Dự ngôn Lưu Bá Ôn tiết lộ họ tên người kết thúc ĐCSTQ
Trên thực tế, hầu hết tất cả các dự ngôn nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc đều nói đến một “đại tai nạn” chưa từng có sẽ đến thế giới vào thời kỳ kết thúc của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Rất nhiều dự ngôn của Trung Quốc và nước ngoài đều mô tả phi thường tương tự về biểu hiện của “đại tai nạn” này.
Tại lễ bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 (Đại hội 20) của ĐCSTQ, có một cảnh tượng gây chấn động thế giới: Hồ Cẩm Đào, Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước tiền nhiệm của ĐCSTQ, bị đưa ra khỏi hội trường ngay trước mắt nhiều người. Mọi người đối với sự việc này có 2 cách giải thích tương đối giống nhau: việc này cho thấy Hồ Cẩm Đào không đồng ý với cách làm của Tập Cận Bình, và nó cũng biểu thị rằng Tập Cận Bình đã hoàn toàn nắm hết quyền lực. Từ báo cáo của truyền thông quốc tế về Đại hội 20 ĐCSTQ mà xét, mọi người đều nghi hoặc bất an đối với sự độc tài cao độ của Tập Cận Bình và hướng đi tương lai của Trung Quốc.
‘Kim Lăng Tháp Bia Văn’ của Lưu Bá Ôn
Người Trung Quốc có câu tục ngữ “Trong u minh tự có Thiên ý” . ‘Kim Lăng Tháp Bia Văn’ của Lưu Bá Ôn triều Minh đã có dự ngôn đáng kinh ngạc đối với Đại hội 20 của ĐCSTQ và hậu quả kinh người của nó.
‘Kim Lăng Tháp Bia Văn’ của Lưu Bá Ôn được phát hiện trong một ngôi tháp ở Kim Lăng tại Nam Kinh vào năm thứ 7 thời Trung Hoa Dân Quốc (1918). Điều khiến người ta chú ý nhất về ‘Kim Lăng Tháp Bia Văn’ là toàn văn dự ngôn của nó tiên đoán một số sự kiện trọng đại phát sinh ở Trung Quốc trong hơn 100 năm, bắt đầu từ cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Cộng sản đảng năm 1927. ‘Kim Lăng Tháp Bia Văn’ đối với Nội chiến Quốc – Cộng, sự thống trị của ĐCSTQ cho đến những sự kiện sau khi ĐCSTQ giải thể, những nhân vật và thời gian của dự ngôn tường tận đến mức khiến người ta trầm trồ, và tất cả các dự ngôn này đều đạt tới mức độ chuẩn xác trăm phần trăm. Có thể nói, ‘Kim Lăng Tháp Bia Văn’ là dự ngôn mô tả lịch sử Trung Quốc tường tận nhất trong tất cả các dự ngôn từng có trong lịch sử, về Trung Quốc sau thế kỷ 20.
Vì độ dài của dòng chữ trên bia ký, nên bài viết chỉ trích một số đoạn liên quan đến chủ đề hôm nay, và cập nhật một số phân tích trước đó.
Dự ngôn về Đại hội 19 và 20 của ĐCSTQ cùng số phận diệt vong
“Dân tam dân thập dân tam thất 民三民十民三七
Cẩm tú hà san hoán nhất sắc 錦繡河山換一色
Mã bất điểm đầu thạch trầm để 馬不點頭石沉底
Hồng hoa khai tận Bạch hoa khai 紅花開盡白花開”
Giải thích: “Dân tam dân thập dân tam thất” : “Dân” là từ gắn liền với quốc hiệu của chính quyền ĐCSTQ, dùng để ám chỉ chính quyền của nó. “Dân tam dân thập” là “Dân 30”, cộng với “Dân tam thất 37” , thành là “Dân 67”, tức trong năm thứ 67 của chính quyền ĐCSTQ. Dùng lịch truyền thống của Trung Quốc can chi kỷ niên, điều này đề cập đến khoảng thời gian của năm Đinh Dậu, tức là từ ngày 28/1/2017 đến ngày 15/2/2018.
“Cẩm tú hà san hoán nhất sắc” : “Cẩm” chỉ Hồ Cẩm Đào; “Cẩm tú” là mô thức chính trị của thời kỳ Hồ Cẩm Đào. “Hà” tức “Giang hà”, ám chỉ Giang Trạch Dân; “Hà san” có nghĩa là “Giang sơn”, ám chỉ mô thức chính trị thời kỳ Giang Trạch Dân. “Cẩm tú hà san” ám chỉ mô thức chính trị của thời kỳ Giang – Hồ, cái gọi là “sự lãnh đạo tập thể” và mô hình “chỉ định người kế vị” do Đặng Tiểu Bình lưu lại. “Hoán nhất sắc” chỉ việc thay đổi mô thức chính trị của thời kỳ Giang – Hồ, thực hành chính trị cường nhân.
Hai câu trên ám chỉ sự kiện Đại hội 19 ĐCSTQ trong năm Đinh Dậu đã thay đổi mô thức chính trị trước đây là “lãnh đạo tập thể” và “chỉ định người kế vị” trong thời kỳ Giang Hồ, để bắt đầu thứ chính trị cường nhân – cái được gọi là “Chính sách mới của Tập Cận Bình” sau Đại hội 19.
“ Mã bất điểm đầu thạch trầm để” : “Mã” là chỉ Hồ Cẩm Đào tuổi ngựa. “Mã bất điểm đầu” (ngựa không gật đầu) là một ẩn dụ cho sự bất đồng quan điểm của Hồ Cẩm Đào, ám chỉ cảnh tượng đáng kinh ngạc diễn ra tại lễ bế mạc Đại hội 20 ĐCSTQ. “Thạch” dùng để chỉ nền tảng, một phép ẩn dụ về thể chế hiện hành của Trung Quốc. “Thạch trầm để” (nền tảng chìm xuống đáy) là một ẩn dụ về sự sụp đổ của hệ thống ĐCSTQ.
Kỳ thực, chữ “thạch 石” là chữ “bách 百” trừ đi một hàng ngang ở giữa, tức là “trăm trừ một”. Một trăm trừ một là “chín mươi chín”, vì vậy chữ “thạch” đối ứng với “chín mươi chín”. Ba số “chín”, “mười” và “chín” trong “chín mươi chín” cộng lại thành hai mươi tám, viết là “廿八” – chính là chữ “Cộng 共”. Do đó, từ “thạch” cũng đối ứng với từ “Cộng” – “đá chìm xuống đáy” cũng chính là “Cộng chìm xuống đáy”.
Câu này ám chỉ việc Hồ Cẩm Đào bị sỉ nhục tại Đại hội 20 ĐCSTQ vì bất đồng chính kiến (“ngựa không gật đầu”), gây ra một phản ứng dây chuyền chí mạng, dẫn đến sự sụp đổ của thể chế ĐCSTQ.
“Hồng hoa khai tận Bạch hoa khai” : “Hồng hoa” là ẩn dụ cho ĐCSTQ. “Hồng hoa khai tận” là ẩn dụ cho sự sụp đổ của ĐCSTQ. “Bạch hoa khai”, chữ Bạch ám chỉ người tiêu diệt ĐCSTQ và kiến lập chính quyền mới sẽ mang chữ Bạch 白 trong họ của mình.
Vậy người mà trong họ tên có chữ “Bạch” này là ai? Phản ứng dây chuyền dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống ĐCSTQ có liên quan gì?
Hé lộ họ tên người kết thúc triều đại đỏ – ĐCSTQ
“Thập cửu giai nhân ngũ ngũ tuế 十九佳人五五歲
Địa linh nhân kiệt sản tân quý 地靈人傑產新貴”
Lời giải: “Thập cửu giai nhân ngũ ngũ tuế” : “Thập cửu 19” bằng “hai mươi trừ một”. “Hai 二” và “mươi 十” hợp thành một chữ “Vương 王”, trừ “một 一” thành chữ “can 干”, rồi thêm (đồng âm “giai nhân 佳 人”) (hai dấu nháy đơn) để tạo một chữ “bình 平”. Đây là chữ Bình khải thư trong “Thái phi hầu tạo tượng ký” thời Bắc Ngụy.
“Ngũ ngũ” đề cập đến hai nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ là 5 năm.
Câu này đề cập đến một người có chữ “Bình” trong tên, sẽ chấp chính trong hai nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ 5 năm.
“Địa linh nhân kiệt sản tân quý” : “Địa linh nhân kiệt” ám chỉ Trung Quốc và người dân Trung Quốc khi không còn đảng Cộng sản. Vì “sản tân quý” là sau khi không còn Cộng sản đảng, vì thế “tân” có khả năng chỉ thể chế xã hội mới, “quý” chỉ người chấp chính.
Hai câu này đề cập đến việc sau khi ĐCSTQ diệt vong, một người có chữ “Bình” trong tên của mình sẽ trở thành người chấp chính dưới thể chế xã hội mới, cầm quyền trong hai nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ 5 năm.
Kết hợp với câu “Hồng hoa khai tận Bạch hoa khai” đã nói ở trên, ‘Kim Lăng Tháp Bia Văn’ dường như chỉ ra rằng, người sẽ tiêu diệt ĐCSTQ và chấp chính hai nhiệm kỳ là một người có họ chứa chữ “Bạch” và có chữ “Bình” trong tên của ông ấy.
Người có họ chứa chữ “Bạch 白” và mang chữ “Bình” trong tên có thể có 2 khả năng: khả năng thứ nhất là chính bản thân Tập Cận Bình 習近平; còn có một khả năng nữa, một người có họ cũng ngậm chữ Bạch 白 giống Tập Cận Bình, tên cũng có chữ Bình, sẽ thay thế chế độ cực quyền cao độ của Tập Cận Bình, diệt vong ĐCSTQ.
Tập Cận Bình liệu có hoàn thành sứ mệnh?
Đầu tiên, chúng ta hãy phân tích khả năng đầu tiên, đó là Tập Cận Bình cuối cùng sẽ trở thành người quật mộ ĐCSTQ, chấp chính thêm 2 nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ 5 năm.
Nhưng mà, Tập Cận Bình, người đứng đầu ĐCSTQ, hiện đã đạt được cực quyền cao độ, như mặt trời giữa trưa, và ngày càng thiên tả. Làm thế nào ông ta có thể tự mình chấm hết ĐCSTQ mà ông ta đại biểu?!
“Người tính không bằng Trời tính” , ‘Kim Lăng Tháp Bia Văn’ dường như đã đưa ra đáp án khả thi cho câu hỏi này: “Mã bất điểm đầu thạch trầm để” .
Việc ông Hồ Cẩm Đào bị sỉ nhục trước công chúng tại lễ bế mạc Đại hội 20 ĐCSTQ vì bất đồng quan điểm chắc chắn sẽ sản sinh sự chia cắt cực lớn trong nội bộ ĐCSTQ. Đến lượt mình, Tập Cận Bình sẽ gia tăng lực độ cực quyền. Không ngồi yên, những kẻ thù lâu năm trong đảng của Tập Cận Bình chắc chắn sẽ bí mật tiếp lửa, hình thành một thế lực phản Tập khổng lồ nửa ngoài sáng nửa trong tối, chống lại Tập trong ĐCSTQ. Nếu thế lực phản Tập trong ĐCSTQ này phát triển đến mức tạo ra một mối đe dọa chí mạng đối với Tập Cận Bình, cũng chính là nói, khiến Tập Cận Bình cảm thấy ĐCSTQ muốn vứt bỏ ông ta, thì lúc ấy sẽ phát sinh chuyện gì?
Một số người so sánh Tập Cận Bình với Mao Trạch Đông, bởi vì trong số các lãnh đạo tiền nhiệm của ĐCSTQ, không ai ngoài Mao Trạch Đông có thể có cực quyền cao độ như Tập Cận Bình. Đương nhiên Mao Trạch Đông không thể từ bỏ ĐCSTQ, nhưng không phải vì Mao Trạch Đông cực quyền cao độ không có năng lực này: Mao Trạch Đông năm đó đã bị chỉ trích trong đảng vì những vấn đề như “Đại nhảy vọt”, sau đó đã phát động “Cách mạng Văn hóa” nhằm triệt để hạ bệ ban lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ, ông ta hoàn toàn có năng lực tự mình thành lập chính đảng riêng để thay thế đảng Cộng sản chấp chính. Tuy nhiên, trong thời đại Mao Trạch Đông, từ sự cường đại của trận địa Quốc tế Cộng sản, lòng nhiệt thành đối với hình thái ý thức hệ này, tiếng vang được hình thành trong nhân dân bị ĐCSTQ lừa dối, cho đến nguồn gốc lịch sử mối quan hệ giữa ĐCSTQ và bản thân Mao, những điều kiện khách quan này đã quyết định việc Mao Trạch Đông chỉ lợi dụng và duy hộ cho ĐCSTQ. Tuy nhiên, khi so sánh kỹ lưỡng giữa Tập Cận Bình và Mao Trạch Đông trong những điều kiện khách quan này, chúng ta sẽ phát hiện rằng giữa họ có sự khác biệt một trời một vực.
Nếu Tập Cận Bình cảm thấy rằng ĐCSTQ muốn vứt bỏ mình, hoặc ngược lại, nếu ông ta từ bỏ ĐCSTQ, ông ta có thể nhận được sự ủng hộ to lớn từ nhân dân trong nước, thậm chí cả cộng đồng quốc tế, thì hãy tưởng tượng rằng khi đối mặt với con tàu rách nát trăm ngàn lỗ thủng và nguy cập của ĐCSTQ hiện nay, Tập Cận Bình sẽ lựa chọn chết chìm với ĐCSTQ, hay là từ bỏ và để nó chìm xuống đáy? Một là “hoàng đế độc tôn”, một là “nguyên thủ khai quốc”; Một cái đã xấu ác vạn năm, cái kia thì rực rỡ thiên thu. Đáp án tựa hồ không khó suy luận.
Sau đó, có một câu hỏi khác: Liệu có kẻ thù cũ nào trong nội bộ ĐCSTQ đang muốn đẩy Tập Cận Bình vào tử địa? “Đoàn phái” của Hồ Cẩm Đào đã bị xóa sổ tại Đại hội 20, bản thân ông ấy đã bị sỉ nhục công khai, nhưng thực ra đây chỉ là “cuộc thanh tẩy nhẹ nhàng” mà không hề đổ máu. Bất luận thế nào, Hồ Cẩm Đào trong Đại hội 20 khác với Giang Trạch Dân, Hồ là người có ân đối với Tập Cận Bình. Ngược lại, tình cảnh bè cánh của Giang Trạch Dân thì hoàn toàn bất tương đồng – từ Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang, những kẻ mật mưu bắn tỉa Tập Cận Bình khi còn thượng vị, cho đến Tôn Lực Quân và Phó Chính Hoa gần đây bị tình nghi tham dự chính biến đoạt quyền; từ đảng, chính phủ, quân đội, cảnh sát, tài chính, kinh tế cho đến tất cả các tầng diện xã hội, “bè cánh của Giang” hơn 10 năm qua đã không ngừng nghỉ tác nghiệp âm mưu nhắm đến Tập Cận Bình. Thử nghĩ, bè cánh của Giang lần này sau khi thấy Tập Cận Bình đã hoàn toàn nắm độc quyền, thậm chí đối với người có ân như Hồ Cẩm Đào cho đến “Đoàn phái” của ông ấy đều có thể thanh tẩy một cách bất lưu tình như vậy, lại nghĩ về số phận hạ đài mà họ có khả năng phải đối mặt, liệu họ còn có thể ngồi yên được không? Mọi người có thể chờ xem.
Một tình tiết thú vị khác của Đại hội 20 ĐCSTQ là khi ông Tập Cận Bình dẫn đầu Ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ mới xuất hiện, bối cảnh phía sau đã dùng phông màu đỏ rực thay thế cho “giang sơn đồ” theo thông lệ. Cho dù Tập Cận Bình hữu ý hay vô tâm, đây có thể là Thiên ý: chính quyền ĐCSTQ sắp cải triều hoán đại, và tựa hồ sẽ mang đến một huyết nạn màu máu.
Hãy phân tích đến khả năng thứ hai – điều gì sẽ xảy ra nếu Tập Cận Bình chỉ muốn cùng sống cùng chết với ĐCSTQ? Nếu Tập Cận Bình bảo lưu quan điểm như thế, thì lịch sử sẽ an bài một người có thể thuận ứng Thiên ý để hoàn thành sứ mệnh, tức là khả năng thứ hai là một người có họ chứa chữ “Bạch” và tên có chữ “Bình” thay thế cực quyền cao độ của Tập Cận Bình, diệt vong ĐCSTQ. Bởi vì thiên ý khó tránh.
“Bạch Bình” thay Tập Cận Bình tiêu diệt ĐCSTQ
Bởi vì có hai khả năng xảy ra đối với người sẽ tiêu diệt ĐCSTQ và chấp chính trong 2 nhiệm kỳ, để thuận tiện cho mô tả sau đây, dưới đây tôi sẽ gọi người này là “Bạch Bình”, ý chỉ người này có họ mang chữ “Bạch” và tên mang chữ “Bình”.
‘Kim Lăng Tháp Bia Văn’ ngay sau đó đã mô tả một cuộc đại thanh toán huyết vũ tinh phong đẫm máu này như sau:
“Anh hùng bạt tận thạch trung mao 英雄拔盡石中毛
Huyết lưu tiêu can vạn nhân hào 血流標桿萬人號
Đầu sanh giác, nhãn sanh quang 頭生角,眼生光
Thứ dân bất dụng hoảng 庶民不用慌”
Lời giải: “Anh hùng bạt tận thạch trung mao” : “Anh hùng” có lẽ dùng để chỉ người chấp chính sau khi ĐCSTQ diệt vong, tức là “Bạch Bình”. “Thạch” cũng giống như trước, tương ứng với “Cộng” – ĐCSTQ. “Mao” là một ẩn dụ cho tàn dư, ám chỉ “Bạch Bình” sẽ xóa bỏ hoàn toàn tàn dư của ĐCSTQ.
“Huyết lưu tiêu can vạn nhân hào” : “Tiêu can” là một phép ẩn dụ để chỉ các thành viên của ĐCSTQ – ĐCSTQ trong lịch sử đối với các đảng viên của nó đều nêu gương “phần tử tiên tiến” tiêu biểu, chính là “Tiêu can”. Câu này chỉ việc những đảng viên ĐCSTQ sẽ bị thanh toán khiến “máu chảy, người gào”.
Hai câu cuối “Đầu sanh giác, nhãn sanh quang; Thứ dân bất dụng hoảng” : Nghĩa là “Đầu mọc sừng, mắt phát sáng” là chỉ uy thế oai phong của rồng (thiên tử). “Bạch Bình” trong quá trình thanh toán ĐCSTQ đã triển hiện ra uy thế oai phong của rồng. Ông ta chỉ là chiểu theo Thiên ý hoàn thành sứ mệnh, vì vậy, người dân thường không hoảng sợ.
Vậy, lịch sử rốt cuộc đã an bài sự kiện trọng đại kinh tâm động phách nào khiến “Bạch Bình” có thể thanh toán ĐCSTQ trong cơn mưa máu gió tanh?
Từ các tiên tri liên quan có thể thấy, trước và sau thời điểm ĐCSTQ diệt vong dường như sẽ xảy ra một cuộc đảo chính. Quẻ tượng thứ 46 trong “Thôi bối đồ” có viết: “Đông biên môn lý phục kim kiếm, dũng sĩ hậu môn nhập đế cung” (Trong cổng phía Đông mai phục kiếm vàng, dũng sĩ từ cửa sau đột nhập vào cung vua).
Trong “Gia Cát Vũ Hầu kê văn” có viết: “Cung môn bạt kiếm trừ gian nịnh, bạch đầu biến tác xích đầu nhân” (Cửa cung rút kiếm trừ gian tà xu nịnh, người đầu bạc biến thành người đầu đỏ). Có thể những lời này đều là lời miêu tả kín đáo về cuộc đảo chính. Trong đó, quẻ tượng 46 của “Thôi bối đồ” dường như đã báo trước, cuộc đảo chính này có liên quan đến một quân nhân mà trong họ tên người đó có chữ Cung (弓) hoặc Phụ (阝). Cuộc đảo chính này dẫn đến việc thanh toán đẫm máu đối với ĐCSTQ.
Bởi vì “Bạch Bình” sau khi tiệu diệt ĐCSTQ sẽ nắm quyền 2 nhiệm kỳ, nếu người này là Tập Cận Bình, thế thì, vụ đảo chính này của thế lực chống ông Tập sẽ kết thúc bằng thất bại, và dẫn đến việc ông Tập thanh toán đẫm máu các đảng viên ĐCSTQ. Nhưng nếu ông Tập sống chết giữ bằng được ĐCSTQ, thì lịch sử sẽ có an bài khác, thế thì toàn bộ an bài vụ đảo chính này, bao gồm từ động cơ, thời gian, và kết quả sẽ có thay đổi. Ngoài ra, “Bạch Bình” sẽ bước lên vũ đài của lịch sử, và thanh toán ĐCSTQ khiến “máu chảy người gào”.
Nợ bao nhiêu trả bấy nhiêu
ĐCSTQ đối với dân tộc Trung Hoa và nhân dân Trung Quốc đã phạm vào những tội ác ngập trời không bút nào kể xiết, khiến người và Thần đều phẫn nộ. ‘Kim Lăng Tháp Bia Văn’ đã mô tả về cuộc đại thanh toán chống lại ĐCSTQ này như sau:
“Nhất tai hoán nhất tai 一災換一災
Nhất hại hoán nhất hại 一害換一害”
Tạm dịch:
Tai họa đổi tai họa Bức hại đổi bức hại
Thiện ác hữu báo là Thiên lý bất biến. Đã là Thiên ý, con người không thể vi phạm.
Trên thực tế, hầu hết tất cả các dự ngôn nổi tiếng trong lịch sử của Trung Quốc đều mô tả một “đại tai nạn” chưa từng có sẽ đến thế giới vào thời kỳ kết thúc của chính quyền ĐCSTQ. Rất nhiều dự ngôn của Trung Quốc và nước ngoài đều mô tả phi thường tương tự về biểu hiện của “đại tai nạn” này: Trong “đại tai nạn” đã kéo dài nhiều năm, thế giới đầy rẫy những thảm họa như đại dịch và chiến loạn, và mức độ hủy diệt sinh mệnh con người đều thảm liệt vô cùng, cuối cùng đạt tới “Thập bất thặng nhất” (mười người còn lại một).
Đồng thời trong khi mô tả kết quả bi thảm của “đại tai nạn”, tất cả những dự ngôn lịch sử liên quan này đã ẩn chứa một báo trước quan trọng về làm sao để tránh khỏi thảm họa: Trong “đại tai nạn”, có một vị “Thánh nhân” xuất thế – tất cả những người tin tưởng Ngài và thiện lương sẽ được cứu giúp và bước vào một kỷ nguyên mới của lịch sử, và chỉ những ai không tin và kẻ ác mới bị trừng phạt và đào thải. Cũng chính là nói, vận mệnh là có thể vì sự lựa chọn của mỗi sinh mệnh mà phát sinh biến hóa.
Tóm lại, theo mô tả của tất cả các dự ngôn có liên quan của Trung Quốc và nước ngoài, đồng hồ lịch sử dường như mỗi giây mỗi khắc đều đang tiến đến thời khắc chung cuộc của một vở kịch lịch sử nhân loại vĩ đại, cũng chính là cao trào nhất của vở kịch lịch sử vĩ đại này. Và vào thời khắc then chốt nhất trong lịch sử, tất cả mọi sinh mệnh con người đều được trao cơ hội công bình để lựa chọn và quyết định số phận tương lai của chính mình.
Tại thời khắc then chốt của sinh mệnh, có một câu tục ngữ của người Trung Quốc có vẻ giúp ích cho mọi người – “Ninh khả tín kỳ hữu, bất khả tín kỳ vô” , ý tứ là, thà tin rằng điều gì đó tồn tại và sẽ xảy ra, còn hơn là không tin nó tồn tại và sẽ phát sinh. Mọi người hãy bình tĩnh lại và suy nghĩ, đứng trước sự lựa chọn phân minh giữa thiện và ác, giữa sinh và tử, còn có lý do gì lựa chọn làm trái Thiên ý và đánh mất sinh mạng quý giá của mình?
Tác giả: Nhậm Tĩnh Tư, Epoch Times
Từ Khóa :