Đủ thứ bệnh từ biến chứng đau đâu tiêm đấy

Chia sẻ Facebook
03/06/2022 23:07:21

Bệnh khớp là bệnh khá phổ biến, nhất là ở người trên 50 tuổi. Các chuyên gia cho rằng nếu lạm dụng đau đâu tiêm đấy bệnh nhân sẽ chịu nhiều biến chứng.

'Ăn' đủ thứ bệnh vì làm dụng đau đâu tiêm đấy


BV Việt Nam Uông Bí Thụy Điển Quảng Ninh vừa cấp cứu cho một bệnh nhân 70 tuổi, trú tại Hiệp Hòa - Quảng Yên - Quảng Ninh đến khám trong tình trạng cẳng tay trái sưng tấy, nề đỏ, có đầu mủ trắng.

Trước đó người bệnh bị đau cổ tay trái và tê bì bàn tay trái, đã được khám, chẩn đoán hội chứng ống cổ tay trái và được tiêm thuốc để điều trị ống cổ tay trái và được tiêm thuốc điều trị (Depo – Medrol) một lần tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí.

Người bệnh được bác sĩ tư vấn cụ thể và hẹn tái khám theo lịch. Nhưng người bệnh không tuân thủ lịch hẹn của bác sĩ và do quá sốt ruột về tình trạng bệnh, người bệnh đã tự đến phòng khám tư để tiêm khớp nhiều lần.


Bên cạnh đó người bệnh còn đắp cây bèo tây vào cẳng tay, cổ tay trái với hi vọng tình trạng bệnh nhanh chóng được cải thiện.

Tuy nhiên tình trạng đau xương khớp không được cải thiện mà vùng cẳng tay trái có biểu hiện sưng nề, tấy đỏ, có điểm rò dịch. Lúc này người bệnh mới đến bệnh viện khám và được chẩn đoán áp xe cẳng tay trái.

Người bệnh được nhập viện điều trị dùng kháng sinh, có chỉ định can thiệp ngoại khoa. Hiện tại sau đợt điều trị và can thiệp vết thương cổ tay trái của người bệnh đã khô, không sưng tấy đỏ.

Biến chứng vì tiêm vào khớp.

Hay trường hợp của ông Nguyễn Mạnh Th. 71 tuổi, Hà Nam đi khám bệnh vì huyết áp tăng đã điều trị tuyến dưới nhưng không hạ áp. Bệnh nhân được bác sĩ cho làm các xét nghiệm. Kết quả chỉ số cortisol của bệnh nhân cao đột biến bác sĩ nghi ngờ do lạm dụng thuốc corticoid.

Bệnh nhân cho biết suốt 2 năm qua ông bị đau đầu gối, đi lại cũng khó khăn nên đã đi tiêm vào khớp. Mỗi lần tiêm xong, ông Th, thấy bệnh giảm, dễ chịu hơn. Người tiêm chỉ là người bán thuốc. Khi tiêm cho ông còn cam kết thuốc không gây viêm dạ dày nên mỗi tháng ông Th lại đi tiêm hai lần.

Bác sĩ chỉ ra rằng thói quen lạm dụng tiêm khớp đã khiến ông Th bị ngộ độc corticoid gây suy tuyến thượng thận. Nguyên nhân gây suy tuyến thượng thận đã khiến bệnh nhân huyết áp tăng kèm theo đường huyết cao.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Ly – Bệnh viện đa khoa  Medtatec, nhiều người đau xương là lạm dụng tiêm và uống thuốc có chứa corticoid. Thực chất, khi bệnh nhân tiêm thuốc giảm đau này, những cơn đau chỉ mất đi tạm thời và những hậu quả để lại do lạm dụng loại thuốc này sẽ vô cùng phức tạp. Cụ thể, người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ viêm loét dạ dày, xuất huyết dưới da, phù,… về lâu dài có thể gây loãng xương, suy giảm hệ miễn dịch,…

Phần lớn, những loại thuốc này, người bệnh thường tự ý mua ở các hiệu thuốc và chưa được các bác sĩ chuyên khoa kê đơn. Một số khác thì tìm đến các “thầy lang” để được bốc thuốc. Nhưng họ không biết rằng, có một số thầy lang đã cho corticoid vào trong các thang thuốc để người bệnh sẽ nhanh chóng giảm đau và có cảm giác khỏe hơn, ăn ngon miệng hơn.

Dùng thuốc này lâu, bệnh nhân rất dễ bị phụ thuộc và sẽ phải quay lại để lấy đơn mới. Nguy hại hơn, khi đã dùng thuốc này trong một thời gian dài sẽ khiến căn bệnh này khó có thể được điều trị hiệu quả bằng những loại thuốc khác.

BS Ly cho rằng khi người bệnh có bệnh lý về xương khớp, nên đi kiểm tra chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc nếu như chưa được bác sĩ kê đơn. Trong trường hợp đã được bác sĩ kê đơn thì cần phải tuân thủ đúng theo đơn thuốc, không tự ý tăng liều, không tự ý bỏ thuốc và đến tái khám theo đúng lịch hẹn. Tránh lạm dụng các loại thuốc giảm đau hoặc thói quen “cứ đau là tiêm vào khớp”.

Ngoài ra, tiêm vào khớp hết sức cẩn trọng việc tiêm thuốc vào khớp nếu không được tiến hành tại các cơ sở uy tín đảm bảo vô trùng thì sẽ vô tình đưa vi khuẩn từ ngoài vào khớp qua các mũi tiêm. Từ đó gây nhiễm khuẩn ổ khớp, có thể chảy máu nội khớp, đẩy nhanh tốc độ thoái hóa khớp và loãng xương.


Khánh Chi

Tin Cùng Chuyên Mục

Lo ngại dịch sốt xuất huyết quay lại theo chu kỳ

icon 0

Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) trong tuần qua số ca bệnh sốt xuất huyết ở thành phố vẫn gia tăng nhưng không ghi nhận ca tử vong.

Rùng mình với sự cố y khoa: Sót kim, kìm, kéo, gạc...icon0Tại Hội thảo về Hội thảo “Ứng xử ra sao với sự cố y khoa?” tổ chức tại TP.HCM, các chuyên gia đã cùng nhau mổ sẻ về vấn đề sự cố y khoa.

Chàng trai trẻ admin 'Bác sĩ của bạn' khám bệnh miễn phí cho người dânicon0Chưa phải đến viện ngay, chỉ cần một cú click chuột, bạn đã được tư vấn, thăm khám hoàn toàn miễn phí từ nhóm các y bác sĩ, lương y…

Giám sát phòng chống bệnh đậu mùa khỉ tại cửa khẩuicon0Bộ Y tế vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh thành về việc tăng cường giám sát phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.

Việt Nam giám sát chặt bệnh đậu mùa khỉ sau khi xuất hiện ở 12 nước

icon 0

Thông tin từ WHO cho biết đến ngày 21/5 đã có 92 ca bệnh đậu mùa khỉ được khẳng định và 28 ca nghi ngờ tại 12 quốc gia. Việt Nam đang giám sát chặt chẽ để ngừa bệnh xâm nhập.

Từ u lành hoá u ác do làm điều mà triệu người Việt thường xuyên thực hiện

icon 0

Viêm dạ dày nhưng không đi khám, không điều trị thường xuyên mà tự mua thuốc uống mỗi khi đau. Đến lúc chướng bụng, khó tiêu, nhiều bệnh nhân đến viện thì phát hiện khối u 'khủng' đã xâm lấn...

Bộ Y tế giám sát trường hợp viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân, yêu cầu bao phủ vắc xin viêm gan B

icon 0

Bộ Y tế vừa ban hành công văn gửi Sở Y tế tỉnh, thành phố yêu cầu tăng cường giám sát trường hợp viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân.

Nếu viêm gan bí ẩn xâm nhập vào Việt Nam: Phòng bệnh như thế nào?icon0Căn bệnh viêm gan bí ẩn đã gây tử vong cho 4 trẻ em, nhiều trẻ phải ghép gan, với tốc độ lây của virus có thể xâm nhập vào nước ta.

Hà Nội phát huy vai trò y tế cơ sở vận hành quản lý các trạm y tế lưu động

icon 0

Trước tình hình số ca nhiễm Covid-19 tăng, trong đó có nhiều ca ngoài cộng đồng, thành phố Hà Nội đã triển khai thành lập các trạm y tế lưu động tại cơ sở nhằm thu dung, điều trị F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ.

Bắc Kạn xây mới, cải tạo, sửa chữa 20 trạm y tế xã trong năm 2021

icon 0

Sẽ đầu tư xây mới 9 trạm y tế xã và sửa chữa, nâng cấp 11 trạm y tế xã của tỉnh Bắc Kạn với tổng kinh phí dự kiến giải ngân trong năm 2021 là 35,392 tỷ đồng.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook