tại số phát sóng thứ 3 thuộc chuỗi tọa đàm “Chỉ dẫn đỏ” với chủ đề “Cầu nối từ nông trại đến bàn ăn”, anh Thịnh cho biết đã đạt được kết quả bất ngờ khi chinh phục thành công giống dâu Bạch Tuyết. Ngoài việc nghiên cứu phát triển các loại nông sản hữu cơ, anh còn chủ động trong việc đảm bảo đầu ra bằng cách quảng bá, bán sản phẩm trên mạng xã hội và kết hợp với đơn vị vận chuyển đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Hỗ trợ người nông dân kết nối các kênh bán hàng trực tuyến
Hiện nay, các cơ sở sản xuất, xuất khẩu, hợp tác xã địa phương không còn xa lạ với hình thức kinh doanh trực tuyến, tuy nhiên còn nhỏ lẻ và phát sinh nhiều hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ vào các khâu như vận hành, logistics.
Các sàn TMĐT, doanh nghiệp chuyển phát đã có nhiều giải pháp hỗ trợ bà con đẩy mạnh tiêu thụ, giải quyết đầu ra cho nông sản. Chẳng hạn, hãng chuyển phát J&T Express đã đồng hành cùng nông dân Bắc Giang trong việc hướng dẫn trực tiếp cách livestream bán vải thiều trên mạng xã hội, hỗ trợ thu hái na bở cho người dân xã Liên Khê, góp phần tiêu thụ bưởi và sầu riêng cho các nhà vườn Nha Trang.
Theo ông Phan Bình, Giám đốc Thương hiệu J&T Express, với xu thế trực tuyến mạnh mẽ như hiện nay, doanh nghiệp chuyển phát nhanh, sàn TMĐT, người nông dân hay KOC (người tiêu dùng chủ chốt) đều giữ một vị trí cân bằng. Các doanh nghiệp phải cùng nhau đề xuất giải pháp toàn diện, chỉ dẫn cho người nông dân từ điểm A đến điểm B để việc giao thương của người bán trở nên thuận lợi hơn, tránh tình trạng phụ thuộc hoàn toàn vào một đơn vị.
Duy Vũ
Gửi bình luận
Bài viết cùng chuyên mục
Công ty Infineon và Đại học Bách khoa Hà Nội hợp tác phát triển các giải pháp IoT
icon 0
Phát triển các giải pháp liên quan đến lĩnh vực xe điện hạng nhẹ và Internet vạn vật (IoT) là một trong những nội dung hợp tác giữa Công ty Infineon Technologies và Đại học Bách khoa Hà Nội.
Địa chỉ xem U23 Việt Nam vs U23 Malaysia trực tiếp hôm nay (8/6)
icon 0
Người hâm mộ có thể lựa chọn xem trận đấu giữa U23 Việt Nam và U23 Malaysia trên hạ tầng, thiết bị thuận lợi nhất đối với mình, phòng trường hợp bị quá tải hệ thống trực tuyến.
Hơn 2 tỷ smartphone dùng sáng chế 4G, 5G của Huawei icon 0
Đại diện Huawei cho biết, trong 5 năm qua, hơn 2 tỷ smartphone đã sử dụng sáng chế 4G/5G của Huawei và khoảng 8 triệu xe hơi dùng sáng chế của hãng mỗi năm.
Khát vọng sáng tạo đóng góp giải pháp công nghệ cho đồng tiền số quốc gia
icon 0
Nắm bắt xu thế phát triển đồng tiền số quốc gia (CBDC) mà nhiều nước đang thực hiện, các kĩ sư trẻ của TCT Dịch vụ số Viettel (VDS) đang nỗ lực nghiên cứu, sáng tạo đóng góp các giải pháp về công nghệ cho vấn đề “nóng” này.
5 xu hướng chuyển đổi kỹ thuật số hàng đầu trong nông nghiệp
icon 0
Chuyển đổi số đang len lỏi vào từng ngành nghề và cũng dần có mặt ở lĩnh vực nông nghiệp, hỗ trợ con người trong quá trình sản xuất khi nhu cầu ngày càng tăng. Vậy quá trình này đã và đang diễn ra như thế nào?
Tiền mã hóa đe dọa an toàn của hệ thống thanh toán toàn cầu
icon 0
Đây là nhận định của bà chủ ngân hàng kỹ thuật số Starling, Anne Boden, tại hội thảo fintech Money 20/20 diễn ra tại Amsterdam, Hà Lan.
VNPT hợp tác Amazon Web Service cung cấp giải pháp chuyển đổi số toàn diện cho chính phủ và các doanh nghiệp
icon 0
VNPT thông báo đã lựa chọn Amazon Web Service (AWS) là đối tác trong xây dựng các giải pháp chuyển đổi số cho khách hàng khối chính phủ, doanh nghiệp tại Việt Nam, ưu tiên ứng dụng các nền tảng công nghệ mới hiện đại như Multi-cloud hay Data Lake.
Sự kiện công nghệ về hạ tầng Data Center & Cloud chính thức mở cổng đăng ký
icon 0
Hội nghị Data Center & Cloud Infrastructure Summit 2022: Định hình tương lai số Việt Nam, do Viettel IDC phối hợp với các nhà cung cấp giải pháp công nghệ hàng đầu thế giới tổ chức tại Hà Nội vào ngày 14/06/2022 chính thức mở đăng ký miễn phí.
Giải thưởng Trung tâm dữ liệu tốt nhất Việt Nam 2022 gọi tên DC Tân Thuận
icon 0
Data center Tân Thuận của CMC Telecom là trung tâm dữ liệu duy nhất của Việt Nam được tạp chí Global Business Review Magazine vinh danh với giải thưởng Trung tâm dữ liệu tốt nhất Việt Nam 2022 - “Best Data Center In Vietnam 2022”.
XEM THÊM BÀI VIẾT