Dưa hấu mọc trên sa mạc, các chuyên gia cảnh báo: Có khát cũng không được chạm vào

Chia sẻ Facebook
26/08/2022 12:45:15

Thế giới này quả thực không thiếu những chuyện lạ. Vì sao dưa hấu mọc trên sa mạc lại không thể ăn?

Bất kể ở thời xa xưa hay hiện đại, ai cũng đều yêu thích dưa hấu. Mùa hạ sẽ không đúng nghĩa nếu không có miếng dưa hấu mát lạnh, ngọt thanh, mọng nước.

Ăn dưa hấu, ngồi dưới mái hiên bên chiếc quạt gió, nghe tiếng côn trùng kêu râm ran. Như vậy mới đúng là tận hưởng tháng hè trong năm.

Dưa hấu thuốc.

Thế nhưng loại trái cây này khi mọc ở sa mạc thuộc địa phận của Trung Quốc lại không ai quan tâm. Dưa mọc đầy ruộng, mặc dù trời nắng đổ lửa, họng khát đến bỏng rát nhưng vẫn không có ai dám hái. Vì sao lại như vậy?

Chúng ta đều biết sa mạc vốn là nơi rất khô cằn, bốn bề đều là cát. Ngày nay nhiều người vẫn chọn sa mạc làm địa điểm để đi du lịch. Thế nhưng, đã có sự cố bất ngờ xảy ra đối với một vị du khách trong lần đi chơi tại sa mạc Gobi , một vùng hoang mạc trải rộng trên khu vực Tây Bắc Trung Quốc và Nam Mông Cổ.


Vị du khách trong lúc đi dạo xung quanh vô tình phát hiện ra rất nhiều quả dưa hấu mọc trên cát . Anh ta quan sát kỹ hơn thì thấy chúng có chút khác biệt so với dưa hấu bình thường là chúng khá nhỏ, tròn, vỏ có màu xanh lục xen lẫn vàng mọc trên cát.

Những quả dưa hấu này mọc trên cát, có vẻ ngoài hơi khác với dưa hấu thông thường. (Ảnh: Kknews)

Vì chàng trai đang cảm thấy khát nước và cũng do tò mò nên anh ta không ngần ngại bổ thử 1 quả dưa hấu ra ăn. Nào ngờ, hậu quả là bị ngộ độc và tiêu chảy. Rất may, anh chàng đã được đội y tế tới cấp cứu kịp thời nên đã thoát khỏi lưỡi hái tử thần.


Sau khi anh chàng khỏe hơn, các bác sĩ nói với anh rằng thứ anh ăn là một loại dưa hấu có xuất xứ từ Ấn Độ, chúng còn có tên khác là dưa đắng hay dưa hấu thuốc . Loại dưa này có tên khoa học là Citrullus colocynthis. Chúng sinh trưởng trên cát thay vì đất thông thường và được trồng khá phổ biến ở Ấn Độ, vùng Nam Á, Bắc Phi...

Ruột của giống dưa này có màu trắng, hạt bên trong có màu đỏ. Chúng không có vị thanh mát, ngọt dịu của dưa hấu thông thường mà rất đắng. Khi còn non vỏ ngoài của chúng trơn nhẵn, có màu xanh và có sọc vàng. Khi chín, lớp vỏ sẽ chuyển sang màu vàng nhạt.


Đặc biệt, giống dưa này là một loại thảo dược rất hữu hiệu trong việc điều trị tiểu đường, huyết áp cao, bệnh gan, bệnh vẩy nến, sỏi thận, giảm sưng, đau, táo bón, đau răng, trị phong thấp.

Loại dưa đắng này thường được dùng để chế thuốc trị bệnh. (Ảnh: Kknews).


Ngoài ra, chúng còn được cho là có thể điều trị bệnh ung thư. Tuy nhiên, nếu ăn ngay khi hái rất dễ bị trúng độc bởi các bộ phận của chúng đều có độc , bạn có thể gặp các tình trạng như đau đầu, tiêu chảy, suy thận và thậm chí là tử vong.


Giá bán của dưa hấu thông thường là từ 15.000 – 20.000 VND/kg thì giá của dưa đắng đắt hơn nhiều, chúng thường được bán từ vài trăm nghìn cho 1kg. Đa số người ta mua dưa đắng về để chế thuốc . Tại Trung Quốc, người dân trồng dưa đắng để lấy hạt sau khi được xử lý kỹ càng.

Sau khi khoa học công nghệ hiện đại nghiên cứu, chuyên gia nhận thấy thành phần của loại dưa hấu này thích hợp dùng làm thuốc trừ sâu hơn, từ đó đã được nông dân địa phương tin dùng và làm theo, vừa tiết kiệm vừa hiệu quả, quan trọng hơn là bảo vệ môi trường.


Dưa hấu này có giá trị nhất là ở phần hạt . Sau khi phơi khô và ngâm dược liệu, phần hạt có thể dùng làm thuốc nhuận tràng, được sử dụng rộng rãi từ xa xưa.

Vỏ dưa hấu phơi khô còn có tác dụng chữa bệnh dạ dày. Chỉ là dưa hấu thuốc không được trồng phổ biến nên sản lượng rất thấp.

Dưa hấu thuốc còn có vai trò cản gió, chắn cát rất hiệu quả.

Ngoài giá trị kinh tế và công dụng làm thuốc, dưa hấu thuốc còn có vai trò cản gió, chắn cát rất hiệu quả. Vì dưa hấu thuốc chỉ sống được ở sa mạc nên thân rễ phát triển tốt, chịu hạn tốt, lại không sợ thiếu nước.

Là một loài thực vật có quả sống trong tự nhiên, dưa hấu thuốc là một loài cây thần kỳ. Nó có thể tồn tại trong môi trường khắc nghiệt, đánh lừa con người và động vật khác bởi vẻ ngoài “ngon miệng”, trông như thức quà giải khát nơi sa mạc nắng nóng, nhưng sau đó phải trả giá đắt.

Chia sẻ Facebook